Ghi chú quan trọng về hậu quả của sự chậm lụt ngôn ngữ ở trẻ Tiểu học

Chúng ta biết rằng, chậm lụt ngôn ngữ (language delays) tạo nên nhiều hậu quả tiêu cực về chức năng xã hội và thành tích học tập ở trẻ nhỏ.

Một điều thường thấy là chuyện tăng lên các hành vi ngoại hiện (externalizing behaviors). Nhìn chung, trẻ chậm lụt ngôn ngữ vào giai đoạn đầu đời hay bộc lộ các hành vi ngoại hiện như xung hấn thể lý và xung hấn bằng lời– so với các bạn bè trang lứa phát triển đặc trưng.

Vấn đề là tại sao? Liệu điều gì khiến cho các trẻ này dễ bộc lộ tính xung hấn (aggression) hơn khi lớn lên?

Khả năng là ngôn ngữ chậm lụt gây ra tác động hết sức tiêu cực trong quan hệ giữa chúng với bạn cùng trang lứa. Đáng nói nhất, trẻ chậm lụt ngôn ngữ dễ bị bỏ rơi hoặc có thể gặp khó khăn khi kết bạn mới.

Nghiên cứu theo suốt 615 cháu bé từ hồi đi nhà trẻ cho tới lớp 4 đã nhấn mạnh câu hỏi nêu trên.

Khi lên lớp 2, các trẻ hoàn thành một bản đánh giá khả năng tiếp thu, lĩnh hội ngôn ngữ. Mỗi năm, các nhà nghiên cứu cũng đo các hành vi ngoại hiện và các mối quan hệ với bạn cùng trang lứa, đặc biệt là trải nghiệm bị bạn từ chối.

Các tác giả muốn xem xem phải chăng những biểu hiện chậm lụt ngôn ngữ có dẫn đến việc trẻ bị bạn khước từ và sự khước từ như thế sẽ làm tăng thêm các hành vi ngoại hiện hay không.

Kết luận chứng tỏ rằng, các kỹ năng ngôn ngữ kém cỏi có liên quan với các hành vi ngoại hiện (ví dụ, xung hấn) vào giai đoạn đầu đời có thể là do các kỹ năng ngôn ngữ kém cỏi làm những trẻ này dễ bị bạn hất hủi, khước từ chơi cùng.

Một vận dụng thấy ngay của phát hiện này là việc cung cấp khóa huấn luyện, bày vẽ các kỹ năng xã hội có thể làm giảm thiểu trải nghiệm bị chối bỏ về mặt xã hội ở trẻ và do đó, giảm thiểu khả năng chúng bộc lộ các mức độ cao hơn của sự xung hấn và những hành vi thách thức, không chịu tuân thủ.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top