Phật Đản Sinh: Ngày Chiến thắng của Đức Phật, Sadhu!
Hà Nội, trời đổ mưa sau mấy ngày nắng nóng ghê gớm. Dễ thương ca từ của Trịnh đậm chất xưa cũ Huéen “Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ“…
Hôm nay là ngày mừng đón Phật bảo (Buddha jewel).
Như mọi truyền thống tâm linh, việc lễ hội vui tươi trong đạo Phật thuộc khía cạnh ‘đời thường’: khía cạnh của nghi thức và thực hành hàng ngày; khía cạnh kia đề cập ‘tính triết lý’ thì có liên quan với sự hiểu biết sâu sắc hơn về lời giáo huấn, khuyên dạy.
Sự kiện các mùa lễ hội diễn ra vào mỗi kỳ trăng tròn (Tam Bảo: Phật – Pháp – Tăng) cho thấy nhu cầu chúng ta luôn cần duy trì sự hài hòa chính mình với thiên nhiên. Nó nhắc nhở rằng, cho dẫu tiến bộ mấy trên con đường ‘tiến hóa cao hơn’ thì chúng ta phải không được đánh mất sự tiếp xúc với những nhịp điệu miên viễn ở ‘tiến hóa thấp hơn’.
Ngoài ý nghĩa Wesak, như giới thiệu, ngày này tại Ấn Độ còn ám chỉ Buddha jayanti, khởi đi từ ‘jaya’ mang nghĩa ‘chiến thắng’; do đó, Buddha jayanti là dịp vinh danh chiến thắng của đức Phật.
Hết sức giản dị, câu trả lời chung nhất ở đây là Phật chinh phục Mara (the “Evil One’: nghĩa ‘đau đớn’, ‘phá hủy’, mang lại sự chết chóc và độc hại; do vậy, Mara là nguyên tắc của sự diệt vong) và sau khi đánh bại Mara, đạt được Giác Ngộ (Enlightenment).
‘Từng chút một’, trước chiến thắng vĩ đại của Đức Phật, có nhiều chiến thắng bé nhỏ hơn đã thành tựu.
Nói gọn gàng, chiến thắng đầu tiên của Đức Phật được mô tả là sự ‘Xuất Gia’ (the ‘Going Forth’) rời khỏi gia đình thành kẻ không nhà.
Bất kể các mô tả phức tạp hay sơ sài, những gì thực sự đã xảy ra là đủ đầy rành mạch: Buddha thành kẻ rời khỏi nhà; Ngài từ bỏ gia đình, từ bỏ nhóm. Tự thân Đức Phật từng nói rằng Ngài xuất gia ‘kháng cự với các ước muốn’ trong niềm than khóc tiếc thương không ngừng của bố mẹ Ngài. Điều này không thuần túy là sự rời khỏi nhóm về mặt vật lý mà nó mang nghĩa vượt qua các thái độ của nhóm và các điều kiện hóa nhóm tạo ra; là sự dấn thân, làm điều mình muốn thực hiện, tự mình suy tư và trải nghiệm mọi thứ, sống đời riêng và là một cá nhân (individual). Do đó, ‘Xuất Gia’ bỏ nhà thành kẻ vô gia cư là chiến thắng vượt qua sự ‘nội tâm hóa’ nhóm (“internalized’ group).
Cũng là một chiến thắng, một chiến thắng vượt qua sự tự mãn tâm linh và khao khát tâm linh khi thái tử Siddhartha tự mình trải nghiệm mọi thứ mà hai người thầy đã dạy sau lúc Ngài rời bỏ cung điện. Ngài là cậu học sinh rất giỏi, đã tiếp thu tất cả những gì được truyền thụ. Song Ngài biết vẫn còn điều gì đó ‘vượt trên’, điều gì đó cao hơn mà Ngài chưa nhận ra được, và Ngài muốn nhận thức…
Tiếp tục cuộc tìm kiếm một mình, Siddhartha quyết định sống trong rừng thẳm, cách biệt hẳn với bất kỳ chốn dân cư nào. Ngay cả khi đã đương đầu, trực diện và vượt qua nỗi sợ hãi khi sống một mình thì Ngài vẫn chưa đạt tới Giác Ngộ. Ngài trải qua những năm tháng cực đoan tột độ của sự tự hành xác (self-mortification), gần như suýt tử vong. Rồi Ngài đã bị 5 môn đồ sống cùng bỏ rơi ngay lập tức khi bắt đầu dùng thức ăn đặc trở lại. Lần nữa, Ngài lại ở một mình.
Và rồi sau rốt, cuộc tìm kiếm dẫn Ngài tới ngồi dưới cội cây Bồ Đề. Tai đây, Ngài đã chống cự và chiến thắng Mara– nguyên tắc của sự hủy diệt– và thành bậc Đại Giác Ngộ.
… Kỷ niệm Ngày Tam Hợp, có rất nhiều việc chúng ta phải làm dù không nhất thiết mang nhiệm vụ làm kẻ tiên phong theo cách Đức Phật từng trải nghiệm.
Song chí ít, chúng ta cần phải trở thành những chiến binh tâm linh (spiritual warriors) để tạo một nỗ lực vượt qua những gì Đức Phật đã vượt qua.
Có vẻ, đó là cách xứng đáng tuyệt vời để vinh danh Ngày Phật Đản sinh và chiến thắng của Đức Phật.
Nhân tiện, mời đọc Thông điệp Phật đản của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc và xem lại một thông điệp của đức Dalai Lama.
Vui thay!
[05.5.2012]
———————————————————————————————————————————————————————————————————————————
Giữa hai cây Sala
Vâng, ngay cả Đức Phật cũng phải chết.
Dù là Đấng Giác Ngộ song Ngài là bậc Giác Ngộ mang hình hài con người (human being), và mỗi một con người phải chết vì mỗi một con người được sinh ra. Mọi thứ có một sự khởi đầu thì phải có một sự kết thúc. Dường như thật kỳ lạ khi một vị Phật phải chết, song nhìn nhận Ngài như một con người hoặc thuộc phạm vi của con người thì Ngài phải chết.
Đức Phật và các đồ đệ thầy tu thường đi lang thang suốt 9 tháng trong năm, vào giai đoạn mùa mưa họ thường trú lại tại một địa điểm nào đó. Ba tháng mùa mưa này họ nghỉ ở ngôi làng Beluva.
Mùa mưa làm cho bệnh tình của Đức Phật nặng hơn.
Người dân Mallas định cư trên lãnh địa Kusinara đã trồng song song hai hàng cây sala, chạy từ hướng đông sang hướng tây.
Tại mút cận đông, giữa hai cây sala cuối hàng là một cái sân đập đắp cao thường dùng làm nơi hội họp. Đức Phật nằm ở đấy, đầu hướng bắc còn chân hướng nam.
Thế nằm quen thuộc của Ngài nghiêng bên phải, đầu hướng bắc, chân hướng nam nên sẽ đối mặt hướng tây, nhìn thẳng ngay ra hàng cây sala sum suê.
Đức Phật đã tạ thế, nhập diệt giữa không gian mở. Theo truyền thống kinh điển, Đức Phật cũng đản sinh trong không gian mở (dưới gốc cây sala tại vườn Lumbini). Ngài Giác Ngộ giữa không gian mở, và thường thuyết giảng giữa không gian mở. Nói khác, Đức Phật suốt đời sống thật gần gũi với thiên nhiên.
Tham khảo: The Buddha’s Victory.
[28.4.2012]
————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————–
Ăn chay: làm sao bán cho đối tượng không muốn mua?
Đang dở bữa trưa thì bạn gọi điện mời tới quán cơm chay.
Thiệt tội nghiệp, Mồng Một vào ngày cuối tuần mà khách tới nhà hàng thưa thớt, chưa đủ chục. Cô bạn nhận xét, cách bố trí phòng ốc tầng lầu, bàn ăn và trang trí tường nhà không hợp lý lắm.
Nhằm trêu chọc ý kiến rằng ăn chay đang thành phong trào ở Hà Nội, tôi bèn láu lỉnh hỏi ngay cậu thanh niên khỏe mạnh ngồi riêng ra bên cạnh. Chàng này khẳng khái lập tức rằng mình không thuộc diện đấy.
Dĩ nhiên, tôi đoán bạn trẻ ấy khó trả lời khác với câu đặt để cố tình ‘có/ không’. Trao đổi vui vui thêm vài ý nữa, quả đúng chàng đi ăn ngẫu nhiên, không trường trai và mới khởi sự tập thói quen dùng chế độ thực phẩm chay từ tháng Tám năm ngoài do bởi ngưỡng mộ một vị tăng tuổi nhỏ đức lớn nào đó.
Nhân rảnh rỗi, tôi chia sẻ nỗi ân hận ít nhiều vì từng khiến con một chủ quán cơm chay ở Đà Nẵng “phá giới” ăn chút xíu mặn do mời tôi đi nhậu, vì cậu í muốn biết có gì ngon lành mà tôi không tiếp tục dùng đồ chay nữa.
Thực lòng thì chính lý do di chuyển khá thường xuyên và tiếp xúc nhiều người thuộc diện tương đối phức tạp nên sẽ trở thành gánh nặng hồi đó khó giải quyết nổi cho tôi, nếu tự mình đem theo thức ăn sẵn khi cần dùng bữa, thù tạc.
Tuy vậy, mỗi lần nghĩ tới những dòng nước mắt đáng tiếc cậu í khóc chân thành càng giúp tôi thức nhận sâu sắc hơn về tính tương thuộc, và nhắc nhở mình phải hết sức cẩn thận với kỳ vọng lẫn ảnh hưởng của bản thân tới tha nhân.
Trần gian vô thường… Đứng trên cao nhìn xuống sân tennis thấy các tay chơi cầm vợt hào hứng gần nhà hàng này, tôi chợt liên tưởng ý tưởng của một guru tiếp thị. Ừ, làm sao bán cho đối tượng không muốn mua đồ chay đây?
Rõ ràng đây không thuần túy chỉ là câu chuyện đề nghị nên từ bỏ thịt thà hay cần vun bồi từ tâm.
Đúng là không thể đơn giản chào mời rằng “đồ ăn chúng tôi ngon hơn đồ ăn kia”.
Nếu họ nghĩ họ gặp vấn đề giải quyết được thì họ đã xử lý rồi; thậm chí, họ còn có vẻ thích nghiêng theo hướng nêu ra tuyên bố mới về vấn đề của mình và cả tuyên bố mới về giải pháp.
Song, liệu có thể giúp họ tạo một quyết định mới dễ dàng hơn dựa trên thông tin mới?
Bạn đọc có cao kiến gì hơn chăng, chứ hiện tôi thấy hơi bí rị cái đầu…
[21.4.2012]
————————————————————————————————————————————————————————–
Yêu đương dưới cái nhìn của Sinh học Tế bào
Bạn đang yêu? Nếu vậy, chắc bạn biết rõ những cảm xúc phấn khích và hân hoan ngập tràn lòng mình.
Theo nhà sinh học tế bào phát triển, không những yêu đương đượm huyền bí bao quanh tất thảy mọi thứ mà nó còn là một sự thật mang tính sinh học rõ ràng.
TS. Lipton giải thích, các protein cấu thành các tế bào cơ thể tiếp thu các cảm nhận từ bên ngoài và gửi các rung cảm tới não bộ. Đến lượt mình, não bộ tạo ý nghĩa cho các tín hiệu và gửi đi những tín hiệu mới của chính nó. Các ký hiệu gửi đi cơ bản dựa trên kinh nghiệm quá khứ.
Tỷ dụ, bạn có thể cảm thấy bụng xốn xang và phấn khích bởi người khác và não bạn diễn dịch nó như là tình yêu. Cầu đến trải nghiệm quá khứ, biết đây là thứ cảm xúc lớn lao, bạn bèn dấn tới vài ứng xử như dành thời gian với người ấy làm tăng thêm các cảm xúc này. Khởi thành một vòng tròn.
Không cần một đối tác để thấy mình đang yêu
Khi bạn từng biết cảm xúc đó của tình yêu, TS. Lipton tin rằng bạn tái diễn lại các xúc này lần nữa ngay tại bất kỳ lúc nào nhớ chúng.
Các nghiên cứu từ Viện HeartMath chứng tỏ, tập trung sự chú ý vào các cảm xúc tình yêu và sự quan tâm có thể làm thay đổi nhịp tim thành một mẫu hình dính kết. Sự dính kết dẫn tới đồng bộ hóa trong cơ thể bạn, làm giảm thiểu căng thẳng tinh thần (stress) và nâng cao năng lực xử lý thông tin. Nói khác, chỉ việc nghĩ về tình yêu là đủ cải thiện tâm trí và thân thể bạn.
Đời sống nắm giữ nhiều cơ hội để phải lòng, yêu thương– gồm yêu một bạn tình, một đứa trẻ, hoặc thậm chí một trải nghiệm mới.
Đây là nhắc nhở quan trọng rằng, tình yêu có thể đích thị là suy tư mà thôi.
[11.4.2012]
——————————————————————————————————————————————————————————————
Nhân cách bệnh ở giữa chúng ta
Các chuyên gia nhận thấy, đôi khi không phải toàn bộ các đối tượng nhân cách bệnh (psychopathy) đều là tội phạm bạo lực, giết người.
Theo nghiên cứu, nhiều đối tượng ấy vẫn sống không gây chú ý gì giữa chúng ta. Những kẻ có phần nhân cách bệnh lành tính nhiều hơn đa số chưa phát hiện ra; thậm chí, khó rõ ràng phương thức so sánh với những phần xấu xa hơn trong họ.
Một trăm sinh viên đại học đã hoàn thành bảng tự đo lường nhân cách bệnh qua thăm dò 4 lĩnh vực chính– thiếu hụt khả năng thấu cảm, hoang tưởng tự cao tự đại, tính xung hấn và phạm tội.
Đỉnh 33% và đáy 33% trong thang điểm số tạo thành các nhóm nhân cách bệnh cao và thấp. Sau đó, các nhóm nhân cách bệnh cao và thấp hoàn thành các trắc nghiệm tâm lý thần kinh vốn thường được dùng trong nghiên cứu với nhân cách bệnh gây án.
Các sinh viên mang nhân cách bệnh cao cho thấy cũng có mức thấu cảm thấp khi làm trắc nghiệm tự báo cáo, đồng thời cho điểm số kém cỏi trong nhiệm vụ đánh bài Iowa Card (so với các sinh viên nhân cách bệnh thấp), phản ánh cùng kiểu thể hiện thấy ở các nhân cách bệnh phạm tội. Trò chơi đánh bạc này được xem là cách đo lường chức năng một phần đặc thù thuộc vùng trán não bộ gọi là vỏ trán-hốc mắt (OFC)– liên quan tới cảm xúc và việc ra quyết định.
Tuy thiếu hụt ở phần trên, song các sinh viên nhân cách bệnh cao đã chứng tỏ chức năng vận hành và IQ bình thường, giống như hầu hết nhân cách phạm tội. Nhóm nghiên cứu cho rằng, phát hiện của họ chỉ ra các nhân cách bệnh phạm tội và không phạm tội chia sẻ cùng một tiết diện, biên dạng tâm lý thần kinh.
Vậy, những gì khiến các nhân cách bệnh tội phạm trở nên bất ổn, trong khi các nhân cách bệnh không phạm tội thì chẳng phải như thế? Nhóm tác giả công trình suy đoán, có thể các nhân cách bệnh tội phạm bị lèo lái hướng tới việc phạm tội là do bối cảnh sống của họ, nhất là do thiếu vắng giám sát của bố mẹ từ bé, sự mất mát và có bố mẹ đang bị kết án.
Nghiên cứu đi đến kết luận rằng, tiếp tục tập trung vào bản chất của nhân cách bệnh qua xem xét các mẫu phạm tội và không phạm tội là rất quan trọng, vì nó giúp tỏ lộ một số yếu tố bảo vệ các nhân cách bệnh không phạm tội khỏi trở thành nhân cách bệnh gây án và do đó, giảm thiểu sự tàn phá về mặt cảm xúc và tài chính khiến họ trút giận, gây hại.
Các nhân cách bệnh lý cơ chừng không hề mủi lòng trước câu từ, lời nói và ai biết đâu, có thể mình đang hẹn hò với một đối tượng như thế.
Các bảng hỏi đo lường nhân cách bệnh ở trẻ em và vị thành niên không nên được sử dụng trong bối cảnh lâm sàng và tư pháp vì tính hợp pháp của chúng vẫn chưa được xác quyết.
Đây là văn bản giáo khoa về nhân cách bệnh, kèm trích chẩn đoán về rối loạn nhân cách chống đối xã hội (F60.2) từ Bảng Phân loại Quốc tế Bệnh tật lần thứ 10 (ICD-10, Việt- Anh):
Rối loạn nhân cách có đặc điểm là sự không quan tâm đến các ràng buộc xã hội và sự vô tình một cách chai lỳ đối với cảm xúc của những người khác. Có sự khác biệt lớn giữa hành vi ứng xử và các quy tắc chuẩn mực xã hội hiện hành. Hành vi này không thể nhanh chóng thay đổi khi gặp một tình huống bất lợi bao gồm cả hình phạt. Bệnh nhân không thể chịu đựng nổi sự thất bại và rất dễ bùng nổ những cơn gây hấn bao gồm cả bạo lực; bệnh nhân cũng có khuynh hướng trách mắng những người khác hoặc đưa ra những lý lẽ khéo léo để biện minh cho hành vi xung đột với xã hội của bệnh nhân. (tr.243)
Còn đây thì đặt vấn đề liệu một cái trắc nghiệm có thể xác định ai đó là nhân cách bệnh.
Một ngày bình yên.
[30.3.2012]
——————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————
Đổ lỗi cho bản thân và thói quen tự chịu trách nhiệm: muốn làm việc đúng vì lý do đúng
Niềm vui luôn hiện diện bất ngờ, khó đoán, muôn vẻ và lắm lúc nhỏ nhặt lắm.
Không khỏi buồn cười khi đột ngột nghe mấy cái TV ở xung quanh đồng loạt mở to tiếng; vì đã hơn 365 ngày gia chủ vốn kịp mặc định ngưỡng ồn rồi nên chẳng ai nghĩ họ đang hành xử theo bản năng.
Hoặc đó là cách báo thức đều đặn nặng nề mỗi buổi sáng của cô gái chân dài mê bóng đá giật rầm rầm âm vang để tra ổ khóa đặng đóng cửa phòng, sau đó nàng nện bước đi hùng dũng qua cả đoạn đường dài.
