Mình thật nhất thiết cần trí thông minh để thành công?

Hồng như thể mình không trông mong gì từ trí thông minh
Hồng như thể mình không trông mong gì từ trí thông minh

Học viện Công nghệ Canergie từng có nghiên cứu cho rằng 85% thành công về mặt tài chính phụ thuộc vào các kỹ năng mang tính kỹ nghệ con người tức là việc tự quản lý và quản lý quan hệ, hơn là các phẩm chất di truyền hoặc nội tại như là chỉ số trí tuệ IQ và các năng lực phân tích.

Hơn một thập kỷ gần đây, nền văn hóa đại chúng cứ ôm choàng lấy khái niệm về trí thông minh như tập hợp các kỹ năng chính yếu để đạt được hạnh phúc và thành tựu nhiều mục tiêu cá nhân.

Tuy vậy, niềm tin bình dân thi thoảng liên kết trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence) với sự thành đạt trong kinh doanh; hầu như quá thường thấy giả định thành công nằm trong các quan hệ liên nhân cách và người ta cho rằng thích ứng hơn cái sự thành công tại nhà so với ở nơi công sở.

Các khái niệm theo cổ truyền về trí thông minh có xu hướng nhắm chỉ người lợi thế về ghi nhớ và các năng lực phân tích, trong khi lại ghét bỏ người không được thế.

Kết quả là các cá nhân nào có thể bày tỏ các tài năng để có sự thành công trong đời có thể bị gán nhãn là không thông minh, trong khi một số đối tượng này được cho là thông minh lại ít được phú cho các tài năng trên.

Với mục đích riêng, nghiên cứu vừa dẫn xác định trí thông minh là khả năng thích nghi với môi trường và khả năng học hỏi từ trải nghiệm, và trí thông minh mang lại thành công được nhìn nhận như sau:

  1. năng lực đạt được các mục tiêu trong đời sống, với bối cảnh văn hóa- xã hội nhất định;
  2. nhờ biết đầu tư vốn liếng vào các sức mạnh và chỉnh sửa hoặc bù lỗ cho các điểm yếu;
  3. nhằm để thích nghi, định dạng, và chọn lựa các môi trường; và,
  4. thông qua một sự kết nối của các năng lực phân tích, sáng tạo, và thực hành.

Trong bối cảnh này, lượng giá về sự thông minh sẽ được đặt trên các mục tiêu cá nhân lựa chọn trước là cố kết hay không với các phương pháp xác định sẵn đặng thành tựu mục tiêu và các kỹ năng đã biểu tỏ trong tiến trình đó.

Hết sức tự nhiên, một người ước ao trở thành một chủ ngân hàng thành công sẽ không nhất thiết đặt để cùng một tập hợp các kỹ năng như ai đó đang muốn trở thành nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng nhất thế giới.

Dầu vậy, cái nhìn của tác giả Sternberg và cộng sự về trí thông minh cơ chừng hồi quang với cả hai mục tiêu này. Nói khác, theo cảm nhận của họ, một người thông minh để tựu thành các mục tiêu kiểu thế không nhất thiết phải là các cá nhân sở hữu kỹ năng phân tích tuyệt hảo hoặc có trí nhớ siêu tuyệt, như quan niệm truyền thống về trí thông minh đòi hỏi.

Quà tặng cho các năng lực cơ bản

Một bài báo năm 2011 trình bày bằng chứng từ lĩnh vực đào tạo âm nhạc cho thấy các năng lực cơ bản– dạng người tài năng bẩm sinh– có thể dự đoán thành công với một dải ranh rộng với các nhiệm vụ cực kỳ phức tạp.

Theo đó, nghiên cứu thiết kế nhằm lượng giá xem thử việc rất chủ tâm thực hành liệu vượt qua nổi hiệu ứng mang tính quyết định của năng lực làm việc dựa vào trí nhớ trong chuyện chơi nhạc mà không cần nghiên cứu trước của người chơi dương cầm (ví dụ, năng lực chơi một đoạn không cần chuẩn bị gì cả); kết quả khẳng định năng lực làm việc dựa vào trí nhớ là một “chỉ báo tích cực của việc biểu diễn và vượt trên chuyện kỳ công luyện tập” và rằng không có bằng chứng xác thực cho chuyện càng tập luyện kỳ công thì có thể làm giảm hiệu ứng mà năng lực dựa trên trí nhớ bộc lộ khi trình bày.

Nói khác, theo các tác giả nghiên cứu thì thực hành, luyện tập không thể kiến tạo sự hoàn hảo nếu không có chút sự trợ giúp của bà mẹ tự nhiên.

Trực giác đối đầu nhận thức

Theo quan điểm của trường phái kinh tế học hành vi với đại diện nổi tiếng Daniel Kahneman thì lập luận của người ta được phân thành hai kiểu là trực giác (hệ thống 1) và cố ý, chủ tâm (hệ thống 2). Nghiên cứu của Kahneman đưa ông tới kết luận rằng, các cá nhân nào thường công nhận, cho phép trực giác ngay liền hoặc chấp nhận các ý tưởng và giải pháp đầu tiên xuất hiện trong tâm trí thì họ bỏ bê, không dùng đến sự thận trọng, suy nghĩ rốt ráo. Ngay cả trong những tình huống dường như đòi hỏi suy tư thấu đáo và lượng giá cẩn thận, chúng ta cơ chừng để mặc mọi chuyện cho nguyên tắc suy nghiệm và chứa chất tình cảm khống chế hơn hẳn khía cạnh lý trí của bản thân.

Tóm lại, dường như năng lực đặt để các mục tiêu, việc nhận ra các con đường mạch lạc để đạt được chúng, và dõi theo lập luận mang tính trực giác đủ lâu theo con đường thì chúng ta dễ đặt được các nền tảng chắc thật cho sự thành công cá nhân; và, lần nữa, thêm chút trợ giúp từ bà mẹ thiên nhiên tuyệt chẳng hề gây hại gì hết.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top