J. Soi (36): Nhắm vào động cơ nội tại; làm chi đánh thó nổi, chỉ sợ đích thị mình có gì không thôi

Được địp đồng nghiệp nhờ hỗ trợ thiết kế bộ mấy chục kỹ năng mềm theo yêu cầu của thủ trưởng đơn vị, tôi nghiêm túc ướm lời về cách xử lý công việc cơ quan. Bạn có vẻ tự hào với khả năng nhanh nhạy, việc khó mấy cũng tìm ra cách xử lý ổn thỏa; bao sân nhiều món và thừa năng lực cá nhân để vừa quán xuyến được từ cái tăm, chiếc ghế và món tráng miệng giữa buổi hội thảo cho đến chuyện kịp đúng hạn nộp bài nghiên cứu khoa học cấp nọ kia.

Cống hiến thời gian và công sức tập trung nhằm thỏa mãn các nhu cầu cả về tinh thần và thể lý đem lại cho chúng ta một sức chịu đựng, độ nhẫn nại phục vụ tha nhân, cộng đồng. Cảm giác mạnh mẽ trong đam mê và mức đồng cảm ấy có thể đẩy chúng ta cho nhiều hơn những gì mình có, kết quả dẫn tới sự mệt lả hoặc kiệt sức.

Không những cần biết cách cân bằng giữa giữa sự đồng cảm vì người với sự chú ý tới việc tự chăm sóc bản thân, bất chấp việc tăng lên thông thường của lương bổng và thu nhập, thực tế không có gì thúc đẩy chúng ta tốt hơn việc có lý do bên trong, hết sức riêng tư để thực hiện điều gì đó.

Nghiên cứu lý do đăng ký vào học của tầm 11.000 học viên trường sĩ quan West Point (Hoa Kỳ) cho thấy chẳng có gì đáng ngạc nhiên “càng mãnh liệt với các lý do nội tại (trở thành một lãnh đạo ra trò) khi vào West Point thì đó là các học viên dễ tốt nghiệp và chóng được cấp bằng sĩ quan”, so với người có động cơ ngoại giới (đạt được viễn tượng nghề nghiệp ngon lành).

Điều các nhà nghiên cứu ngạc nhiên, những học viên có cả động cơ ngoại giới và nội tại thì lại thi hành công việc kém cỏi hơn so với ai chỉ có các động cơ nội tại không thôi; những người ôm đồm cả hai loại động cơ thì ít được thăng tiến và thời gian lưu lại trong quân đội sau thời gian quy định phục vụ năm năm cũng ít hơn. Kết luận rút ra là các hoạt động nên được cấu trúc sao cho các hậu quả ngoại giới, như lương cao hơn, không nên trở thành các động cơ phấn đấu của bản thân. “Giúp đỡ người ta tập trung vào ý nghĩa và ảnh hưởng của công việc họ làm, hơn là chú mục vào chẳng hạn thu nhập tài chính mang lại, có thể là cách tốt nhất để cải thiện không những chất lượng công việc mà còn tạo thành tựu cả về mặt tài chính nữa”.

Thời gian cộng tác ngắn cũng khiến tôi kịp liên tưởng tới việc khởi nghiệp. Rằng khi các người khởi nghiệp tìm kiếm nhà đầu tư, điều căn cốt là công ty nhắm vào các ý tưởng tốt nhất chứ không phải tốn thời gian hoàn thành việc bảo vệ ý tưởng hợp pháp nhằm ngăn ngừa các nhà đầu tư đánh thó ý tưởng của họ đem về. Đáng chú ý, cả nhà đầu tư lẫn các công ty mới khởi sự thường ít thích các ý tưởng điều chỉnh theo ý của thị trường, thay vào đó, tự kiểm soát phù hợp, các công ty mới gia nhập có thể bảo vệ các ý tưởng riêng có và tăng tốc kinh doanh thêm lên… Như lời trích dẫn trong bài báo “nguy cơ tiến chậm thì đáng lo ngại hơn là nguy cơ bị sao nhái ý tưởng”.

Lời cảnh tỉnh từ ngoại quốc thật thiết thực, quá chừng đúng đắn và sống động giữa thời buổi giao thời, nhiễu nhương.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top