Hay hôm nọ thấy cô kia ngoài 30 chưa chồng– với khuôn mặt trang điểm khá đậm– đang đứng cạnh cổng cơ chừng ngóng chờ ai đến; về sau, lỡ vẳng lại tiếp tục điệu cười hơn mọi sức tưởng tượng– giữa không gian thanh vắng– thì lòng mình cũng dễ dàng cảm thông thật hết sức nhẹ nhàng.
… Vượt trên hoàn cảnh đời thường nhố nhăng, điều quan trọng hình như là mình nên muốn làm việc đúng vì lý do đúng.
Thực tế, nếu xét bầu khí tâm linh thì việc đúng không là việc đúng trừ khi người ta làm nó vì lý do đúng.
Tâm trí chúng ta tựa cái vườn vậy. Mình có thể để lại trong vườn các thiết bị chuyên dụng, cả vô số lùm cỏ dại lẫn nhiều nhiều những bông hoa sẽ lớn lên– dù mình có thể không thích vướng mắc, dính líu với chuyện xảy ra sau đó.
Tuy thế, chúng ta có thể cần chịu trách nhiệm với sự thực tập và vun trồng các phần của tâm trí mình, ngõ hầu cho phép bản thân trở nên ngày càng từ bi và hạnh phúc hơn.
Sự phân biệt giữa thói quen đổ lỗi cho bản thân và tự chịu trách nhiệm còn dính dáng phần khác của trị liệu: các mối quan hệ lạm dụng.
Theo thông lệ, có vẻ thiên hạ hay khuyến khích người bị lạm dụng gánh lấy trách nhiệm, gắng chịu đựng và rời khỏi mối quan hệ.
Tuy vậy, một số người cảm thấy bị xúc phạm bởi ý kiến về việc tự chịu trách nhiệm– họ diễn dịch nó như là đang đổ lỗi cho đối tượng bị lạm dụng về việc vướng mắc trong mối quan hệ tồi tệ, xấu xa.
Sự phân biệt ở đây có thể là chìa khóa giải quyết vụ tranh cãi này– không phải lỗi của cô í khi ở trong một mối quan hệ như vậy, song tùy thuộc cô í để tự nhận lấy trách nhiệm và rời khỏi nó.
Rất cơ bản, chúng ta cần được nâng đỡ, tưởng thưởng và gây cảm hứng; song thảng hoặc, chúng ta cũng sẽ cần tới sự phê bình nữa.
Dĩ nhiên, chúng ta cần phê bình khởi lên bởi trái tim chân thành; phê bình dựa vào cảm xúc tích cực và vào lòng từ; phê bình xuất phát do chỉ quan tâm duy nhất tới sự lợi lạc của chúng ta, chỉ vì sự phát triển của chúng ta.
Cầu chúc một đêm bình yên, an lành cho tất cả mọi người.
[27.3.2012]
—————————————————————————————————————————————————————————————————–
Hai phòng ngủ– two bedrooms (Sinh viên Điện ảnh làm phim tự sướng)
Hai phòng ngủ– two bedrooms (Sinh viên Điện ảnh làm phim tự sướng)
Đọc mấy dẫn giải đây kia mà ngại kinh.
Thiển nghĩ, để thỏa mãn tình dục từ bất cứ điều gì– thường việc đó vốn chẳng bao giờ đạt tới nổi– chí ít nó phải được tiến hành với những nguyên tắc nhất định. Bạn có thể cảm thấy phóng thích và sung sướng ngay cả với những gì đạt tới được, song nó không hề thấy thoải mái, thỏa mãn.
Giải pháp cho các nhân vật trong film không phải là đừng nên lặp lại điệp khúc nữa, bởi mình không thể kháng cự với những ham muốn mãi mãi; chính ra, phải thực hiện một kỹ năng mới để trở thành con người không hướng tới khiêu dâm (porn) khi cảm thấy cô độc, hứng tình và buồn chán.
Có cần thiết tuyên bố rõ ràng rằng khiêu dâm thì tồi tệ cho bạn và chớ khởi sự trước khi quá muộn?
Và thủ dâm mà tuyệt không khiêu dâm thì chắc chắn tốt cho bộ não của bạn, vì trong thế giới kỳ cục bây giờ, bất cứ điều gì đòi hỏi sự tập trung lâu hơn 15 phút tất dễ dàng gợi nhớ tới kiểu huấn luyện Olympic thuần túy kỹ thuật.
Rốt ráo, ở đây chẳng có câu trả lời đích thực nào cả; nguyên do là khi bạn chạm đáy của vòng tròn khoái lạc thì liền bị đá văng sang phương thức khác với đủ loại ‘giá mà’ kèm theo.
Thành thật lấy làm tiếc…
[15.3.2012]
———————————————————————————————————————————————————————
Film “Cây Đời” (The Tree of Life): Bài giảng giáo lý bằng điện ảnh
Quả là thật khó nghĩ khác.
Cảm giác như film làm ra thay món quà tặng dâng lên tạ ơn đối với Đấng Toàn Năng (“Ông Trời Con“, từ dùng của bạn phương xa) và thấm đẫm văn hóa Thiên Chúa Giáo phương Tây.
Vì thế, quá dễ thấy nhiều biểu tượng và lời răn Kinh Thánh nhằm hướng tới đề cao các giá trị cốt lõi: huynh đệ, gia đình, yêu thương, khiêm cung và quy thuận.
Một bộ film đẹp với dàn diễn viên nhập vai ổn thỏa, góc quay và lối kể chuyện hợp lý; mọi thứ đã được tiết chế dưới độ căng mỹ cảm tính toán kỹ đảm bảo tạo nên sức lan tỏa của niềm tin chân thành, mạnh mẽ.
Trong nền kinh tế sức chú ý, cũng chẳng mấy ngạc nhiên vì sao film này ra rạp lại kén khán giả. Ít nhiều cần tâm thế ‘dọn mình’ nghiêm trang, lắng lọc khi xem.
Ngoài hiểu thêm về phong cách của đạo diễn Terrence Malick, bộ film đích đáng là bài giảng giáo lý bằng điện ảnh.
[07.3.2012]
————————————————————————————————————————
Cảm xúc trái chiều, nhiều hơn một mặt
Đó là cách tôi thử biểu đạt cho bằng được nghĩa của từ tiếng Anh “ambivalence“.
Dù quả cố gắng ngấm sâu vào chữ nghĩa song mà kỳ thực, cũng bởi hay nhận ra những vụ việc, vấn đề này nọ luôn khiến một số người cảm thấy bị xúc phạm trong khi không ít kẻ khác lại tránh chặn bàn luận đến nhất…
Mọi phản ứng e đều có thể hiểu được, hoặc cơ chừng người ta cùng lúc lưu giữ cả hai phản ứng. Hình như thực tế, dân Việt mình đủ khả năng chịu đựng các ý tưởng xung đột nhau ngay trong một thời điểm?
Xưa, Freud từng bảo đại khái rằng nhiễu tâm (neurosis) là trạng thái không có khả năng khoan dung, chịu đựng nổi với thứ cảm xúc mơ hồ, nhập nhằng.
Hồ đồ suy đoán chắc Freud không dùng “ambiguity” theo cách thông dụng của dân Mỹ, chẳng hạn, là từ đồng nghĩa diễn đạt ý ang áng, ngờ ngợ hoặc thiếu dứt khoát, bất định; thay vì thế, nghiêng về tri nhận “phẩm tính có nhiều hơn một ý nghĩa” hoặc “năng lực hiểu nhiều hơn một cảm tưởng”.
Hiểu thứ cảm xúc mơ hồ, nhập nhằng theo kiểu đó thì sát gần hẳn với từ tiếng Anh khơi mào ban đầu (“ambivalence“), tỷ dụ, như một trạng thái người ta cùng lúc có những cảm xúc trái ngược nhau (góp phần hoặc tạo nên xung đột hoặc không).
Xem xét vậy, tôi cũng dần khởi nguồn cho niềm tin rằng nhiều cuộc đời hoặc cấu trúc con người chúng ta liên quan, dính líu với cái sự lập tức cùng có hơn một cảm nhận.
Qua quan sát thuần túy ghi chú, con người ta dễ dàng hành xử hoàn toàn đúng đắn và phù hợp chức năng, đồng thời lại có vẻ chẳng hề nhận ra hiện tượng cảm xúc trái chiều, nhiều hơn một mặt này.
Thật thú vị, những cảm xúc như thế không bị kiềm nén (repressed) hoặc xếp gộp, ấn mãi xuống trong những tiến trình vô thức…; không đánh thó, lấy trộm nổi năng lực tác động đàn hồi tới những hành động, suy tư, tri giác và cảm xúc của người ta.
Theo Daniel Sigel
Tâm trí cứng nhắc, khắt khe quá mức sẽ dẫn đến việc mất khả năng kiểm nghiệm những hình dạng mới và để thích ứng hết sức uyển chuyển nhằm tạo ra những thay đổi trong môi trường… Sự cân bằng nội môi (homeostasis) đạt được là nhờ chi phí công kết nối với những người khác và với các trạng thái cảm xúc nguyên thủy của bản ngã (the self).
Phân tâm học hiện đại nhìn nhận mẫu hình khó lay chuyển, bất di bất dịch vừa nêu như kết quả của kiểu cấu trúc phòng vệ mang chất ái kỷ (narcissistic)– dạng vấn đề đứa trẻ vốn học hỏi để xử lý với những xung năng gây hấn (hoặc các xung năng “tuyệt không chấp nhận”) được huy động trong bộ máy tâm thần (mental apparatus) của nó.
Điều trị của các nhà phân tâm ngày nay hướng tới việc khôi phục trở lại tính hồi đáp, uyển chuyển mang bản chất người và độ thích ứng cảm xúc, nhờ áp dụng các phương pháp lâm sàng riêng biệt.
Nếu nhìn từ đây, thậm chí có thể cho rằng việc ý thức rồi chấp nhận trạng thái cảm xúc hai chiều, nhiều hơn một mặt như thế là điều tốt lành; diễn tương tự điệu quen thuộc của kịch tác gia La Mã cổ đại Publius Terentius: “Là con người, nên tôi thấu hiểu rằng không có điều gì thuộc về con người mà lại xa lạ đối với tôi” (“Homo sum, humani nihil a me alienum puto“).
[02.3.2012]
——————————————————————————————————————————————————–
“Sếp đang làm tôi cảm thấy bị stress thôi rồi!”
Có vẻ, vấn đề này khá quen thuộc với không ít người đi làm ở công sở.
Một giám đốc phòng kinh doanh sau khi tham dự một khóa học về Tỉnh thức trong công việc đã nói với tôi: “Hãy chấp nhận những kẻ độc tài, càn bướng, nghe thật hay. Nhưng tôi không thể thẳng thắn với sếp của tôi. Ông ta quá hung hăng, thường la hét, hạch sách nhân viên trong các buổi họp, không ai dám đối đầu với ông ta. Tôi dám chắc là ông ta sẽ đuổi cổ tôi ngay tại chỗ nếu tôi nói thẳng những nghĩ suy trong đầu một cách công khai, thẳng thắn”.
Đó chính là điều khiến ta sợ những kẻ độc đoán. Nếu ta thực sự đối đầu với họ, thì khác nào ta chọc cho họ nổi cơn thịnh nộ, ta đâu muốn thế! Nhưng đối đầu trực diện với họ như thế thực sự không cần thiết.Chấp nhận kẻ bạo ngược, độc đoán không có nghĩa là đột nhiên chúng ta tuôn xả tất cả mọi bực tức dồn nén đối với họ ngay trước mặt mọi người. Trái lại, việc đó bắt đầu chỉ bằng một nỗ lực đơn giản bên trong ta.
Tôi chỉ đề nghị như thế này: “Trong cuộc họp lần tới, hãy buông bỏ đi tất cả mọi định kiến của bạn về ông chủ của mình, dù chỉ trong chốc lát, và chỉ cần có mặt trong phòng họp. Hãy quan tâm, để ý đến những gì đang xảy ra. Hãy chấp nhận hoàn cảnh”.
Dạng phản ứng tương tự đối với sếp có thể giấu kín lịch sử đích thực ở bên dưới. Bất luận vấn đề thế nào đi nữa, không phải sếp mà chính bạn mới là người tạo nên stress cho bản thân.
“Bạn đã và đang tạo ra stress gây- ra- với- sếp,” theo lời tác giả cuốn sách Modern Buddhism.
Stress, Kadam Morten gợi mở, là kết quả của “những trạng thái không kiểm soát được tâm trí” như tức giận, hoặc một sự không thỏa đáng trong nghề nghiệp.
Các Phật tử thực hành thiền định (meditation) nhằm thấu hiểu và siêu việt các trạng thái này. Vấn đề ở chỗ, cho dù sếp của bạn có đích thị ghê gớm hay không, mọi thứ tùy thuộc ở cách thức bạn cảm thấy tồi tệ stress mà ông/ bà ta gây ra cho bạn.
Theo CDC, stress dai dẳng, liên quan tới công việc là hiện tượng đang ngày càng lan rộng khắp nơi. Vượt qua thời gian đủ dài, nó có thể gây hại trầm trọng cho cả sức khỏe thể chất và tâm lý.
Nền Y khoa Tây phương cho tới gần đây mới bắt đầu chính xác cái gì là các cơ chế gây stress dây dưa– thông qua việc tuyến thượng thận phóng thích quá mức nội tiết tố cortisol— nguyên nhân tạo ra một lọat bệnh lý, từ béo phì tới đái đường và tim mạch. Song bằng chứng đang ngày càng tăng để cuối cùng tiến tới kết luận rằng, stress mạn tính là độc dược cho cả thân xác và tinh thần.
Kadam Morten không ngạc nhiên với các phát hiện vừa nêu. Bởi chúng sát hợp với lời dạy hơn 2000 năm của Siddhartha Gautama, thường được biết tới là Buddha (tiếng Phạn mang nghĩa “người tỉnh thức”).
Theo truyền thống Phật giáo, đời sống của hầu hết mọi người đều đặc trưng bởi sự khổ (suffering). Người Tây phương lạc quan, vốn tự cho mình có thể làm mọi điều e sẽ cười vào mũi ý niệm này, song chỉ cần lưu tâm rằng đây không nhất thiết nói về đói kém, chiến tranh, dịch bệnh.
Với các Phật tử, khổ là sự đẩy kéo bất tận của ham muốn– để có một chiếc xe mới, sếp dễ tính hơn, đi đâu cũng được miễn là thoát khỏi nơi mình đang sống bây giờ,…
Các trạng thái tâm trí do ham muốn gây nên, tác giả Kadam Morten tiếp tục, có thể làm hạn chế năng lực sáng tạo và tinh thần uyển chuyển liền ngay sau đấy. Kỳ cục hết sức, cách tiếp cận đấu- lại- hay- bỏ- chạy (fight-or-flight) để giải quyết vấn đề lại dễ khiến ta tái diễn không ngừng mà mỗi kịch bản đích thị là nguyên nhân làm ta đau khổ.
Thiền định, tác giả nói, là phương pháp thực tiễn nhằm khám phá tâm trí bản thân và vượt qua những thói quen gây hại của sự suy nghĩ.
Áp dụng vào chốn công sở hiện đại, điều này không có nghĩa là cứ hớn hở, tươi vui và để mặc cho “vị sếp kinh khủng” lợi dụng mình.
Đúng hơn, nó có nghĩa là hướng mình thoải mái tới sự yên ả, hữu lý trong các quyết định ngõ hầu giải quyết ổn thỏa, tốt đẹp nhất với sếp, bao gồm cả chuyện– nếu cần thiết– thì quyết định tìm một công việc mới.
Nếu có nhu cầu cần quan tâm, tìm hiểu kỹ càng hơn, mời tải bản định dạng thích hợp cuốn sách từ nguồn dẫn đã nêu bên trên.
[22.02.2012]
—————————————————————————————————————-
Ngồi nghe giọt sương ban mai ngã nhẹ xuống đời…
Sáng sớm nay, như bao ngày khác vận hành tự nhiên nhi nhiên, cuộc sống của mỗi một chúng ta có thể chính là điều huyền diệu đang xảy đến tựa như giọt sương chợt êm dịu đọng trên cánh hoa nhân duyên.
Cái thời khắc chuyển giao, biến hóa lặng thầm giữa bao la trời đất ấy mãi vẫn được thực thi thủy chung qua thoáng bật khẽ của chiếc lá rẩy run, lúc ngọn cỏ đón nhận mấy dòng óng ánh để xôn xao vươn dậy, và lòng người chầm chậm uống vào quà tặng bình minh trinh nguyên trao cho với mắt môi, da dẻ, hơi thở nhẹ nhàng, khoan khoái…
Là sự nhắc nhở đầy bao dung mải miết về mục đích chắc thật và cơ hội thường nhật của mỗi người chúng ta, làn khí tinh khôi khởi đầu của vạn vật bảo bọc xung quanh cứ nhẫn nại làm nhiệm vụ mời gọi nhu cầu chuyển hóa thân – tâm, qua giao điểm đánh dấu ranh giới giữa bóng tối và ánh sáng.
Có lẽ, khoảng không gian mênh mông trên cao xa xăm kia luôn luôn thuộc về nơi chốn dưới cõi trần gian thấp tè chung đụng này. Và đó cũng là lý do tại sao chúng mình trụ lại ở đây chăng.
Ngồi không thôi với những thức tình của bản thân và dần dần thấu hiểu mọi nhẽ ứ dồn, vướng mắc, đích thị sẽ giúp ta– trên hành trình hiện thực hóa– thanh thản thả bỏ bên vệ đường biết bao căng thẳng, phiền não bấy lâu quấy phá.
Cho phép mình quy thuận với nguồn năng lượng hết sức mạnh mẽ, ngồi cùng các cảm xúc là điều tốt nhất ta có thể làm cho chính đời ta. Bởi lúc tâm trí và thể xác kết nối, tin tưởng điều gì đến tất đến thì mình càng nhìn thấy rõ ràng hơn tầm quan trọng của việc cảm nhận những xúc cảm của bản thân đang lớn dần lên.
Chẳng hạn, nếu nỗi buồn đột ngột bừng phát, chúng ta có thể ghi chú sự hiện diện và chào mừng, xem xem ở đâu trong cơ thể cảm nhận, rồi cho phép chính mình biểu đạt nó bằng hạt lệ ứa hoặc một trạng thái yên tĩnh hướng vào lòng thẳm sâu.
Cho phép bản thân cảm nhận toàn vẹn những cảm xúc như khi nó đến, ấy là cách ta để chúng ra đi hết sức dễ dàng; vì mọi cảm xúc, rốt ráo chỉ muốn cất bước rời chân…
Một lần nữa, tất cả những gì thiết yếu là mặc kệ tiến trình thực thi bởi sự buông thư, cởi mở và đón nhận độ hào phóng của các cảm xúc. Do đó, nên nhớ điều duy nhất cần làm là cho phép cảm xúc đến và đi, như trái đất cho phép mưa rơi xuống lòng mình.
