Điều đi cùng việc trị liệu tâm lý

Như một nhà trị liệu, tôi nghe cãi cọ suốt thôi. Hàng ngày.

Sự hợp lý hoá, tâm trí thích thống trị, suy nghĩ cẩu thả, đổ lỗi cho ngoại cảnh…; bất kỳ thứ gì, dù chẳng hề có thứ chi là cách thức đúng đắn; e chừng để không phải cảm thấy nó, để quyết không buông xuống.

Sự khôn ngoan của cãi cọ không đáng bị lờ đi hoặc bỏ qua.

Cách nhìn cuộc đời con người ở đây là ví dụ về năng lượng. Đời sống chứa rất nhiều năng lượng; hãy nghĩ về một núi lửa, một con sóng đại dương… Chúng ta sở hữu nguồn năng lượng sống động này; câu hỏi nên là làm sao sắp xếp nó đây.

Vẫn thường vậy, đa phần mọi người bắt đầu muốn trị liệu khi họ thấy lo âu, trầm uất, nghiện ngập, quan hệ trục trặc. Điều gì đó lớn lao khiến họ tắc tị hoặc bị mắc kẹt. Họ chẳng ngừng nhai đi lặp lại hoặc có thể khó khăn biểu đạt bản thân; vấn đề có vẻ tương tự nhau. Trạng thái được nêu thành các ‘triệu chứng’ bất mãn hoặc không hề ham muốn chút nào; nắm bắt chú ý nhằm nhờ giúp đỡ, họ muốn một sự thay đổi trong trải nghiệm.

Để biết điều ấy là mất mát khôn cùng. Mất sự thoải mái của những lối trần thuật giông giống khiến mình như bây giờ. ‘Phải làm việc chăm chỉ’, ‘hôn nhân là khó khăn’, ‘đời dật dờ khi ta bơ vơ già đi’, và lủ khủ câu kéo nhắn nhủ, nhỏ to tâm tình.

Tưởng tượng một người lo lắng tựa con cá bị mắc câu, đau đớn và bầm dập. Công việc là gỡ nén móc, khó vì móc lởm chởm. Và móc gây đau. Một ẩn dụ khủng khiếp mà tôi biết. Nó gây đau, rất nhiều. Tất cả điều cá cần làm là thư giãn. Cách duy nhất để lấy móc ra.

Và khi móc câu giăng hờ đó đây, tình hình trở nên đáng sợ. Mình quen với việc tung tăng, chạy nhảy; thình lình quay lại hồ nước vì bị thương bất ngờ. Và cơ thể hoàn toàn khác hẳn. Không có gì để quăng quật trở lại. Đấy có thể là điều đáng sợ nhất đối với không ít người chúng ta.

[mai gõ tiếp vì mạng hơi dở chứng]

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top