Đúng thế. Khi mưa rơi xuống, trái đất đáp ứng bằng vô vàn cách khác nhau; thảng hoặc dốc cạn ngõ hầu thiết lập một hẻm núi lớn, thi thoảng thấm đẫm để những mong nuôi dưỡng bạt ngàn cây cối…
Cùng điệu lối tương tự, mục đích sâu kín hơn của những cảm xúc là chuyển hóa bình địa chứa đựng thế giới nội tâm mình; thảng hoặc kiến tạo không gian để các cảm xúc trôi chảy nhiều hơn, thi thoảng cung cấp chất bổ cho sự trưởng thành…
Ngay cả vì lý do phức tạp, chúng ta lựa chọn những gì không phải là thứ tốt nhất cho bản thân– hàm ý có một phần nào đó trú ngụ trong mình chẳng muốn chữa lành– thì khi ngồi nghe giọt sương ban mai ngã nhẹ xuống đời, mình cũng nên từ tốn chiếu thứ quyền lực lung linh nhiệm mầu của khoảnh khắc quý giá vào những nguồn lực kháng cự cực đoan, và bình yên chờ đợi sự thay đổi tế vi.
[14.02.202]
—————————————————————————————————————————–
Loạn thần không phải lúc nào cũng là bệnh lý
Các triệu chứng bất thường, tương tự loạn thần, như nghe tiếng nói trong đầu, thực sự không quá hiếm hoi trong cộng đồng lắm đâu.
Chẳng hạn, ước tính tầm 10% chúng ta nghe tiếng nói không tồn tại, song chỉ thiểu số người nghe dễ thỏa mãn chẩn đoán lâm sàng. Theo một nghiên cứu, điều này nghĩa là, các yếu tố giữ vai trò tạo tác triệu chứng tương tự loạn thần thì khá khác biệt so với các yếu tố được chẩn đoán loạn thần bệnh lý.
Charles Heriot-Maitland và cộng sự khẳng định, điểm đặc thù này bị bỏ qua trong các nghiên cứu trước đây vốn nỗ lực săn tìm nguyên nhân gây loạn thần; lý do vì quá chú mục vào mỗi bệnh nhân mà xao nhãng những đối tượng đang sống rất hạnh phúc cùng trải nghiệm tương tự loạn thần.
Nhằm chỉnh lưu lại tình huống này, đội ngũ của Heriot-Maitland phỏng vấn 6 bệnh nhân mắc loạn thần và 6 người trưởng thành, khỏe mạnh không hề trải nghiệm bất thường, tương tự.
Cả hai nhóm đều cho thấy các trải nghiệm sau đây: thấy Chúa thị hiện, nghe các tiếng nói trong đầu, và cảm thấy cơ thể mình được chuyển dẫn. Nếu chỉ dựa thuần vào các triệu chứng, không thể bảo nhóm có đối tượng tham gia mang dấu hiệu trên là thuộc về lâm sàng hay không lâm sàng.
Các tác giả hỏi tất cả đối tượng tham gia thực nghiệm các câu hỏi mở về hoàn cảnh đưa họ đến sự khởi phát trải nghiệm bất thường, cách thức họ cảm nhận về chúng, và lối bạn bè, người thân, sơ với họ đáp ứng lại.
Sử dụng phương pháp định tính gọi là Phân tích Hiện tượng luận Diễn giải (IPA), các nhà nghiên cứu phát hiện các chủ đề hợp trội trong những câu trả lời. Cả những sự giống và khác đều hợp trội. Ở cả hai nhóm, các trải nghiệm loạn thần bất thường khởi phát sau một giai đoạn cảm xúc tiêu cực, đa phần đi kèm với cảm xúc cô lập và suy tư sâu xa về ý nghĩa cuộc đời.
Tuy vậy, hai nhóm khác nhau trong cách họ đáp ứng và tri nhận về những trải nghiệm kỳ quặc. Các thành viên của nhóm không lâm sàng ý thức rõ hơn về những diễn giải không mang tính y khoa về các triệu chứng của bản thân; họ nhìn chúng thuộc dạng tạm thời và đáng mong ước; và mọi người sát sườn, gần gũi chúng đã chia sẻ quan điểm không bệnh lý hóa này.
Trái lại, các bệnh nhân phải đấu trí với những diễn giải y khoa, thiếu căn cứ về những trải nghiệm của mình và bản thân họ ít khả năng chấp nhận trải nghiệm và không hợp nhất được chúng vào với thế giới xã hội lẫn thế giới riêng tư.
Nhìn dưới góc độ lý thuyết, Heriot-Maitland và cộng sự cho rằng, cần có cách tiếp cận nghiêm ngặt hơn trong nghiên cứu về loạn thần, nhằm phân biệt các yếu tố nguy cơ từ trải nghiệm loạn thần với các yếu tố nguy cơ từ sự tổn thương lâm sàng thực sự.
Dường như càng có vẻ các trải nghiệm vượt thoát lẽ thông thường liên quan tới loạn thần lâm sàng, người ta càng ít có cơ hội nhận ra nỗi niềm đáng khát khao, tính tạm thời và các lợi ích tâm lý, và càng dễ gặp nhiều hậu quả lâm sàng bất lợi.
Các nhà nghiên cứu thêm rằng, đây là các ứng dụng lâm sàng quan trọng: “các trải nghiệm loạn thần nên được bình thường hóa,” họ nói, “và mọi người mắc loạn thần nên được giúp đỡ để tái kết nối trở lại ý nghĩa của những trải nghiệm vượt thoát lẽ thông thường với những mối quan tâm hiện sinh và cảm xúc thật chân thành từng hiện diện trước đây.”
Nhóm tác giả công trình nghiên cứu cũng đề nghị nhiều nghiên cứu nữa, cả các khám phá định lượng, hầu bổ sung cho công việc mới khởi sự bước đầu này.
[04.02.2012]
———————————————————————————————————————————
Não bộ bị tổn thương sẽ làm giảm đi sự thấu cảm
Thấu cảm (empathy) là năng lực và phẩm chất cho phép người ta cảm nhận và thấu hiểu những gì kẻ khác đang trải nghiệm. Về mặt chữ nghĩa, nó hàm ý “cùng với [em-] nỗi đau đớn [-pathos]” như nỗi đớn đau mà ai đó đang gánh chịu.
Thấu cảm không thuần túy chỉ là nỗi đớn đau về mặt cảm xúc; nó còn là sự thấu hiểu rất ý thức những gì đang diễn tiến ở người khác; kiểu như, mình đi bộ với đôi giày của họ.
Thấu cảm kết nối mọi người với nhau và thắt chặt thêm mối dây xã hội.
Trong một nghiên cứu đăng trên Journal of the International Neuropsychological Society nhóm tác giả thấy, 31% người lớn bình thường thể hiện các điểm số thấu cảm về mặt cảm xúc thấp theo Thang đo Cân bằng Thấu cảm Cảm xúc (BEES).
Con số này thực ra không gây ngạc nhiên lắm, bởi nó chứng tỏ một lượng khá bình thường về điểm số thấu cảm (ví dụ, chừng 2/3 người có điểm số thấu cảm trên trung bình).
Những gì bất ngờ nằm ở các bệnh nhân bị tổn thương não bộ (TBI), 61% mang điểm số BEES thấp, tức là năng lực thấu cảm với kẻ khác ở những người này thấp hơn nhiều. Ngoài chuyện đó ra, nhóm tác giả công trình nghiên cứu không phát hiện có mối quan hệ giữa mức tổn thương não trầm trọng và năng lực thấu cảm; các tác giả cũng không thấy mối liên kết nào giữa điểm số thấu cảm với sự thể hiện trong các test tâm lý thần kinh.
Khám phá này thêm lần nữa, tiếp tục không tìm thấy mối liên quan giữa mức độ tổn thương não trầm trọng với điểm số thấu cảm. Ngoài ra, điểm số thấu cảm thấp ở bệnh nhân TBI cơ chừng đã không dự báo được thông qua các điểm số đo lường về mặt cảm xúc, chẳng hạn khi tiến hành làm Bảng kiểm Trầm cảm Beck (BDI).
Các kết quả nêu trên tạo nên nhiều điều đáng chú ý. Dường như TBI, bất kể sự ngặt nghèo ít nhiều thế nào, đều làm trục trặc chức năng của não bộ; tỷ dụ, gián đoạn họat động ở các vùng thuộc trán (frontal), hệ viền (limbic) và vận mạch (circuitry)– vốn liên quan tới sự thấu cảm.
Cần biết rằng, các thùy trán hay bị phá hủy trong TBI. Nó lý giải tại sao nhiều bệnh nhân TBI bị hủy hoại thùy trán thì thường cùn mòn hoặc tỏ ra vô cảm (apathetic). Đa số bệnh nhân TBI bị hỏng hóc phần trán cũng gặp khó khăn khá lớn khi tương tác với người khác cho thật thích hợp. Do vậy, nói chung TBI ngăn cản việc nhận thức xã hội (social cognition).
Một diễn đạt khác là những đối tượng ít thấu cảm thường bắt đầu dễ trải nghiệm các dấu hiệu tổn thương não TBI. Nghĩa là, có thể do nhân cách hoặc những nguyên do khác dẫn tới các hành vi nguy cơ mà đến lượt nó, tạo ra các tổn thương não TBI.
Nhóm tác giả nghiên cứu đã không tiếp nhận các bệnh nhân TBI dưới 22 tuổi (khi bộ não và những điều chỉnh về mặt cảm xúc vẫn tiếp tục diễn tiến) nhằm giảm thiểu con số đối tượng TBI gây ra các hành vi nguy cơ.
Tuy vậy, dù đo lường mức độ thấu cảm trước và sau khi mắc TBI cũng không thể bác bỏ được diễn dịch này. Trong bất kỳ trường hợp nào, nhóm tác giả càng ngày càng phát hiện nhiều bằng chứng thậm chí bị tổn thương não bộ tương đối nặng đã để lại các biến chứng và tác động khác biệt nhau lên đối tượng.
Lời cuối, xin đừng quên là các tác giả không thực sự cân nhắc tới tính ‘độc nhất’ của mỗi một người mắc TBI.
[13.01.2012]
——————————————————————————————————————
Mừng sinh nhật lần thứ 70, Mr. Hawking!
Hôm nay, nhà vật lý học kỳ tài người Anh Stephen Hawking vừa bước qua tuổi 70.
Trái với chẩn đoán ALS (Amyotrophic Lateral Sclerosis, hay bệnh Lou Gehrig) chỉ tồn tại trong vòng 5 năm, nhà bác học đã sống trên 50 năm với căn bệnh; điều hoàn toàn là bí mật đối với các chuyên gia ALS, khiến không ít người tự hỏi rốt cuộc chẳng biết bệnh của Hawking có phải là ALS…
Hawking, người đã qua hai đời vợ, từng nói về phụ nữ: “Họ là một điều hoàn toàn bí hiểm“.
Tạo ra những ngẫu nhiên hạnh phúc, Hawking không chỉ là hình ảnh của một con người thông minh tột bậc mà còn là kiểu mẫu của cách thức sống ở đời.
[08.01.2012]
——————————————————————————————————————
Tận dụng thời gian để thể hiện lòng biết ơn mỗi ngày trong đời
Có vẻ đã quá quen thuộc và không mấy khó khăn khi khẳng định với nhau rằng chắc chắn, biết ơn là lối suy tư và ứng xử tốt đối với tất cả mọi người.
Biết ơn là sự biểu đạt cơ bản của lòng từ ái dành cho chính bản thân mình và tha nhân. Biết ơn đem sự dễ chịu và vui vẻ vào đời sống.
Thực tế, nghiên cứu cho thấy, biểu đạt sự biết ơn đem lại nhiều lợi lạc từ khả năng cải thiện sức khỏe thể lý đến việc giúp tăng cường thêm sự sắc sảobén của tinh thần.
Theo một bài mới đăng gần đây trên Psychology Today, nhóm tác giả cũng đã khám phá ra rằng, khi chúng ta phát triển hàng ngày một thói quen về sự cảm kích– thái độ biết ơn– thì chúng ta trải nghiệm một “một mức độ an lạc tâm lý nói chung cao hơn hẳn và làm giảm đi các nguy cơ của một số dạng thức tâm bệnh.”
Biết ơn là thang máy của tâm trạng; giúp chúng ta nhắm vào những điều “có” hơn là những điều “không sở hữu”. Biết ơn còn giúp ta tìm ra cách để khép lại quá khứ.
Vậy, dựa trên thoáng phác họa khái quát vừa nêu, tại sao chúng ta không dành ưu tiên để cảm thấy biết ơn mỗi ngày?
Vẫn biết, nhiều người quá bận rộn và thường xuyên phải chạy đuổi theo thời gian biểu chen đầy công việc, nên một sự thực tập biết ơn lắm lúc tựa bổ sung vào một việc nữa trong danh sách ‘phải làm’.
Song nếu chỉ cần nắm lấy vài ba khoảnh khắc mỗi ngày để biểu đạt lòng biết ơn, mình có thể phát triển một thói quen– theo thời gian– đòi hỏi rất ít nỗ lực.
Nhờ có mặt đầy đặn hơn trong hiện tại, mình sẽ dễ chú tâm. Nó mang lại cảm giác yên bình dưới mọi áp lực, khả năng hồi phục sức khỏe và thư giãn giúp mình thêm năng lượng sống tỉnh thức. Sẵn sàng rồi chứ?
Chẳng hạn, thử chọn 5 khoảnh khắc thường lệ trong đời mà mình có thể nảy sinh lòng biết ơn. Thực tế, mình có thể biết ơn về bất cứ điều gì: một con người, thú cưng, đồ vật, phẩm chất, ý tưởng hoặc hình ảnh…
Dưới đây là 5 ví dụ giản đơn để mình có thể biểu tỏ lòng biết ơn và thể hiện lời cảm tạ khi mỗi ngày đi qua.
- Sáng. Khi nhấm nháp ly/ cốc nước ấm/ trà/ sữa/ café đầu tiên trong ngày, hãy thử đi ‘du lịch’ xoay quanh; mân mê tay, dừng và hít vào; thưởng thức mùi vị nóng thơm, ấm áp. Cảm nhận dòng nước chảy qua cuống họng và thấm vào châu thân mình. Biết ơn về nghi thức buổi sáng thoải mái, khoái sướng này.
- Trưa. Vào bữa ăn giữa ngày, cảm nhận dạ dày mình đang kêu réo. Nhận ra cái đói và đoán trước bữa ăn sẽ dọn ra. Biết ơn rằng mình sắp được nuôi dưỡng, no bụng và rằng mình có mọi thứ cần thiết ngay bây giờ.
- Chiều. Hãy bước ra ngoài hoặc ngóng qua cửa sổ vào lúc thư giãn, nghỉ ngơi giữa giờ làm việc. Nhìn ngắm, quan sát mọi thứ (màu sắc, ánh sáng, chim bay, bông hoa, …) và ghi nhận tâm trạng của bầu trời. Biết ơn vì nền tảng hiện hữu lúc này và không ngừng đổi thay đem đến cho ta mỗi ngày.
- Tối. Chú ý tới dáng người, tư thế đi và cách bàn chân đặt xuống mặt đất lúc rời khỏi nhiệm sở, hay sải bước trong nhà trước lúc tắm rửa, vệ sinh,… Biết ơn về sự uyển chuyển khi vận chuyển và cơ thể mạnh mẽ, tràn đầy sức lực.
- Đêm khuya. Cảm giác về sự yên tĩnh, rã rời dễ chịulúc thả mình xuống giường, duỗi toàn thân sau khi đã tắt đèn, khép mắt lại. Chú ý tới trọng lượng của cái chăn giữ cho mình ấm áp; cách cái đầu mình áp vào gối… Biết ơn nhờ trải nghiệm về sự nghỉ ngơi.
Khi dừng nói lời ‘cảm ơn’ suốt ngày, e chừng mình sẽ cảm thấy tốt hơn. Và ngày lại ngày trôi qua, tình cờ nhận thấy tình cảm biết ơn dồn tới nhiều hơn; thậm chí, ngay trong những ngày tháng cực nhục, đen tối nhất thì mình cũng sẽ có được khoảnh khắc bình yên, để rồi lại phấn khích hơn trong thời điểm tốt lành.
[25.12.2011]
————————————————————————————————————-
Tốt hơn là lựa chọn con đường trở về nhà
Bài Bỗng dưng muốn… đi tu khá háo hức; từ ý tưởng của người viết cho tới cái điệu trả lời của các nhân vật được chọn phỏng vấn đều toát lên khao khát tinh tấn, tạo cho người đọc cảm giác rằng họ sắp thành tựu đến nơi và rằng, ‘tu thiền’ là cách thức thật vô cùng hiệu nghiệm.
“Từ khi tu thiền, mình đã có chánh niệm, có định và tuệ. Chánh niệm thì mình không còn dựa vào ai, không chấp vào ai, vào bất cứ cái gì nữa thì sẽ có định rồi có tuệ. Vì vậy, lúc nào mình cũng thấy thoải mái thì sẽ tự tin và an ổn hơn” – chị Nguyễn Thị Hòa (Đoàn TNPT chùa Đình Quán) nhấn mạnh.
Tìm lại cái tâm bản nhiên chợt đã bị lãng quên, đánh mất…
Thường cốt tủy của việc tu tập là học hạnh buông bỏ. Tự hỏi, sau những hứng thú buổi đầu, liệu đối tượng hành trì sẽ không hề bám chấp do thôi thúc ngấm ngầm mong muốn sống lại thứ cảm giác từng đem tới sự phấn khích?
Đích thị, lần nữa, trơ trọi vấn nạn trần trụi: rốt cục, có gì hay trong khoảnh khắc hiện tại này nào?
[17.12.2011]
——————————————————————————————————————————————
Thái độ bị bêu xấu, cảm thấy nhục nhã và hiện trạng nhu cầu tìm kiếm trị liệu khi mắc các rối loạn tâm thần
Cảm thấy nhục nhã, bị bêu xấu (stigmatization) khi mắc các rối loạn tâm thần thực chất gây giảm sút chất lượng sống, khiến người ta bỏ qua nhiều cơ hội, và làm mất khả năng độc lập ở cá nhân đối tượng này.
Một nghiên cứu mới còn cho thấy, cảm nhận bị bêu xấu như thế cũng ảnh hưởng tới việc người ta quyết định chính mình có nên tìm kiếm và thời điểm cần nhờ sự trợ giúp chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Điều tra trên diện rộng ở Phần Lan đã lượng giá thái độ bị bêu xấu về bệnh tâm thần và việc sử dụng các dịch vụ sức khỏe tâm thần.
Nghiên cứu dùng bảng hỏi để tìm hiểu niềm tin của người tham gia về bệnh tâm thần. Họ được đề nghị đáp ứng “có” hoặc “không” trước các tuyên bố khác nhau, tỷ như “Trầm cảm là dấu hiệu của sự thất bại”, “Các trục trặc liên quan sức khỏe tâm thần biểu hiện cho tính yếu đuối và nhạy cảm quá”, và “Trầm cảm không phải là một rối loạn đích thực.”
Các câu hỏi khác phản ánh ao ước của người tham gia cuộc điều tra không bị ngăn cách xã hội, kể cả thái độ đối với việc dùng thuốc chống trầm cảm. Đối tượng tham gia còn thuật lại những trải nghiệm riêng khi mắc trầm cảm. Gần 5.200 người trong độ tuổi 15- 80 đã hoàn tất cuộc điều tra này.
Bị bêu xấu, nhục nhã là khái niệm phức tạp mà thường thì nó có thể được xếp vào ba dạng: tri nhận về việc bị bêu xấu công khai (niềm tin nói chung ở người mắc rối loạn tâm thần cảm thấy bị xã hội bêu xấu), bị bêu xấu cá nhân (niềm tin cá nhân về bệnh tâm thần), và tự mình bêu xấu bản thân (quan điểm cá nhân về bệnh tâm thần của anh, chị ta). Các thái độ và niềm tin này gắn kết chặt chẽ với hiểu biết và sự giáo dục của người ta về sức khỏe tâm thần, việc điều trị và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Nhìn chung, người mắc trầm cảm cho thấy sự khoan dung, chịu đựng nhiều hơn về mặt xã hội về bệnh tâm thần và cũng lưu giữ niềm tin tích cực hơn trong việc dùng thuốc chống trầm cảm– so với người không mắc trầm cảm. Người mắc trầm cảm càng nặng thì càng dễ tìm kiếm trợ giúp chăm sóc– so với các trường hợp mắc trầm cảm nhẹ và trung bình thôi. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thái độ bị bêu xấu không ngăn chặn hành vi kiếm tìm sự trợ giúp trong số đối tượng mắc trầm cảm, nhưng mắc trầm cảm phải quá nghiêm trọng đến độ cần vượt qua luôn cả sự bêu xấu của xã hội lẫn thái độ tự mình cảm thấy nhục nhã.
Tại các quốc gia công nghiệp hóa, chỉ 1/3 người mắc trầm cảm điển hình truy cầu sự trợ giúp, và nhiều người đã hết sức vội vã từ bỏ việc điều trị. Các yếu tố như tuổi tác, giới, giáo dục, thu nhập, bảo hiểm, và sự phù hợp của các loại hình dịch vụ có tác động tới quyết định tìm kiếm điều trị, song các phẩm chất này không giải thích đầy đủ thái độ kiếm tìm việc điều trị. Chi phí và lợi ích của việc điều trị tác động tới quyết định này, và bị bêu xấu là thứ phí tổn đáng kể đối với nhiều người.
Cảm thấy nhục nhã không liên quan duy mỗi trầm cảm mà còn được tìm thấy ở nhiều cộng đồng dân số và các chẩn đoán khác: người trẻ và người già, quân nhân và dân sự, nông thôn và thành thị, thậm chí ở chính cả đối tượng hành nghề chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Giống bệnh tâm thần, sự bêu xấu, cảm thấy nhục nhã không hề có biểu hiện phân biệt đối xử. Các nỗ lực đa chiều kích có thể cần thiết tiến hành nhằm lướt thắng được thái độ bị bêu xấu khi mắc bệnh tâm thần; bao gồm, những thay đổi trong ban hành pháp luật, sửa đổi cách giới truyền thông mô tả về bệnh tâm thần, không thể không chú ý tới những chương trình điều trị tại nhà, và cải thiện việc giáo dục rộng rãi.
Tin tốt lành tỏ lộ trong nghiên cứu hiện nay là sự bêu xấu, cảm thấy nhục nhã không cản người mắc bệnh trầm cảm tìm kiếm phương thức trị liệu.
Những sự vụ làm nản lòng, tuy vậy, chính là việc bệnh tật đã trở nên nghiêm trọng trước khi đối tượng kiếm tìm sự trợ giúp.
Thực tế, không ai đợi cho tới lúc căn bệnh ung thư hoặc tim mạch biến chứng “nguy hiểm tính mạng” thì mới bắt đầu nhờ chữa chạy hoặc bắt đầu điều trị.
Tự hỏi, khi nào thì bệnh tâm thần cũng được nhìn nhận theo cách thức tương tự đây?
[11.12.2011]
———————————————————————————————————————-
Điểm đến tất yếu của những nghĩ suy, cảm nhận và hành động
Tôi chưa từng điều hành một doanh nghiệp lớn bé nào và cũng chưa phải chịu trách nhiệm trả lương cho người làm việc giúp mình.
Do đó, khi nghe một cậu bạn dễ thương gọi điện nhìn nhận rằng tình hình làm ăn chung vẫn rất khó khăn, khả năng công ty của cậu sẽ gặp kiệt quệ và cậu í hiện vẫn tìm cách gắng thoát khỏi bế tắc, phản ứng duy nhất của tôi chỉ là dựa vào trực giác bản thân để thử lắng nghe xem đích thị cậu ấy cảm nhận ra sao trong lúc đang chia sẻ chân thành.
Hồi âm của tôi cơ bản chỉ có hai điều này thôi. Động cơ quan trọng hơn hành động; đừng làm bậy và nghĩ sai lệch trong tình huống khốn nạn.
Dĩ nhiên, không quá bất ngờ, cậu bạn tôi nhanh chóng chuyển sang nhấn mạnh đến việc cần kíp phải tìm ra người nào vốn đủ mạnh để có thể thoải mái giúp cậu í lúc này.
… Câu chuyện đêm hôm khuya khoắt dừng lại khi cậu bạn tiếp tục lái xe ô tô từ Vĩnh Phúc trở về nhà ở ngoại thành Hà Nội.
Có một câu hỏi cực dễ gây sốc nảy nòi thật tự nhiên: Nếu thông minh vậy, sao mình không giàu?
Các gã dễ thương thường thu nhập chẳng nhiều lắm. Nghiên cứu mới đây chỉ ra, ‘tính dễ thương’ (‘agreeableness’) tương quan hết sức tiêu cực với khả năng kiếm tiền của đàn ông.
Theo nhóm tác giả, ‘tính dễ thương’ bao gồm sự tin cậy, cởi mở, nhượng bộ, vị tha, khiêm hạ và tâm trí nhạy cảm. Đàn ông được xem là ít vừa lòng hơn mà không chống đối xã hội hoặc điên khùng, thường sẵn sàng tán trợ đầy xông xáo vị trí của họ trong những cuộc xung đột. Sự khác biệt từ khía cạnh thu nhập gây sửng sốt: chàng dễ thương kiếm trung bình $7.000 ít hơn so với tay hùng hổ kia.
Dù người tính tình dễ thương ít khi bị đuổi việc và đúng là hay quản lý người khác, họ dường như kém hiệu quả trong việc thương lượng tăng lương, do đó, khẳng định rằng, lợi ích tài chính cơ bản của tính dễ thương là sự sẵn lòng tranh đấu một cách khăng khăng ngang bướng cho những gì muốn có, ngay cả khi điều đó khiến thiên hạ khó chịu.
Tuy thế, tin tốt lành cho các chàng dễ thương xảy đến trong chuyện tình cảm. Tử tế, theo nghiên cứu, là biến đơn nổi bật mà phụ nữ tìm kiếm khi chọn một đối tác ý nghĩa.
Vì vậy, làm người dễ thương không tạo nên sự giàu có được. Song nó giúp ta trong việc yêu thương, luyến ái– điều khiến mình hạnh phúc hơn một sự tăng lên ngoại lệ trong thu nhập.
Đến đây, trở xuống bên dưới, là trích đoạn khá dài từ cuốn Năng đoạn Kim cương, như lời nhắn nhủ với những ai mong muốn kinh doanh thành công.
Trong phần lớn các trường hợp, những dấu ấn chuyên biệt trong tâm mà bạn cần để tạo ra một kết quả đã định trong đời sống hay trong doanh nghiệp của bạn thì hầu như là cái trái nghịch với những gì mà bản chất con người muốn nêu định.
Chẳng hạn, giả sử công ty của bạn đang đấu tranh trong thương trường, và lưu lượng tiền thu chi đã trở thành một vấn đề. Bản năng tự nhiên của hầu hết mọi người hay mọi công ty trong vị thế này là cắt giảm…
… Những mức độ cắt giảm dần dần này cũng cắt tới tinh thần của xí nghiệp, từ đỉnh xuống đáy, gây ra một sự thiếu chung về nhân đức theo mọi ý nghĩa của từ này:
“Tiền mặt đang bị kẹt, cho nên chúng tôi sắp phải hoãn việc tăng lương cho bạn trong vài tháng”.
“Tại sao tôi lại phải tiếp tục mãi cái công việc này? Họ sẽ vẫn không tăng lương cho tôi mà!”
“Hãy hoãn việc tăng lương lần nữa, chẳng có ai tỏ thái độ gì đâu.”
“Chúng tôi đã cắt giảm các chi phí đến tận xương, nhưng lưu lượng tiền mặt vẫn có vẻ như trở nên tệ hơn.”
Và vân vân. Do đó, cảnh giác với phản ứng tự nhiên của bạn đối với một vấn đề là điều quan trọng; nó có thể chỉ kéo dài sự khó khăn mà thôi.
Ở Tây Tạng, hiện tượng này được gọi là korwa, hay một “hoàn cảnh rối rắm tự kéo dài”. Tiền bạc đang khó khăn trong công ty của bạn cho nên bạn bắt đầu thực hiện các hành động chối từ giúp đỡ những người đang cần; và bạn bắt đầu nói đến những sự cắt giảm; và quan trọng hơn hết, suy nghĩ của chính bạn chuyển từ cái suy nghĩ thuộc sự sáng tạo và tính sáng tạo sang cái suy nghĩ thuộc sự bảo vệ và phòng thủ.
Mỗi hành động này đều gieo những dấu ấn mới trong tâm bạn, những dấu ấn tiêu cực. Mỗi khi bạn từ chối cho tiền bạc hay giúp đỡ những người nhờ cậy vào bạn, bạn gieo một dấu ấn mà sau này sẽ khiến bạn thấy chính bạn và doanh nghiệp của bạn bị từ chối chính tiền bạc và sự giúp đỡ ấy.
Hiện tượng này cứ tăng dần lên do bởi quy tắc thứ hai của các dấu ấn: sức mạnh của chúng lớn lên như thế nào là do chúng ở lại trong tiềm thức lâu dài như thế nào. Thế rồi khi điều này gây nên một làn sóng mới về các vấn đề tài chánh thì bạn phản ứng bằng một thái độ bủn xỉn cũng mạnh hơn, tạo ra một làn sóng thứ ba. Hậu quả tích tập là cái đường xoắn ốc đi xuống mà người ta rất thường thấy trong các công ty đang đấu tranh với khó khăn.
Sự hàm ý rõ ràng về những gì chúng ta đã nói từ trước đến nay là chúng ta phải tránh những cắt giảm và lối suy nghĩ bủn xỉn như là một phản ứng đối với những áp lực tài chánh. Tuy nhiên, điều này cần phải được định tính rõ. Trên kia chúng ta đã bảo rằng có ba cách gieo một dấu ấn: bằng chính những hành động, lời nói và ý nghĩ. Quan trọng nhất, hơn xa những cách này là cách thứ ba; tức là những dấu ấn thâm sâu nhất chỉ được tạo ra bởi các thái độ mà thôi.
Điều chủ yếu là, như một phản ứng đối với các áp lực tài chánh (hoặc của tập đoàn hay cá nhân), trên tất cả, người ta phải tránh một tâm trạng bủn xỉn. Có thể quả thật là không có sẵn tiền để tạo các bổng lộc đã được phân phát trước đây, và bạn có thể phải ngưng các bổng lộc vì ngay bây giờ không có tiền chi cho các bổng lộc ấy, nhưng điều quan trọng là không suy nghĩ gian dối, không đánh mất tính sáng tạo, không đánh mất cái quan điểm thực hào phóng bên trong những giới hạn mới của tình hình tài chánh của bạn.
Nếu bạn xuống tới một tâm trạng gian dối, từ chối với những người khác điều gì bạn thực sự có thể cung cấp được, ngay cả trong tài chánh hiện nay của bạn, thì bạn sẽ tạo ra những dấu ấn mạnh mẽ mà sau này sẽ ảnh hưởng thực sự đến việc bạn có thể phục hồi lại được hay không.
Còn một điểm quan trọng nữa mà chúng tôi cần nêu ra ngay đây. Chúng ta không ở trong cái hệ thống này của trí tuệ cổ nói về một thái độ có thể tô màu những nhận thức của bạn về tình hình tài chánh của bạn. Đúng hơn, chúng ta nêu ra những chi tiết của một quá trình thực sự xác định cái thực tính xung quanh bạn. Chúng ta không bàn về việc bạn cảm thấy như thế nào về việc xác định thực sự rằng bạn có thể thanh toán các khoản tiền hay không. Cái tiền đề ở đây rất sâu sắc và chưa được xác lập một cách thẳng thắn trong những hệ thống khác về việc vận hành một doanh nghiệp như thế nào: Chính tiền bạc được tạo ra bằng cách duy trì một tâm trạng hào phóng. [Geshe Michael Roach, Nxb. Tôn giáo, 2001, tr. 124- tr.126]
[06.12.2011]
———————————————————————————————————
Theo cùng rồi thôi…
Thinh không một màu nhàn nhạt, minh nhiên nhịp đi của mùa, điểm tâm đơn sơ thấm tủa, mưa rơi dật dờ xuôi trôi…
Bôi xóa lưng chừng thiện ác, vác qua lô lốc những đồi, chồi cây từ đêm nằm đợi, ơi người được mất chiêm bao.
Lao xao, mùa đông phô bày; buồn vui hiện hình thoáng tội, vội vàng tử – sinh luyến láy, cội nguồn chào đón đưa nôi…
[01.12.2011]
—————————————————————————————————————————
Nhân 20.11, giới thiệu một cách thức giảng dạy
Một dạng thức giảng dạy bởi một động vật (không thuộc loài người) lần đầu tiên được trình bày. Vâng, chẳng phải vượn hay cá heo mà là một con kiến bày vẽ cho đồng loại của mình.
GS Nigel Franks và cộng sự từ đại học Bristol (Anh quốc) đã khẳng định, một hành vi được phân hạng ‘giảng dạy’ (teaching)– trong nghĩa nghiêm ngặt nhất– cần chứng tỏ với một số chi phí tự thân (thời gian và công sức) rằng, ‘giáo viên’ làm thay đổi hành vi hiện diện nơi một ‘học sinh’ ngây ngô, cùng dấu hiệu rõ ràng là ‘học sinh’ học hỏi được điều gì đó từ quá trình tương tác.
Khi các nhà nghiên cứu xem xét cách loài kiến (giống Temnothorax albipennis) dẫn dắt bạn cặp đôi di chuyển tới chỗ làm tổ tốt hơn hoặc đến những nguồn thức ăn mới, họ phát hiện các con kiến kinh nghiệm đích thị đã dạy cho các con khác cách tìm thấy đích nhắm trong suốt một tiến trình được biết như kiểu “chạy nối theo nhau” (“tandem-running”). Lối chạy tiếp đôi này là một con kiến theo sát ngay sau con kia khi vận chuyển.
Với cách thể hiện hành vi ấy, giáo viên chỉ tiếp tục chạy tới thức ăn khi nó có thể cảm nhận cái đập nhẹ do râu và bụng của con đi theo chạm vỗ vào các chân nó.
Nhắc lại, để khám phá kiến thực sự dạy nhau được hay không, trước tiên nhóm điều tra nhất thiết phải xác lập một định nghĩa đáng tin cậy ‘thế nào là một giáo viên’. Và họ quyết rằng để công nhận là giáo viên thực thụ, một con kiến phải thay đổi hành vi của nó khi nó tiếp xúc tình cờ với một con kiến đầy kinh nghiệm.
Về chi phí cho khả năng riêng hầu tiến hành nhiệm vụ, nó phải xếp đặt một tỷ dụ đủ để con kiến chưa được huấn luyện gì có thể học hỏi thật nhanh chóng hơn hẳn so với lúc chưa được dạy dỗ gì.
Phí tổn cho giáo viên kiến xảy đến qua hành trình từ tổ tới thức ăn khi nó đang giảng dạy thì chậm hơn 4 lần so với khi tự nó một mình hoàn thành đoạn đường riêng đó.
Nhóm nghiên cứu chỉ ra, lợi ích với các con kiến trong vai trò học sinh là chúng liên tục tìm thấy nguồn thức ăn hết sức nhanh chóng khi chạy tiếp nối theo sau kiến giáo viên– so với khi chúng đơn độc tìm kiếm. Còn nữa, các ‘học sinh’ kiến về sau chính chúng trở thành giáo viên khi tuần tự đã vượt thắng kiến thức về lộ trình thuyết phục với các con kiến khờ dại khác.
Chắc chắn nhất, các kiến giáo viên đã tiếp cận với đồng loại cùng tổ nào chẳng có mấy học thức, rồi bày vẽ đường tới thức ăn hoặc chỗ làm tổ mới trong vị thế chạy dẫn đầu. Con theo sau phản hồi với kẻ hướng đạo nhờ không ngừng chạm vào râu của cô ả. Do dạy dỗ, dẫn giải đường đi nước bước nên chi kiến giáo viên chạy chậm so với lúc chẳng kéo theo ai, song kiến ‘học sinh’ phát hiện đích tới trong 2/3 thời gian nếu không ai giúp nó.
“Chứng minh của chúng tôi về hành vi giảng dạy ở loài kiến cho thấy, một bộ não lớn không hề là điều kiện tiên quyết“, nhóm nghiên cứu phát biểu như vậy.
[20.11.2011]
———————————————————————————————————
Quyết tâm dấn bước
Buồn rầu, ghê sợ và kiên định con đường đã chọn sẽ khởi lên đồng thời.
Hồi đêm về sáng, nằm mơ thấy mình buộc phải bay lên trời, dù nửa chừng có loạng choạng tí song rồi vút lên ngồi trên ngọn cây cao.
Đối với chúng ta, tiếp tục trên con đường tâm linh đòi hỏi nhiều thử thách để đương đầu, và nhiều tri thức để học hỏi. Chúng ta phải khám phá cách giải quyết những chướng ngại và khó khăn; cách xử lý những nghi ngờ và thông suốt những quan niệm sai lầm; cách làm bản thân phấn chấn khi chúng ta cảm thấy chán nản; cách để hiểu bản thân và các tâm trạng khác nhau của chúng ta; cách để thực sự hợp tác và tu tập; cách để phát khởi lòng từ bi và thể hiện nó trong cuộc sống; và cách để chuyển hóa đau khổ và cảm xúc của chúng ta.
Trên con đường tâm linh, tất cả chúng ta cần sự khuyến khích và nền tảng tốt đến từ việc thật sự hiểu giáo lý. Vì càng nghiên cứu và tu tập, chúng ta sẽ càng là hiện thân của sự sáng suốt, minh mẫn và tuệ giác. Để rồi, khi chân lý đến gõ cửa, ta sẽ biết nó là gì một cách chắc chắn, rồi vui mừng mở cửa, vì chúng ta sẽ đoán rằng nó rất có thể là sự thật về việc chúng ta thực sự là ai.
[Rinpoche, Sogyal. Mỗi ngày trầm tư về sinh tử. (2006). Thế Hùng dịch, Hà Nội: Nxb. Tôn giáo, tr. 184- tr.185]
[08.11.2011]
——————————————————————————————————
Ngấm điều bó tay, thấy tự mình khó loay hoay lo liệu được
Đó là nội dung tôi cố tìm kiếm câu chữ để diễn đạt nghĩa cụm từ “learned helplessness“– một thuật ngữ do nhà tâm lý học Martin Seligman tạo ra sau khi thực hiện lọat thực nghiệm nổi tiếng.
Trong một thực nghiệm, một người chăn cừu Đức không ngừng rên rỉ nơi góc phòng nhỏ bằng khung kim loại vì thụ nhận các va đập đau đớn. Con chó dù có thể di chuyển dễ dàng tới góc khác không có cú sốc nào, song nó lại chẳng hề nhúc nhích.
Nguyên do, con chó ngấm trạng thái không nơi nương tựa, chẳng thể làm gì được từ thực nghiệm trước đó. Vài hôm rồi, một bộ đai yên đã khống chế, kiềm giữ con vật. Nó không được tự do, cũng không thể thoát khỏi những cú sốc đau đớn. Con chó nhận ra rằng chẳng còn cách nào cả; vô phương chấm dứt cơn đau, tuyệt không có lựa chọn gì hết, và thôi điều chỉnh, sắp xếp nữa.
Nơi chốn nào trong đời ta đang bị mắc kẹt? Bạn đang đau đớn? E ngại cất bước, chuyển đi?
Bạn cần kiểu quan tâm, chăm sóc nào? Góc khác của căn phòng đang đợi bạn đấy.
[02.11.2011]
———————————————————————————————————————-
Liệu hạnh phúc luôn luôn là điều tốt đẹp?
Hạnh phúc được xem là thành phần chủ quan của trạng thái thân tâm thường an lạc (well-being), và là loại suy nghĩ đặc thù dẫn dắt tới các thành tựu tích cực.
Song, theo kết quả nghiên cứu mới đây thì hạnh phúc không luôn đem lại sự khoái sướng (pleasure) như lâu nay ta vẫn nghĩ về nó.
Bài tổng thuật đăng trên Perspectives on Psychological Science chỉ ra các kịch bản trình bày hạnh phúc không phải là điều tốt đẹp.
Các tác giả khẳng định, không phải mọi kiểu dạng và mức độ hạnh phúc đều như nhau, rằng việc theo đuổi hạnh phúc (pursuit of happiness) thực sự dễ khiến người ta cảm thấy tồi tệ hơn là tốt hơn lên.
Thực tế, đặt để một mục tiêu đạt được hạnh phúc trong ngắn hạn thì thường gây ra bất hạnh và trầm cảm. Khi nhắm tìm, mong cầu hạnh phúc, nên đặt các kỳ vọng thấp thôi.
Các tác giả cũng nói rằng, quá nhiều hạnh phúc thì không lành mạnh (is not healthy). Người hạnh phúc quá độ (extremely happiness) thường khó suy nghĩ mang tính sáng tạo và dễ gặp nhiều nguy cơ hơn, so với đối tượng kém hạnh phúc.
Một ví dụ cực đoan minh họa hành vi này là bằng chứng ở người hưng cảm (mania); các bệnh nhân mắc rối loạn này thường lạm dụng thuốc, tiêu xài tiền bạc khủng khiếp, quăng hết vào sòng bài mọi khoản dành dụm, hoặc cố tìm tới các cơn run rẩy thể xác hoặc chấn động tâm lý…
Ngay cả người không mắc rối loạn tâm thần nào thì nhiều hạnh phúc quá cũng có thể che mờ khả năng đánh giá, nhìn nhận và khiến họ trở nên hành động bất cẩn.
Hạnh phúc thiếu thích đáng (inappropriate happiness) là điểm yếu khác của trạng thái hạnh phúc. Nếu trải nghiệm quá nhiều các cảm xúc tích cực, người ta sẽ không cảm nhận được các thứ tiêu cực như sợ hãi (fear) và tội lỗi (guilt). Các cảm xúc này giữ cân bằng cho trạng thái đủ đầy về mặt cảm xúc, hạn chế suy tư và hành động.
Nhiều yếu tố tác động tới hạnh phúc. Các nét tính cách (personality traits), di truyền và biến số văn hóa này nọ bức chế giá trị kiến tạo nên hạnh phúc và cách thức để đạt được nó.
Do vậy, mỗi cá nhân phải tự quyết định điều gì sẽ khiến anh ta hạnh phúc cũng như cần đầu tư giá trị cho hạnh phúc ấy như thế nào.
Nghiên cứu trước đây chứng tỏ, người quá hạnh phúc thường hay dễ dãi và cởi mở vô lối hơn, so với đối tượng hạnh phúc vừa phải hoặc bất hạnh; người hạnh phúc quá cũng có nhiều mối quan hệ xã hội so với các đối tượng khác.
Tuy thế, những người quá nhiều hạnh phúc này không tập thể dục hay tham gia các hoạt động tôn giáo, tâm linh gì, nếu không họ lại trải nghiệm nhiều sự kiện tích cực trong đời hơn so với đối tượng kém may mắn. Như lời của các tác giả, không có bí mật nào để có hạnh phúc.
Dĩ nhiên, tất cả những lập luận trên không hề ám chỉ rằng hạnh phúc là điều tồi tệ.
Hạnh phúc điều chỉnh, làm dễ dàng hơn sự sắp đặt và giành được các mục tiêu, thắt chặt hơn các quan hệ xã hội, và nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tâm lý con người.
Đáng lưu tâm, quan trọng là điều độ. Hạnh phúc không luôn luôn là cảm xúc đúng thực cho mỗi một tình huống hoặc bối cảnh.
Việc trải nghiệm và nhận thức về tầm họat động của các cảm xúc lành mạnh, rốt cuộc, dẫn tới một trạng thái thân tâm an lạc tốt đẹp hơn hẳn– so với cảm nhận cứ hồn nhiên hạnh phúc vào mọi lúc.
[09.10.2011]
————————————————————————————————————————-
Cái chết của tâm trí
Một câu chuyện dễ gợi lòng trắc ẩn; bởi ngoài giọng kể cho thấy bị cảm xúc chi phối của người viết, bài báo còn phác họa sự thủy chung, tình nghĩa vợ chồng trộn lẫn với hơi thở hắt ra trước thực trạng nghèo khó, túng quẫn và mệt mỏi của kiếp nhân sinh.
Song vượt lên trên hết, vẫn không thể không thấy thái độ nghiêm cẩn cần xác quyết đúng đắn hơn về quyền làm người, phản ánh chất lượng sống và ý chí tự thân lựa chọn, rằng đối tượng trong hoàn cảnh bệnh tật thập tử nhất sinh phải được tôn trọng quyết định biện pháp chữa trị hoặc cách chấm dứt vận mệnh riêng tư…
Giờ đây, Đức chỉ tồn tại dưới dạng thực vật, đầu óc hoàn toàn không còn nhận biết được gì, còn sống mà như qua đời. Vợ chồng già và cô con dâu chăm sóc Đức như một đứa trẻ, cũng bỉm và sữa. Nhưng đứa trẻ còn biết khóc cười, còn Đức chỉ im lặng, vô tri.
Giọng ông Đạt buồn rượi: “ Vợ chồng tôi đều ngoài 70 tuổi, sức cùng lực kiệt, lại không có lương hưu. Tôi là thầy thuốc đông y, nhưng từ khi con trai bị nạn, tôi chán bỏ luôn nghề. Vợ tôi trước là công nhân nhà máy cơ khí Mai Động, nghỉ mất sức đã mấy chục năm nay. Hai vợ chồng nuôi nhau đã khó, nói chi đến việc phải chăm sóc thuốc thang cho con. Mọi gánh nặng đổ dồn lên vai đứa con dâu 40 tuổi, con dâu lại đang phải nuôi cháu nội 4 tuổi của tôi…. Hằng tháng riêng tiền thuê người trông nom đã 5 triệu đồng. Trong khi đó, quyết định của toà buộc gia đình bị cáo phải chi 500 nghìn đồng/một tháng thuê người trông nom. Ở Hà Nội này ai có thể thuê được giúp việc 500 nghìn đồng/tháng?”.
“Trạng thái sống đời thực vật” (“persistent vegetative state“), nôm na có thể hiểu là ‘người bệnh trông tỉnh táo thế song kỳ thực là vô thức‘; rối loạn ý thức này trái ngược “hội chứng khóa trái bên trong” (locked-in syndrome) là ‘người bệnh tưởng vô thức song kỳ thực lại tỉnh táo“.
Theo giới chuyên môn, những phát hiện mới trong nghiên cứu và thực tiễn lâm sàng không hề phủ nhận khái niệm ‘trạng thái thực vật’ mà chỉ có nghĩa các chẩn đoán không tuyệt chính xác như lâu nay luôn quen nghĩ vậy.
Liệu những bệnh nhân ‘sống đời thực vật’ như thế (cũng gọi là những bệnh nhân ‘đang trong tình trạng thức tỉnh song không đáp ứng được‘) hoặc những bệnh nhân sống với ý thức tối thiểu nhất có trải nghiệm giấc ngủ bình thường?
Câu trả lời thực tế, họ có khả năng bước vào được cõi mộng cũng đã hàm ý “trong họ vẫn có dạng ý thức về bản ngã, ngoài một thứ nhận biết nào đó về thế giới bên ngoài“.
Gặp dịp thuận tiện, tôi sẽ giới thiệu cụ thể các cách khai thác quyền năng của bộ não nhằm tái cấu trúc, sắp xếp lại đời sống khi người ta mang trạng thái bị tổn thương.
Lời cuối. Chợt nghĩ, ước muốn an toàn quá mức ghê gớm trong thời buổi ngày nay đúng là tiền thân khiến thiên hạ trở thành nô lệ của chính họ.
[28.9.2011]
——————————————————————————————————-
Những điều cần biết khi thầm lặng nghĩ về Mỹ Hòa
Đúng 4 năm trước, ngày này, sự cố sập cầu Cần Thơ xảy ra.
Với người dân xã Mỹ Hòa, tang thương dạo ấy e chừng mãi gắn chặt cùng niềm xúc cảm tàn khốc và kinh hoàng, là cảm nhận thống khổ vô bờ của việc mất người thân cũng như sẽ gợi nhắc hoài ký ức âm u về tính mong manh, vô thường của đời sống.
Thời gian trôi đi, hầu hết người dưng kẻ lạ chúng ta thấy mình đã vượt qua và tiến tới vì vòng quay cứ đắp đổi, tiếp diễn vô tư; song dịp lễ giỗ thế này thật dễ khơi lên trong lòng người (ai là đối tượng ngoài cuộc cơ chứ?) bao cơn xúc động khó kiềm giữ nước mắt.
Cảm nhận lễ giỗ là gì và tại sao chúng lại nổi lên trong ta?
Lần nữa, cần nhớ chẳng chút thừa thãi rằng, khi một sự kiện sang chấn ghê gớm xảy đến thì thông thường người ta sẽ trải nghiệm hàng lọat cảm nhận trong quãng thời gian nhiều tuần, ngày trước và sau lễ giỗ đó.
Chẳng hạn, thấy trằn trọc, khó ngủ và trông mệt mỏi hơn; thậm chí, có thể không gỡ bỏ ra nổi những hình ảnh khủng khiếp cứ đè nặng cõi lòng; nhận ra mình dễ lãng đãng, mất tập trung, khóc lóc và rơi lệ thầm hoặc dễ dàng cáu bẳn; đôi khi đó là tâm trạng bồn chồn, ray rứt, chực muốn thoát khỏi, mong chóng qua đi mà thôi; hoặc có thể mình sẽ thấy không thoải mái lúc ở một mình và chợt dâng cao ao ước được chung đụng, quần tụ với gia đình, bè bạn…
Các triệu chứng này dường như chẳng mấy chốc mà tan biến nhanh sau dịp lễ giỗ.
Phản ứng nào cứ đào sâu trong lòng lúc ấy?
Những khởi phát bùng lan dính dáng tới phản ứng lễ giỗ sẽ nhận biết được ở mỗi một cá nhân từng trải nghiệm ngày ấy.
Với số này, đó là những hồi tưởng và hình ảnh của sự kiện chứng thực; số kia quay về sống lại lúc xem vô tuyến truyền hình đưa tin, trình chiếu những bộ phim, phóng sự tài liệu liên quan; và vẫn còn những người có thể bực bội lúc nghe còi xe cứu thương, khi đang ngồi trên máy bay lao vào đám mây, chạy xe máy băng ngang chiếc cầu rộng rãi, hoặc tụt xuống cầu thang máy trong tòa nhà chót vót, v.v…
Nghiêm trọng nhất là những phản ứng ra sao?
Với nhiều người, sự cố sập cầu dẫn Cần Thơ tạo nên rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).
Các triệu chứng như vậy có thể khởi lên ngay khi chuyện xảy ra hoặc xuất hiện nhiều năm tháng về sau. Suốt dịp lễ giỗ, các triệu chứng có thể tái diễn trở đi trở lại– ngập tràn, khủng khiếp những sự kiện ám ảnh chưa thôi.
Trong khi hầu hết phản ứng dịp lễ giỗ tự chúng dần biến tăm thì các triệu chứng PTSD thường không thế, nên thật quan yếu việc trò chuyện, trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Các cách thức nhận biết về sự cố và nỗi thương tiếc của tôi
Tất cả chúng ta đương đầu khác nhau hoàn toàn và nảy sinh những nhu cầu tách biệt xung quanh thời điểm xảy ra những sự kiện gây sang chấn, như vụ 11.9 hoặc vụ sập cầu dẫn Cần Thơ.
Tới ngày lễ giỗ, một số người chỉ thấy cần ghi nhớ trong lòng rồi chẳng bận tâm, nghĩ ngợi lâu dài hơn; tuy vậy, với những kẻ khác, có thể nên ‘làm’ điều gì đó ngõ hầu ghi khắc sự kiện, trải nghiệm và mất mát.
Dưới đây là vài lựa chọn.
- Dành thời gian đoàn tụ với gia đình hay bạn bè; kết nối, thay cho việc ở một mình.
- Hoặc cần đơn độc. Cắt đứt mọi tin tức; đi ra ngoài, tới những địa điểm dễ gây cảm hứng ghi nhận về vẻ yên tĩnh, thanh bình và xinh đẹp của môi trường xung quanh.
- Làm từ thiện, tham gia sinh họat cộng đồng, thăm viếng, thắp hương, xới vườn, trồng cây,…– bất kỳ điều gì khiến mình cảm thấy thoải mái.
- Viết xuống những cảm nhận và ý nghĩa của ngày lễ giỗ mang lại cho mình bây giờ.
- Cam kết dấn thân tình nguyện, ủng hộ cho tổ chức, đoàn thể nhằm góp phần làm vơi đi nỗi đau buồn cho các nạn nhân.
- Tạo một truyền thống mới để ngày ấy từ nay mang một ý nghĩa tích cực, khác hẳn.
Dù quen thực hiện hoặc sẽ không làm chi cả ngõ hầu ghi khắc sự kiện thì xin chớ quên việc ưu tiên tự chăm sóc cho bản thân mình thật ổn thỏa. Những việc như duy trì ăn uống, luyện tập, thư giãn đúng đắn (vốn là nền tảng cho trạng thái khỏe mạnh, an lạc) lại thường hay bị bỏ qua trong những dịp lễ giỗ tương tự.
Xin nhớ giúp, mình không hề cô độc vào 4 năm trước và giờ đây, mình cũng không hề cô độc sau chừng ấy thời gian.
Lời cuối; hồi hướng những điều tốt lành, may mắn cho những ai đang đọc thấy những dòng chữ này.
[26.9.2011]
—————————————————————————————————————
“Tôn giáo nào tốt nhất?”, “Cái gì làm tôi tốt hơn?”
Trích đôi lời trao đổi ngắn gọn giữa nhà Thần học Brazil Leonardo Boff và đức Dalai Lama.
Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa anh đến gần Đấng Tối Cao nhất.
Là tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn …—————————————————————————
Tất cả cái gì làm anh biết thương cảm hơn,
biết theo lẽ phải hơn,
biết từ bỏ hơn,
dịu dàng hơn,
nhân hậu hơn,
có trách nhiệm hơn,
có đạo đức hơn.Tôn giáo biến anh thành như vậy là tôn giáo tốt nhất. (Dalai Lama)
[22.9.2011]
—————————————————————————————————————–
Trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ khi trải nghiệm sang chấn
Trẻ con— với sự thiếu vắng kinh nghiệm sống trên đời– có những phản ứng, trả lời và cảm nhận không giống hoàn toàn chút nào so với người lớn khi trải qua một sự kiện tương tự.
Trẻ em trải nghiệm sự kiện sang chấn rất khác biệt so với người trưởng thành
Là người lớn, ta có những trải nghiệm quá khứ để so sánh các sự kiện. Do vốn trải nghiệm ngày đầu tiên đi học hoặc trở thành nhân viên sở làm, chuyển đến chỗ ở mới, mất một người bạn, con vật cưng qua đời, hoặc nỗi đau chia tay rồi… nên ta có thể hiểu các hậu quả và khả năng ảnh hưởng về sau dễ dàng hơn.
Mình biết tầm quan trọng của việc vượt qua chuyện khó khăn, hay đơn giản cho rằng rồi điều đó rốt cục sẽ qua thôi, và ta có thể tốt hơn nhiều nhờ sự trải nghiệm.
Trẻ em vật lộn khốn khổ với tất cả những việc ấy.
Tỷ dụ, thử xem xét tầm quan trọng của sinh nhật. Với trẻ em, đó thường là sự vụ lớn lao và một ngày đặc biệt. Song, người lớn chúng ta hầu như không cảm nhận giống thế. Đích thị, có những sự kiện khác trong đời sống trưởng thành thu hút ta sâu sắc và tạo nên xúc cảm mãnh liệt, chẳng hạn, ngày kết hôn, sinh em bé, cái chết của người thân yêu…
Dẫu là người lớn, mình vẫn có xu hướng nhìn thế giới với quan điểm khác biệt nhau, dựa vào tất cả những gì từng trải nghiệm qua tháng năm. Điều này khác hẳn so với cách thức ta từng nhìn các sự việc khi còn nhỏ tuổi.
Trẻ em trải nghiệm tác động của sang chấn khác hẳn so với người lớn
Như người lớn, trẻ con sẽ trải nghiệm các cảm xúc bình thường của sự sợ hãi, buồn bã, tức giận, vô vọng và thậm chí, tội lỗi.
Tuy vậy, hành vi của chúng sẽ khác so với ta và cũng thay đổi từ đứa trẻ này qua đứa trẻ khác, dựa trên những chi tiết về sự kiện sang chấn.
Ở đây, tồn tại một dãy các hành vi. Một đứa trẻ có thể bắt đầu với các cơn ác mộng hoặc giấc ngủ nhọc nhằn; chúng dần trở nên dính ám vào người, hoặc thu mình lại và buồn bã. Chúng có thể khởi sự tè ướt giường, hay ngậm mút ngón tay– hành vi chúng đã từ bỏ trước đó.
Có thể còn nhiều điều ta không nhìn thấy, chẳng hạn, trẻ nghĩ ngợi về sự kiện đó rất nhiều, tự hỏi liệu nó sẽ xảy đến lần nữa hay cảm thấy tội lỗi vì một vài lý do mà chúng cho là do lỗi của bản thân mình.
Làm thế nào trợ giúp trẻ từng kinh qua sang chấn
Vượt qua những thời điểm khó khăn trong đời là một phần của phận làm người.
Và trong khi người lớn chẳng hề nghĩ nhiều về những điều tựa như vô số sự vụ lớn lao đối với trẻ em thì chính trạng thái thiếu vắng trải nghiệm của chúng khiến cho những điều ấy trở thành CÁC CÂU CHUYỆN HẾT SỨC ĐÁNG QUAN TÂM.
Tin tốt lành là trẻ em vẫn có thể học hỏi cách thức thoát ra khỏi các sự kiện sang chấn và càng chóng thích nghi tốt hơn.
- Khởi đầu bằng câu từ êm dịu, theo lệ thường và ôm giữ chúng gần gũi để vỗ về, an ủi.
- Lắng nghe những gì trẻ kể lể, làm sao để mình được thừa nhận là có khả năng tốt nhất để trợ giúp cho trẻ xử lý những nỗi niềm lo lắng, sợ hãi nảy sinh trong chúng. Đừng trả lời kiểu tắc trách, dễ dãi “Ổn mà, tất cả rồi sẽ tốt đẹp thôi con ạ”. Bảo với trẻ bằng cách nào mọi thứ sẽ tốt hơn. Hãy để trẻ biết rằng chuyện đã xảy ra chẳng ổn chút nào và nó cũng khiến ngay chính mình kinh hoảng.
- Nói với con cái mình. Và khi nói với chúng, đảm bảo chắc chắn mình đang nói làm sao để trẻ có thể hiểu được tại sao hoặc bằng cách nào điều đó xảy ra và những gì mình đang làm để bảo vệ, giữ gìn chúng an toàn. Hãy hỏi chúng đang nghĩ gì và điều chúng đang lo lắng, bận tâm. Đảm bảo mình nghe chúng và trao đổi về những điều chúng đang lo lắng, sợ hãi đó.
[15.9.2011]
——————————————————————————————————
Thêm một lần trần gian lại sáng…
Đêm đã khuya, sắp hết ngày và trời cũng khéo chiều người nên vào sâu buổi tối sũng nước (từ ban trưa rì rầm suốt chiều) thì mưa chợt tạnh hẳn.
Dù trăng mờ khuất nơi cao xa, song trần gian ít nhiều cũng sáng thêm lần nữa trong dịp Trung thu xứ Bắc.
Chén trà đặc phá lệ nhấp cùng bằng hữu, thấm đắng dư vị chung chiêng phận chúng sinh âm thầm ruổi rong quyết kiếm tìm ý nghĩa riêng có của việc sống trên đời.
Cơ chừng thằng Cuội thì vẫn thế, muôn năm chẳng già. Quả thật, dối trá là một chuyện; tự lừa mình lại thuộc một nhẽ khác. Tại sao chúng ta điêu toa, lường gạt bản thân? Bởi vì “chúng ta không tiến triển một thứ thiết- bị- phát- hiện- chuyện- vớ- vẩn trong não bộ nhằm phân biệt rạch ròi giữa những mẫu hình đích thực và giả tạo“.
Và bất chấp mấy thập niên nghiên cứu, chưa có cái test đáng tin cậy về mặt khoa học nào đủ xác định ai đó đang nói dối, đa phần do lẽ khoảng cách giữa sự thật và điều lầm lạc được trầm tư mặc tưởng quá ghê gớm bởi chính những trò lý tính hóa của con người chúng ta.
Không chỉ học hỏi dối trá từ thuở ban sơ rồi mài dũa kỹ năng tinh thông qua thời gian, chúng ta còn sử dụng nó như phương tiện nhằm đạt tới thành công về các mặt: xã hội, nghề nghiệp, tình dục. Hơn nữa, dối trá dần hiển thị như chiến lược tiến hóa căn bản– cứ thường lệ tái tạo hoài trong thế giới xung quanh ta.
Mừng một mùa Trung thu vừa lặng lẽ qua khi cơn mưa lắc rắc rơi tiếp…
[12.9.2011]
—————————————————————————————————–
Sau Tết Độc lập, lại nghĩ về cái ăn và hệ lụy mưu cầu hạnh phúc ở đời
Trước đây, ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh được bố cáo rộng rãi là 03.9.1969 (hồi 9 giờ 47′ sáng); một trong các bằng chứng ghi nhận là phong bì thư…
“Đói giỗ cha, no ba ngày Tết“. 42 năm sau khi nằm xuống vĩnh viễn và bỏ mặc đằng sau mọi điều tiếng thị phi, ham muốn tột bậc của cụ Hồ lúc sinh thời vẫn tiếp tục là ý nghĩa cuộc sống, luôn còn đó nỗi ước ao ám ảnh của biết bao con dân xứ này.
Tôi lại nghĩ về Tết Độc lập chốn xa xôi và mãi mãi chẳng thể quên ông Nguyễn Hữu Đang.
“Thương mình như thể thương thân.” Làm chi có sự phân chia, tách biệt nổi ở cõi ta bà đây để mà chăm chắm ‘quyết liệt’ (@ thương hiệu Nguyễn Tấn Dũng), mải miết lo riêng cho bản ngã, dòng tộc; hì hục quẩn quanh ao làng ruộng nhà, sáng tối vào ra mặt tiền phố lớn, vục mặt chúi mũi suốt hết kiếp người phụng sự quan điểm vinh thân phì gia, mở mày nở mặt vênh vang cùng thiên hạ úi xùi đen đỏ.
“Ăn mày là ai, ăn mày là ta, đói cơm rách áo hóa ra ăn mày“… Câu ví von đời thường cho thấy sự thật tất cả mọi chúng sinh đều khổ, chung một niềm đau; suy cho cùng, mọi người thảy phải cảm thấy mối tương liên nối kết, dính dáng với nhau, cộng đồng trách nhiệm, không ai có thể thoát khỏi vòng sinh tử đọa đày nếu chưa thấu triệt sự thật căn bản đó.
Bằng hành động tạo tác tích tụ nghiệp lực, mỗi cá nhân và toàn thể chúng ta biết ngày sau thành tựu, hiện hình ra sao. Điểm cốt yếu cần nắm vững: giống như mình thôi, mọi người ai cũng đều muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Vậy khôn ngoan chăng khi duy trì thái độ những cái ‘của tôi’ chống trái với thế giới?
Nhiều người hay thích thú bàn luận tên gọi món ăn tụng ca xứ sở là phở, song có thể ít kẻ lưu tâm tới danh từ ‘ăn mặn‘ vốn cơ hồ do đọc chệch đi của gốc nghĩa ‘ăn mạng‘ đấy.
Và vì tin rằng ai đấy có thể là bố là mẹ mình thuở nào giấc trước nên thân phận cậu Luyện cơn cớ giết người càng khiến tôi cảm thấy nhu cầu linh thiêng vô cùng hiểm độc bạo tàn, do bởi sự điên loạn nó gây ra chủ yếu nảy sinh từ tâm thức ‘đói ăn vụng, túng làm càn’: cơn đói và sự túng thiếu triền miên, cơ chừng không thể ngắt dừng, thỏa mãn…
Thay cho thuần túy thói quen dễ dãi săm soi hoàn cảnh hoặc thành kiến nghề nghiệp giản đơn, bản chất tương liên đòi buộc chính mình trước hết phải nhìn thông suốt vào trong, xâu chuỗi dọc dài theo vô lượng từ bi đầy cảm thông và sống tôn trọng cùng tai họa.
Ăn uống là chuyện văn hóa tồn tại của con người. Hạnh phúc thuộc chủ đề vượt thoát dính mắc, ưu phiền nợ mang.
“Mày ăn Dân, hết nước, Dân ăn Mày“. Kiếm tìm cái tâm đã mất cùng với nguyện vọng đổi thay song vẫn không quên vinh danh kẻ thù, cầu mong cho mỗi một chúng sinh hợp quần, kết đoàn đặng dìu nhau giác ngộ sự thật qua vòng vèo sinh tử điệp trùng.
[03.9.2011]
——————————————————————————————————–
Tâm thần phân liệt: 4 chữ ‘a’ và mô hình ABCD
Thuật ngữ Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là sáng tạo vào năm 1908 của nhà tâm lý và tâm thần học Thụy Sĩ Eugen Bleuler (1857-1939), nhằm mô tả một rối loạn trước đó được biết tới với tên gọi “dementia praecox” (sa sút tâm trí sớm) do Emil Kraepelin định danh. [tham khảo]
Bleuler sử dụng thuật ngữ “schizophrenia” để chỉ sự chia chẻ nhân cách, ngõ hầu phản ánh sự kiện có một sự phân ly cơ bản giữa các chức năng khác nhau như trí nhớ, nhận thức, cảm xúc mà thông lệ là chúng tích hợp ở người bình thường.
Ông cũng đưa ra 4 chữ ‘a’ nổi tiếng tóm tắt bản chất tâm thần phân liệt và các khía cạnh cốt yếu của rối loạn.
Xin nhắc lại cụ thể:
‘affect’ (cảm xúc): những cảm xúc buồn nản hoặc không thích ứng, thiếu phù hợp với hoàn cảnh/ tình huống.
‘autism’ (tự kỷ): sự tách mình khỏi xã hội– thích sống trong thế giới huyễn tưởng hơn là tương tác với cộng đồng xã hội một cách phù hợp.
‘ambivalence’ (tính nước đôi trái ngược): giữ thái độ và biểu hiện cảm xúc xung khắc, đối kháng với người khác và với chính bản thân; thiếu hụt động lực và giải nhân cách hóa (depersonalization).
‘associations’ (các liên kết): các ý nghĩ liên kết mơ hồ, rời rạc nên khiến từ dùng lẫn lộn/ ý tưởng lung tung/ rối loạn tư duy.
Bleuler kiên định rằng, các dấu hiệu căn bản và khác biệt vừa nêu mới xác định và tạo thành bản chất tâm thần phân liệt còn các triệu chứng hiển nhiên như ảo giác (hallucinations) và hoang tưởng (delusions)– vốn là các triệu chứng hàng đầu của tâm thần phân liệt, theo Schneider— chỉ giữ vài trò ngoại biên và không quan trọng.
Giờ nếu ta có mô hình ABCD về tâm lý học với 4 miền chính là Affect (cảm xúc), Behavior (hành vi– các khía cạnh xã hội), Cognition (nhận thức) và Desire (ước muốn– động cơ/ động năng) thì dễ thấy cách thức 4 chữ a của Bleuler phủ lấp lên 4 miền tâm lý học như thế nào; hơn nữa, người mắc tâm thần phân liệt dường như đều gặp trục trặc ở mỗi miền.
* Cảm xúc (affect): hướng trực tiếp với miền cảm xúc và các cảm xúc thiếu thích đáng là phần cơ bản của hội chứng tâm thần phân liệt.
* Tự kỷ (autism): dù tên gọi ít nhiều không chính xác, nghĩa tự kỷ đã bắt chụp được những sự trở ngại mang tính xã hội và hành vi của người mắc tâm thần phân liệt.
* Tính nước đôi trái ngược (ambivalence): ở đây có những xung khắc và nhập nhằng liên quan tới những gì ai đó ước muốn; với chính mình và với những người khác; thiếu hụt động cơ/ động cơ xung đột là dấu hiệu của chiều kích này.
* Các liên kết (associations): các trụ đỡ về mặt nhận thức là quá rõ ràng– tư duy hỗn độn và các ý tưởng lung tung đều thể hiện bản chất của nhận thức.
Ngoài ra, một số triệu chứng âm tính như việc mất năng lực trải nghiệm niềm vui thú (anhedonia) thì phù hợp với miền cảm xúc (affection), còn sự thiếu vắng động lực để theo đuổi các mục tiêu đáng giá (avolition) có thể xếp vào miền tính nước đôi trái ngược (ambivalence) hoặc ước muốn (desire) theo sự sắp đặt bên trên.
[27.8.2011]
———————————————————————————————————
Ngày không vương khói cánh đồng làng
Thoắt đà đã 17 năm rồi; dưới bóng núi mang sắc vị sông Bồ, cây mạ êm ả tã nhẹ xác thân xuống mảnh đất quê từng bao tháng năm dài in dấu chân người vun bồi, cấy gặt…
Đó là một ngày hồn rời cõi trần ở ngôi biệt thự trên đồi cao của thành phố Đà Lạt bình yên. Và một mình, đêm con nằm biệt ly không khóc ngay chỗ đặt quan tài mẹ– vừa cất chân trần dời đi theo tổ tiên– trong căn nhà thân thương của xứ Đà thành.
Lắng lòng quỳ lạy tạ ơn khi xung quanh đất trời bời bời xuất kỳ gió thổi, như linh hương hội tụ bóng hình chở che riêng cho phận đời phiêu bạt. Đôi mắt cay xè vì sự thật tử sinh.
Bái vọng âm thầm. Hôm nay mưa rơi lắc rắc; nơi An Trạch giữa thủ đô chẳng hề ám chút hơi hám rạ rơm hay thoáng phảng phất tí bùn đất xa xôi, hốt nhiên có thằng tôi già đầu mà cứ vô tình thấy dâng đầy ầng ậc…
[18.8.2011]
————————————————————————————————–
Vu Lan– ngày hội cho cả người chết và kẻ sống, tận tâm báo hiếu vì may mắn có cha có mẹ, đã được sinh ra trên đời
Ngày rằm xá tội vong nhân… Dịp đốt vàng mã, phóng sinh, bố thí, tỏ bày lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ, ông bà…
Ngưỡng vọng khi Người đã mất, càng trân quý lúc tại thế cận kề bên ta…
Sâu xa, cái sự đói khổ không thuần chỉ việc cơm nước, thực phẩm mà rốt cục là kiếp nạn nhân sinh lầm lỡ, gieo mầm biết bao ngày tháng trên đời. Vì thế, còn đây hay phiêu diêu, đầy đọa miền nào thì thảy đều đớn đau tất tật của nỗi niềm sinh, ly, tử, biệt dằng dặc khôn cùng…
Khởi từ ta, phát bởi dĩ vãng kế thừa rồi tập thành hiện tại đồng thời, dự phóng tương lai. Cách thế hoá giải vòng oan nghiệt cơ hồ đòi hỏi cả phần số lẫn bề dày tu tập, tích lũy công đức thiện duyên.
“Đã mang lấy nghiệp vào thân- Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa…” (Kiều). Nghĩ về cô hồn, thấy mình trong chúng sinh khốn nạn…
[14.8.2011]
—————————————————————————————————–
Hóa thân như thị
Trong truyện cổ tích, thị tiếp tục là sự vận hình chuyển dạng của Tấm trước khi trở lại thành người. Giữa đời thực dung dăng nhăng nhít, chúng mình thất bại khi phải lòng một mùi hương đê mê và day dứt về lối hướng dẫn đi mơ hồ đích đến.
“Trừng phạt thất bại là cách thế khác để khuyến khích thêm sự tầm thường.” Những ký ức đã xa hay lưng chừng hoài niệm mới đây đều mọc lên từ nỗi ham muốn rồi tiếc nuối thứ nhịp điệu bảo bọc an toàn, yên ả hết sức quen thuộc. Khi quả thị rơi, phần số đã gieo và cây cổ thụ sừng sững tương lai đợi chờ xuất hiện qua hạt mầm vô cùng bé nhỏ.
Tháng Bảy. May mắn lần nữa được hoàn nguyên chăng, sau chuỗi biến đổi ngây ngô trèo cau báo hiếu, mở miệng toang toác kiểu chim, kẽo cọt ganh đua với tha nhân và ngậm tăm tạo tác ác nghiệp?
Hóa thân như thị biểu lộ hình thái thất bại của nỗ lực sáng tạo vì sự phát triển, phản ánh cõi đời và lòng người đang dan díu cùng mưu mô ma quái. Nguy thay, ghê thay cảm hứng truyền thừa này.
[06.8.2011]
———————————————————————————————————————————–
Nơi còn sang trọng gấp nhiều lần…
Phòng giam tiêu chuẩn cho tù nhân là căn phòng 12 m2. Trên khuôn viên có trung tâm ghi hình, các phòng sáng tạo, thư viện, vườn mùa đông, trung tâm thể thao, các ngội nhà nhỏ để gặp gỡ với người thân, các phòng học và phòng thí nghiệm, trung tâm y tế và các công xưởng sản xuất. Các gian phòng được bài trí các tác phẩm nghệ thuật có giá trị gần triệu dollars. Chế độ đi lại trong khuôn viên của nhà tù là tự do.
Đọc thêm bài dịch để cập nhật thông tin liên quan tới vụ thảm sát 93 người đang tiếp tục gây chấn động nhân tâm.
[25.7.2011]
—————————————————————————————————-
Thấy hồn mình thoát rời khỏi xác…
Trải nghiệm OBEs như thế giờ đã được tìm hiểu kỹ càng hơn.
Kiểu dạng này đặc thù với những cá nhân mắc một số rối loạn sau sang chấn hoặc dạng phân ly; nói chung, người sức khỏe tốt vẫn có OBEs song thường thì trải nghiệm chưa được hiểu biết bao nhiêu, nhất là vẫn bị kẻ ngoài cuộc khác nhìn nhận đầy vẻ nghi kỵ và định kiến.
Một nghiên cứu mới đây đăng trên trang Cortex, cho thấy OBEs liên quan tới những bất thường trong hệ thống thần kinh xảy ra ở thùy thái dương (temporal lobes) của não, và tự thân việc cảm nhận về cơ thể (body awareness) không ‘đánh lửa’ nổi.
Dữ liệu từ công trình trên giúp giới khoa học am tường hơn về các tiến trình tâm thần họat động theo phương thức như thế nào ‘trong-cơ- thể’… cũng như tại sao, khi trục trặc, đổ vỡ thì chúng lại sản sinh những trải nghiệm gây ấn tượng đến vậy.
Hiện tại, chúng ta biết động kinh (epilepsy), những cơn đau đầu và tai biến (seizures) vốn có nền tảng trong sơ đồ mạch thần kinh (neuro-circuitry), nhưng các rối loạn tâm lý cũng tạo nên nhiều ảnh hưởng lớn lao cho họat động của bộ não. Sang chấn, lo hãi, trầm cảm và phân ly đều dễ hình thành phản ứng sâu sắc, mà trải nghiệm hồn tạm rời khỏi xác (OBEs) là một trong những biểu hiện ấy.
Thật khó quên nếu phải chứng kiến bản thân tách ra tạm thời… Bây giờ, khoa học đang chứng thực điều đó.
[13.7.2011]
—————————————————————————————————
Khoảnh khắc một chiều hồ Tây
Hôm nay, hồ Tây chiều mùa hè. Đã tới đây, vốn quen nơi này mà như chưa từng biết đến.
Cũng loại bia ‘chỉ có thể là Heineken’ uống kèm lạc rang nóng hổi, cùng người thương chừng ấy năm gắn bó, ngồi chỗ ưa thích thoải mái châu thân mà vẫn mơ hồ thôi thúc dội lên– như con nước bâng khuâng đang dâng đầy ngay cạnh kia– nỗi niềm rạo rực của loài hoa phượng đỏ muốn hòa mình sẻ chia với cảnh vật xanh tươi, ngày ngày đều chói chang sức nắng.
Nắm bắt không hề cố gắng, tuyệt chẳng cưỡng cầu ý nghĩ hay xúc cảm; chúng cứ tự nhiên nhi nhiên đến rồi đi, được phép xuất hiện và buông bỏ… Mặc kệ, không phản ứng với bất kỳ kích thích nào. Thực hành thiền định thiết yếu như dành thời gian cho giấc ngủ mỗi ngày.
Trông ra bao la càng yêu nước Việt mình hóa lịch sử hình hài miền đất thiêng lung linh huyền thoại trước mặt. Ngồi dậy, ưỡn ngực, đứng thẳng lưng, v.v… cần thấu hiểu lợi lạc sức khỏe khi có những cử chỉ, tư thế tốt; nó giúp ta tránh các cơn đau (cả vật lý lẫn tài chính) từ lưng và cổ, cải thiện cơ xương và hơi thở, kể cả các vấn đề dài hạn như sự cân bằng, thậm chí, tư thế cử chỉ tác động lớn tới việc ra quyết định theo những cách thức mà thường ta vốn không dễ nhận ra…
Khoảnh khắc hồ Tây. Khoảnh khắc dừng lại. Khoảnh khắc ngắm nhìn. Khoảnh khắc lắng nghe. Khoảnh khắc sống.
[02.7.2011]
—————————————————————————————————–
Thất bại là người thầy tốt hơn sự thành công
Chúng ta thường tự hào vượt thắng thất bại; hàng lô lốc sách chất đầy trên các kệ chào mời với tiêu đề chứa chữ ‘thành công’.
Tuy thế, một nghiên cứu chỉ ra rằng, để dẫn tới sự học hỏi thì chung quy, thất bại dường như mới đích thị tốt cho chúng ta; thực tế, thất bại là người thầy tốt hơn sự thành công.
Theo đó, kiến thức thu lượm từ những thất bại lưu giữ lâu hơn so với lúc thành công.
Nhóm tác giả khuyến cáo các tổ chức, thay vì lờ đi hoặc hạ thấp sự thất bại thì nên xem nó như là cơ hội học hỏi đáng giá.
Vấn đề ở đây là, trong khi chúng ta không nên không đạt được mục đích thì thất bại (đôi lúc bi kịch) là vị thầy quan trọng. Với các tổ chức, hãy nghiên cứu các thất bại nhỏ nhặt và những cái suýt làm nguy tính mạng ngõ hầu rút ra thông tin hữu ích, chứ đừng ngồi đợi một thảm họa ghê gớm xảy đến.
Thay vì lờ đi hoặc định kiến những gì liên quan với sự thất bại, lãnh đạo nên đối xử với chúng như cơ hội học hỏi tuyệt vời, đồng thời khuyến khích chia sẻ cởi mở thông tin về chúng.
Tôi dẫn nghiên cứu trên ngoài cơn cớ đọc tin thời sự còn là vì mới xem lại film The Buddha, trong đó khẳng định Đức Phật đã thất bại…
[16.6.2011]
———————————————————————————————-
Một chữ ‘Khổ’ bao trùm càn khôn. Mỗi ‘giải thoát’ khởi tự chúng sinh.
Cám ơn cô bán hàng bên vỉa hè- nhà ở đâu đó gần chùa Đậu (Thường Tín)- đã bán bó rau muống tươi và rẻ chỉ 2.000đ lại còn cho thêm quả muỗm xanh kèm mấy trái ớt đỏ.
Tối qua thôi, tại trung tâm L’Espace một phụ huynh tham dự Hội thảo đã than vãn rằng, con gái anh mới học lớp 1 chợt giật mình thức dậy lúc 5h15′ sáng; cháu khóc lóc sợ không dám tới trường, trách cô (em bố) sao không đánh thức cháu dậy lúc 4g để kịp làm hết 10 bài tập giao về nhà…
Sáng sớm mùa lễ Đản sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni này, những người đàn ông, đàn bà lớn tuổi tụ tập trong khuôn viên Văn Miếu- Quốc Tử Giám vẫn tiếp tục thói quen rôm rả vừa vội vã bước vừa luôn miệng kể đủ thứ chuyện cơm- áo- gạo- tiền liên kết với vô số tin tức nóng hổi về chính trị- xã hội dằng dặc…
Ngay khi thức dậy rời khỏi giường rồi gắng sức duy trì đều đặn hàng ngày việc tập thể dục để giữ gìn sức khỏe và cố kéo dài tuổi thọ- như đa phần bàn dân thiên hạ chúng ta- nỗi khổ niềm lo đã theo cùng đeo bám, cơ chừng dắt dính quen thuộc, thật khó can đảm dứt bỏ nổi.
Nếu khi đặt câu hỏi ‘Mình là ai?’ mà tôi chủ tâm nhắm tới kiếm tìm ngõ hầu biết rõ ai đây đích thị đang đề xuất câu hỏi ấy thì tôi sẽ không thể nào phát hiện thấy câu trả lời ngóng đợi; bởi vì tôi mong chờ, kỳ vọng câu trả lời là điều gì đó đã được xác định– ngay cả dẫu đó chỉ là ý nghĩ.
Bởi vì yêu cầu của tôi cho điều xác định câu hỏi không có khả năng lặp lại sẽ phục vụ cho việc làm tỏ lộ người hỏi bởi vì, sự thật là, người hỏi, một cách căn bản, là không- gì- cả— tuyệt không bao giờ là gì cả.
Có lẽ vì nghĩ tới lúc bản thân mất mát nên cô bạn quê miền ngược sau khi chứng kiến hai cái tang liền, đã chân thành tâm sự rằng nỗi sợ hãi chết chóc tự dưng quay về mãnh liệt.
Quy luật sinh diệt. Kỳ thực, không tìm ra một bản ngã để ưu ái.
Và quả hết sức đúng đắn lời của tâm lý gia Paul Ekman “bất cứ khi nào bạn nhìn vào một cảm xúc, bạn phải nhìn vào động cơ cho cảm xúc đó“.
Tôi tin, đó là sự bắt đầu tốt đẹp cho tiến trình sống một cuộc đời vô chấp, vô ngã đủ đem lại hòa bình, an lạc.
[17.5.2011]
——————————————————————————————–
Hóng hớt rớt sọt và tự mắc kẹt trong hốc
Với nắm xôi buổi sáng trên tay, tôi không ngờ mình cũng đang cầm giữ sự ích kỷ kèm những ta bà sai sót bằng việc chỉ kiên nhẫn lắng nghe muôn mặt sự đời diễn ra trước mặt.
Ấy là khi cô bán hàng ngay góc ngã ba hào hứng vào chuyện ông già bé nhỏ sống cùng ngõ dở chứng dở người sao đó nên tự biến mình thành kẻ nhếch nhác, bôi tro trát trấu vợ con: dựa lưng vào đống gạch cũ vỡ, ông dùng vài tấm ván làm mái che và chắn ba phía còn lại, lót nền bằng hộp giấy các tông để dựng lên chỗ nằm nghỉ ban ngày– tại nơi ông sửa vá xe, trên vỉa hè đầu phố chính.
Lâu nay mỗi lần chạy bộ ngang qua rồi từng có dịp chuyện trò xã giao lúc đứng đợi ở bến xe bus đặt sát cạnh điểm sửa vá xe này, thi thoảng tôi cứ đoán ông vô gia cư, thoáng đôi chút thắc mắc và chợt nghĩ rằng thân phận thật tội nghiệp.
Giờ nghe hàng xóm của ông kể mới hay biết, ông vốn là giáo viên Bách khoa nghỉ hưu, vợ cũng về chế độ và các con đều yên bề gia thất, có nghề nghiệp đàng hoàng đảm bảo cuộc sống cả…
… Sắc màu hạnh phúc khó ngờ, chẳng phải chuyện thường tình. Đời sống hiện đại tạo đà cho vô số đối nghịch trong nhận thức xuất hiện ngày càng nhiều, và tôi nghĩ, sự bất mãn gây phiền nhiễu í khởi từ cảm giác bất định.
Nhờ tiến bộ công nghệ và truyền thông kỹ thuật số, khoảng cách không- thời gian trở nên bé nhỏ, thu hẹp, giao tiếp mang tính toàn cầu mở rộng thấy rõ, nhân loại trực nhận hiển thị sự gắn bó tất yếu.
Do vậy, thái độ lờ đi người khác, mặc kệ thiên hạ e chừng đa phần phải vì niềm tin rằng phương thức sống của chúng ta là duy nhất; nó phản ánh cộng đồng, nhóm hội, cá nhân ai đó đang ngự trị ở thứ bậc cao của nấc thang duy ngã (solipsism).
Vượt thoát khỏi nỗi ám sợ bị gọi là ‘ích kỷ’, có thể chúng ta sẽ phát hiện thấy chính mình đang trải qua mọi cung đường ngoằn ngòeo của trạng thái không tự kết nối và tôn trọng bản thân (self-disrespecting).
Thực tế, mọi nguồn thông tin chúng ta tự hào tích lũy và sở hữu- suy cho cùng- là sự tự chọn lọc; không còn nghi ngờ gì nữa, kiểu lối ta tự diễn đạt về những gì đã trải qua đích thị tác động sâu xa tới cách ta đang cảm nhận.
Thật đáng suy ngẫm ý tưởng của nhà Kinh tế học đọat giải Nobel Amartya Sen về sự phức tạp của bản sắc, căn tính— khả năng xác định bản thân chúng ta trong những cách thức đa dạng đủ để chúng ta có thể nhận ra những gì mình đang chung đụng mọi thứ với nhiều người khác biệt nhau.
Và với sự giàu có- thậm chí- ứ tràn thông tin, việc tái xác lập trở lại niềm tin và quan điểm trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
… Hôm nay, đại lễ Vesak lần thứ 8 khai diễn bên Thái Lan. Mời đọc các bức thông điệp của ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc, bà Tổng giám đốc UNESCO và thiền sư Thích Nhất Hạnh gửi tới…
Theo một hướng dẫn sáng giá để đạt tới trạng thái bình an nội tâm, mỗi chúng ta có thể tự mình huấn luyện bản thân đối phó với nỗi bất hạnh, nghịch cảnh, tai ương thông qua việc thực hành chăm chú với những bất mãn, ưu phiền nho nhỏ xảy đến hàng ngày.
Một lần nữa, xin hãy cẩn trọng và tử tế với tất cả, vì ai hay người bạn sẽ gặp sắp tới không phải đang bị tổn thương.
[12.5.2011]
———————————————————————————————
Hai khuôn mặt trong Ngày của Mẹ
Kỳ Chủ nhật thứ hai của tháng Năm: Ngày của Mẹ (mạ); một dịp lễ vinh danh tổ chức hàng năm ở khắp nơi trên thế giới: Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc, Nhật và Trung Quốc,…
Về mặt lịch sử, Ngày của Mẹ là cơ hội để những người con và các thành viên khác trong gia đình tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành hoặc bất cứ ai đã chăm sóc, nuôi dưỡng họ như tình mẫu tử; do đó, ngày này thường tràn đầy lòng tri ân, tình yêu thương ấm áp và hạnh phúc.
Thực tế, có nhiều hoàn cảnh và tâm trạng với người làm mẹ. Chẳng hạn, Kordeza Zhelyazkova, cô gái Bulgary 11 tuổi, đã trở thành mẹ sau cơn đau đẻ trong lễ cưới; khoác trang phục cô dâu tới bệnh viện, Kordeza Zhelyazkova vẫn cứ khẳng định chẳng biết mình mang thai. “Tôi sẽ không phải chơi bất kỳ đồ chơi nào nữa, giờ tôi đã có đồ chơi mới,” Kordeza nói với tờ News of the World của Anh.
“Em bé thật sinh đẹp, tôi yêu con. Violeta là đứa trẻ và tôi phải nuôi nó khôn lớn. Tôi sẽ không đi học lại- hiện tôi làm mẹ rồi.” Kordeza gặp bạn trai 19 tuổi khi cậu giải cứu cô khỏi sự bắt nạt ở sân trường– người đang đối đầu mức án 6 năm tù vì quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên.
Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm thấy dễ chịu khi được làm mẹ. Bởi thế, ngày lễ này với một số người có thể gợi về kỷ niệm buồn bã, mất mát và thương tiếc nếu mẹ đã qua đời; hoặc một bà mẹ mất đứa con, sẽ gây nên hồi tưởng đau đớn; hay ai đó dâng lên cảm giác tức giận và phẫn uất nếu anh/ chị í không có được mối quan hệ tốt đẹp với mẹ mình,…
Đời sống mỗi ngày của những người làm mẹ vốn chịu nhiều áp lực, cực nhọc hơn hẳn cánh đàn ông; so với ông bố, bà mẹ cũng kiệt sức hơn, hay cảm thấy đau đầu, mệt mỏi và phiền muộn vì căng thẳng tinh thần.
Ngày của Mẹ do vậy, nên là dịp đặc biệt để tìm ra các ý tưởng ngõ hầu cải thiện trạng thái an lạc cho cả bà mẹ lẫn gia đình. Với những bà mẹ đang phải chịu đựng đớn đau, xin hãy cho phép bản thân được suy tư và cảm nhận mọi điều xảy đến, nảy nở trong sâu thẳm nội tâm; đó là điều quan trọng mà mỗi người trong cuộc đối xử với người mẹ riêng có của chính mình.
Lần nữa, chân thành cúi mình tri ân và cầu chúc tốt lành cho tất cả những ai đã, đang và sẽ làm mẹ!
[08.5.2011]
———————————————————————————————–
Vô thường, si mê và đau khổ
Suy gẫm nhiều về lý vô thường một cách thành tâm giúp ta dần dần thoát khỏi cái ý tưởng chấp thủ, cái quan điểm thiếu sót và tai hại về vô thường, niềm si mê an toàn giả tạo mà trên đó ta xây dựng mọi thứ. Dần dần, ta chợt nhận ra rằng mọi nỗi đau buồn mà ta trải qua do vì muốn nắm giữ cái không thể nắm giữ.
Thọat đầu, có lẽ ta cũng khổ sở khi chấp nhận điều này, vì dường như nó quá xa lạ. Nhưng một khi đã nghiền ngẫm thì tâm trí ta từ từ chuyển hóa từng bước một. Việc buông xả trở thành tự nhiên hơn và càng lúc càng dễ dàng hơn.
Do vì si mê nên có lẽ phải mất một thời gian dài mới thấm nhuần được. Ta càng quán chiếu thì quan điểm này càng được phát triển. Rồi sau đó, một sự chuyển đổi hoàn toàn sẽ xảy ra trong cách chúng ta xem xét sự vật.
[Mỗi ngày trầm tư về sinh tử, sđd, tr. 59]
———————————————————————————————-
Lễ tế làng trong phố
Gần trưa nay, Mồng 4 tháng 2 Âm lịch, lần đầu tiên tôi tham dự hội tế làng nơi mình đang ở– An Trạch, Quốc Tử Giám– nhân Ngày thành đạo của đức Tiên ông Trần Tú Uyên, tại Bích Câu Đạo quán.
Tọa lạc trên con phố Cát Linh– nơi siêu thị nội thất có bán bếp gas giá gần 1 tỷ đồng, chuyên kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng, đêm tới lại dàn ra chiếm hết vỉa hè thứ đồ uống mang tên ‘trà bát bảo’ này– Bích Câu Đạo quán giữ vị trí hết sức khiêm nhường và lặng lẽ.
Xem các đội hình trình diễn và làm lễ thì thấy chỉ mỗi các bà nhún nhẩy, múa may cờ quạt là tươi vui và toát ra thần sắc hội đình nhất; thực sự ngạc nhiên nhìn các bác, các cụ ông đi hia mang lư hương, châm tửu, vái lạy,… mà sao bước chân vội vàng, cử chỉ thiếu hẳn sự tĩnh tại, tập trung nghiêm cẩn.
Đặc biệt, bài chúc văn tế Đức Tiên ông in bằng chữ quốc ngữ chứ không phải Hán ngữ, do một cụ có vẻ rành rẽ niêm luật cất giọng trầm bổng lên xuống…
Lễ tế làng trong phố thị lôi cuốn được hầu hết các hộ gia đình thuộc địa bàn tụ về đông đủ, nề nếp.
Trưa này chợt nhớ lần thụ lộc đầu năm ngồi dưới chiếu giữa sân đình đêm khuya trời rét, tại lễ hội Trò Trám.
Cái chốn Bích Câu Kỳ Ngộ ấy, may mắn, vẫn còn neo sâu thẳm vào lòng dân chúng quanh vùng yếu tố thần linh huyền bí khói sương họ muốn phù trợ, nương nhờ, thanh lọc. Lành thay!
T.B: Bài xuất bản được nhờ vượt tường lửa, gợi liên tưởng tin WordPress bị tấn công từ chối dịch vụ DDOS.
[08.3.2011]
———————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————
Bao giờ ‘Lượm’ thôi không còn ‘nhặt’ nữa?
Đọng lại sau tất cả ồn ào thị phi, câu chuyện về cô Lượm- Trần Thị Thùy Dương thực sự là tiếng thở dài miên man hốt nhiên cho thân phận làm người của tất cả chúng ta.
Đến lúc nào thì thiên hạ sẽ chỉ ứng xử thật với nhau? Liệu qua giọng nói, bạn sẽ dự đoán được tình nhân/ vợ, chồng sẽ dối trá mình? Cơn cớ gì mà trò lừa bịp bỗng trở thành chủ đề dư luận nóng hổi hâm lại lần nữa thế?
Ai đó ‘hư hỏng, sai quấy’ cần góp ý, khen chê hay rốt cục, bản thân ta đang cảm thấy một mối đe dọa nội tâm bất an thường trực song cũng hết sức mơ hồ khiến vô thức thẳm sâu thúc đẩy thao tác phân loại mình nổi lên, đứng xa ra, tách biệt?
Thật- bịa bình luận gián tiếp hoặc gặp lại để ghi âm hình khổ chủ, hay đích thân tác giả của nhân vật Lượm tự thú và xin lỗi thông qua thư điện tử rốt ráo khác gì?
Điểm cực kỳ khó phân tách riêng chung, đúng sai, thuần tạp ở đây chính là vì nói dối đích thị luôn theo suốt hành trình tiến hóa của con người; bởi cùng với luân thường đạo lý và những định chế cấm đoán, răn phạt của xã hội, nói dối trở thành một hiện tượng độc đáo chẳng dễ xóa bỏ nổi do nói dối là thân thể nhị trùng thay thế nhau của sự thật.
Dân dã vẫn thường thở than ‘chán, chẳng buồn nói nữa’. Ai đó phải chịu trách nhiệm hay chính bản thân tôi cũng dự phần trách nhiệm? Sự thật khốn khổ, đó là lời nói dối. Một lời nói dối thường xuyên sẽ thừa cơ trở thành sự thật.
Làm thế nào để khuyến khích thiên hạ cởi mở, dũng cảm nói thẳng sự thật, sống đúng con người mình trong một môi trường sống chỉ thích nghe lời nịnh nọt, tâng bốc và khuyến khích sự giả dối đã làm bao thế hệ ảo tưởng rằng chúng ta thật dễ thương, sáng giá khi cùng lừa bịp?
Vì thế, truyền thông la oai oái là bị qua mặt, bị lừa ngoạn mục hay cô Thùy Dương bị nó xô đẩy, cần xử lý về mặt luật pháp ra sao, v.v… tất tật, ngẫm nghĩ kỹ thấy bi hài kinh dị. [Ngoài lề tí: tôi cảm thấy khó chịu khi giới truyền thông gọi người phụ nữ 28 tuổi, đã có chồng con là ‘cô bé’, như từng thế một thời với cô Hoàng Thùy Linh: kiểu dạng thương hại, ban ơn, trên cơ?]
Tìm hiểu động cơ [Tiện dịp tôi sẽ quay lại giới thiệu lĩnh vực nghiên cứu tâm lý học phức tạp và mênh mông này- N.T] của cô Thùy Dương, thiển nghĩ, nên ưu tiên xem xét lý do nảy sinh, xuất hiện và hệ quả tiếp biến suốt tiến trình ‘diễn ngôn’ (discourse) của tác giả.
Chẳng hạn, nghiên cứu này là một gợi ý thú vị.
Một hành vi không thiện tâm của ai đó làm lỏng rời vòng cương tỏa của đức hạnh và thể hiện động cơ lãng quên những nguyên tắc luân thường đạo lý. Sự thay đổi như thế không hề nảy nòi được với ứng xử trung thực hoặc với sự đánh giá về những hành vi thiếu trung thực nhất của tha nhân. Thêm nữa, việc đạo đức thể hiện thật rờ rỡ nhờ các đối tượng tham gia đọc ký, điểm chỉ bằng thứ mật mã đáng trân trọng sẽ làm giảm bớt đi hành vi phi đạo đức và ngăn chặn sự tháo bỏ đạo đức sau này. Bất chấp hành vi không đứng đắn đã tạo động cơ cho tính đạo đức dễ dãi và dẫn tới quên bẵng đi các quy điều luân lý thì ứng xử lương thiện lại tạo động cơ cho tính nghiêm trang đạo đức, khiến chúng ta cần mẫn hồi quy về với những quy điều đạo đức.
Nhóm tác giả nghiên cứu trên chỉ ra rằng, những khía cạnh tưởng chừng không đâu của môi trường có thể góp phần thúc đẩy quyết định hành xử thật chân tình hay giả dối. Kiểu quyết định ấy làm tăng thêm những thay đổi về sau trong niềm tin đạo đức, đến lượt chúng lại dự báo hành vi ứng xử trong tương lai. Thông qua việc kết nối các bước giữa tình huống, hành vi và niềm tin mà chúng ta chứng thực mỗi thứ tác động đến các thành phần còn lại ra sao. Ngay cả những rụng rơi bé nhỏ cũng tạo ra được vòng sóng thay đổi lăn tăn…
Thực hư chẳng dám chắc rõ ràng tại sao cô Thùy Dương chủ động chọn cách gửi thư điện tử để chuyển lời xin lỗi đến với công chúng xem VTV, lãnh đạo đài và những ai có tiền, không quyền liên quan.
Xin khỏi bàn về tài viết lách của cô Thùy Dương, nhất là qua bài dự thi “Mối tình đầu của tôi“.
Chỉ biết về mặt thực nghiệm tâm lý thì phát hiện hơn 50% sự giả dối tăng lên khi chuyển từ giấy bút sang gửi thư điện tử (email); ngoài ra, nói dối qua điện thoại thì dễ hơn nhiều so với chuyện gặp mặt đối mặt.
Thông tin tham khảo thêm, sự lừa dối trong yêu đương, hôn nhân e chừng có thể phát hiện chính từ giọng nói!
Nghiên cứu mới đây xem xét mối liên quan giữa độ cao của giọng nói và việc tri nhận sự vụ ngoại tình, đồng thời đưa ra cái nhìn sâu sắc về giọng nói con người cũng như cách thức chúng ta lựa chọn bạn đời.
Tỷ dụ, khi lựa chọn người phối ngẫu, phụ nữ tin rằng chàng nào giọng càng trầm ấm thì khả năng cao là sẽ lăng nhăng; đối nghịch lại, cánh đàn ông nghĩ một cô gái với giọng cao vang cơ chừng khó mà chung thủy…
Còn bây giờ thì đề cập tác dụng của chuyện xin lỗi.
Chúng ta giả định rằng nói lời xin lỗi có thể vá chữa và cải thiện hàng rào ngăn cách, song liệu có ước ao quá chăng sự biện bạch, tạ tội? Những chính trị gia, lãnh đạo công ty, người nổi tiếng và ai đó khác xuất hiện trên TV, báo viết,… bày tỏ hối hận (đôi khi chân thành và thực tâm, đôi khi hời hợt và thiếu đoan chính) thì thông tục nghĩ rằng, công luận tha thứ cho hành động sai trái đó là tạo đà cho hành vi phi pháp, bất luân? Sự xin lỗi, do vậy, thực sự thu phục lại được tín nhiệm?
Sống ở đời, thiên hạ khắp nơi đều mong đợi trông chờ vào quyền năng của sự xin lỗi. Kỳ thực, việc đón nhận nó không hề mang chứa tác dụng chữa lành như mọi người tưởng tượng.
Tương tự, chúng ta khó phát hiện ra tính không thành thật trong lời xin lỗi hướng trực tiếp vào chính mình (tựa như khi ai đó tâng bốc, nịnh đầm ta vậy, nhỉ!)
Ngay cả một lời xin lỗi chân thành cũng chỉ là sự khởi đầu cho tiến trình sửa chữa lỗi lầm…
Thực tế thì trước sự chứng kiến của đám đông, cô Thùy Dương đã và sẽ khóc lúc đang tiếp tục trải qua một giấc mơ mang tên Lượm.
Rồi bẵng đi và đêm tới, thức dậy bên chồng con trong ngôi nhà nhỏ của mình hay thảng hoặc khi ngồi trầm tư đâu đó bên vỉa hè, nơi chợ búa cô lại khóc– không chỉ một lần duy nhất rồi thôi.
Nước mắt của sự xấu hổ thấm ứa tự nhiên vì những gì từng đối đãi, phát ngôn, diễn xuất; vì những lời muộn phiền, khát khao, phẫn uất đớn đau, khấp khởi hy vọng, hụt hẫng, ê chề cứ lăn trôi qua đầu; và vì những gì chính kẻ xa lạ ngoài đời lẫn người thân yêu máu mủ trong nhà đã không ngừng kết tội, đổ lỗi cho một đồng loại nào khác chi mình…
Ưu tư: bao giờ ‘Lượm’ thôi không còn ‘nhặt’ nữa?
[05.3.2011]
———————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————
Thấu hiểu lý vô thường
Hãy tự đặt cho mình hai câu hỏi:
Vào mọi lúc, tôi có nhớ rằng tôi đang chết, rằng mọi người và mọi sự việc khác cũng đều như vậy, vì thế, hãy đối xử với mọi người vào mọi lúc bằng lòng trắc ẩn hay không?
Sự hiểu biết của tôi về cái chết và về lý vô thường đã trở nên quá sâu sắc và quá giục giã đến nỗi tôi dành từng giây từng phút cho việc đeo đuổi sự ngộ đạo hay chưa?
Nếu bạn có thể trả lời “có” cho hai câu này, thì lúc bấy giờ bạn thật sự hiểu lý vô thường.
[Mỗi ngày trầm tư về sinh tử, sđd, tr.40]
[27.02.2011]
——————————————————————————————————————————————————————————————————————————
“Hạnh phúc không phải là chuyện thường tình”
Chắc sẽ gây choáng váng, bực bội hoặc ít nhiều hồ nghi khi đọc thấy thế… Vì nếu cứ mê mải say sưa, hồ đồ buông thả vào thứ mô hình hạnh phúc định hướng trên cảm xúc và thỏa mãn khoái lạc thì sớm muộn tất yếu phải rước lấy buồn đau,…
Đó là ý kiến của nhà tâm lý học lâm sàng Steven C. Hayes; người nhờ mắc rối loạn tâm thần lo hãi (panic attack) khi đang là trợ lý Giáo sư ở tuổi 29 mà sáng lập ra hình thức trị liệu Chấp nhận và Cam kết (ACT)— lối điều trị ngày càng thông dụng.
Để cảm nhận thấu đáo ý tưởng của GS. Hayes, cần tìm hiểu kỹ càng sự ra đời và triết lý ACT.
Đọc bài báo trên tờ Time, bạn sẽ biết từ cơn lo hãi đầu tiên nảy sinh trong cuộc họp khoa Tâm lý lại kéo thêm nhiều lần khác nữa, thậm chí tiến sĩ Hayes còn cảm thấy nó xuất hiện ngay cả dưới dạng khiêu khích nhỏ nhặt nhất khi ông đi ăn tiệm hay vào cửa hàng thực phẩm…
Để cứu chữa trạng thái của bản thân, TS. Hayes lựa chọn cách tiếp cận trị liệu mà ông biết rõ nhất: Nhận thức- Hành vi (CBT), đã tiếp cận những nghiên cứu cũng như thử đủ kiểu khác nhau thuộc dạng thức trị liệu Nhận thức; tuy thế, bất chấp các kỹ thuật tiến hành, tất cả chỉ làm cho những triệu chứng trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Là một nhà trị liệu Nhận thức, Hayes thừa hiểu trị liệu Nhận thức nhằm cố gắng tấn công và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực vốn làm mồi rồi cặp cùng những cảm xúc tiêu cực, như trầm cảm hoặc các cơn lo hãi.
Nhà trị liệu CBT trở thành như huấn luyện viên dẫn đạo, luôn luôn đặt câu hỏi về tính duy lý, hợp lẽ trong tư duy của bệnh nhân. “Anh thực sự là người mập nhất thế giới à?” “Liệu việc hiện tại không có việc làm sẽ khiến anh trở thành kẻ vô dụng đáng vứt đi hay sao?”
Theo chuyên gia tâm lý Hayes, vấn đề của trị liệu Nhận thức nằm ở sự chú ý và tập trung xoáy vào lối tiếp cận đối với suy nghĩ của bệnh nhân; các ý nghĩ kéo theo, nối tiếp thường không đoán định được. Nói cách khác, đích thị suy tư, nghĩ ngợi chính là vấn đề.
Khi trị liệu Nhận thức cơ chừng là toa thuốc (prescription) cho cơn lo hãi hơn là phương pháp chữa trị (cure), Hayes kiếm tìm những lối tiếp cận khác.
Kết quả của sự truy cầu là sản phẩm ACT (Acceptance and Commitment Therapy).
Thực chất, cách tiếp cận ACT áp dụng tinh túy “Chánh niệm” (Mindfulness) của Phật giáo để giải quyết các vấn đề tâm lý.
Suy tư là vấn đề, không làm lành được thì gỡ bỏ tác dụng của chúng đi; đừng cố bước vào cuộc tranh luận mang tinh thần Socrate về những ý nghĩ để thay đổi chúng. Đơn giản chúng ta nhận biết chúng trong cách thức tuyệt không gắn bó, dính mắc: đó là ý nghĩ trầm uất, đó là cảm xúc tức giận, v.v…
TS. Hayes đã ngỏ lời biết ơn những cảm xúc, suy tư gây khốn khổ cho bản thân.
Phương pháp trị liệu ACT dựa vào chánh niệm của TS. Hayes cũng như ý tưởng của đội ngũ các nhà tâm lý đại học Cambridge- vốn lấy hứng khởi từ kỹ thuật thiền định của Phật giáo- đã chứng tỏ hiệu quả cực kỳ trong điều trị trầm cảm.
Đây là bài tự kiểm của chính Hayes về ACT, cũng như thông tin về lối trị liệu dựa trên chánh niệm của đại học Oxford.
… Bài Time giới thiệu hết sức đáng đọc. Nói thêm, sau này trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2009, TS. Hayes còn khẳng định ‘hạnh phúc là một lời hứa hẹn rỗng tuếch‘.
Ông cho rằng, khá nguy hiểm trước lối nhìn nhận hạnh phúc là trạng thái cảm xúc ấm cúng, vui sướng, *** trong lòng buộc khiến mình phải theo đuổi, ôm ấp và giữ chặt với nỗi sợ nó sẽ bất chợt vụt mất.
Một lần nữa, cần xác quyết rằng hạnh phúc không phải là tất cả mọi thứ (tham khảo, bản dịch Việt ngữ).
Và thật đáng quan ngại trước sự thật: xu hướng tiêu dùng của người Việt là ưu tiên ăn uống, giải trí.
Có vẻ quan niệm hạnh phúc giờ đây tại đất nước Á Đông còn đang phát triển ì ạch này được cân đong, đo đếm hết sức tự tin, dễ hiểu, thuận theo sức quyến rũ ghê gớm của nền văn hóa thương mại, khuyến khích tiêu xài.
[20.02.2011]
————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————-
Nhân Noel, cần mừng sinh nhật Cái Tôi
Ngày Chúa hài đồng ra đời cũng có thể xem là biểu tượng sinh nhật của Cái tôi (Self). Nhận Jesus ở thành Nazareth như vị cứu tinh (Hy Lạp: Christ), đạo Công giáo tồn tại đã hơn hai ngàn năm, và nền nghệ thuật Thiên Chúa vẫn hiển nhiên sáng giá nơi những tòa nhà công cộng rộng rãi lẫn chốn phòng the riêng tư…
Giáng sinh. Niềm tin vào sự ra đời của Jesus, vào cuộc sống và cái chết của ngài, là cội rễ của đạo Công giáo (Christianity). Do đó, những hình ảnh minh họa Christ hằng sống trên cõi trần gian- như một con người- là nền tảng của nghệ thuật Thiên Chúa.
Đấng Christ là vị Thầy (teacher) và Nhà Thuyết pháp (preacher), Người Chữa lành (healer), Người Phán xử (judge), đồng thời cũng là một Hài đồng (new-born baby) và Chứng nhân khổ nạn (dead man).
Tập trung vào những hình ảnh tử biệt của đấng Christ và cơ thể khổ nạn của ngài đem lại sự hiểu biết đặc thù về nghệ thuật Thiên Chúa.
Tuy vậy, ở đây chủ yếu xoay quanh hình ảnh của đấng Christ như là biểu tượng của Cái Tôi.
Bài báo trên trang Psychology Today bàn luận thật sắc sảo về chủ đề vừa nêu. Theo đó, tác giả dẫn lời Car Jung rằng, Christ là “sự tương cận gần gũi nhất chúng ta có được về Cái Tôi và ý nghĩa của nó“.
Jung giải thích tiến trình Cái tôi xuất hiện:
Nếu vô thức có thể được ghi nhận như yếu tố cùng quyết định với ý thức, và nếu chúng ta có thể sống theo lối xem xét hết mức khả dĩ các yêu cầu của vô thức và ý thức thì trung tâm của lực hấp dẫn về toàn bộ nhân cách sẽ chuyển dời vị trí. Nó chẳng còn ở thành phần tâm thần ego nữa- vốn chỉ giữ vai trò trung tâm ý thức- mà sẽ là điểm giả định giữa ý thức và vô thức. Trung tâm mới này có thể gọi là Cái Tôi.
Qua lối diễn dịch lại ý tưởng của tác gia tiếp tục trích dẫn trong bài, tiến trình hiện hữu khác biệt (individuation) cũng được Jung quan niệm rõ ràng.
Mục tiêu nhắm tới tiến trình hiện hữu khác biệt là xu hướng của cái gọi là “Toàn thể” hoặc “Tích hợp“: trạng thái mà tất tật các thành phần của tâm thần, bao gồm cả ý thức và vô thức, đều cố kết lại với nhau. Người thành tựu được điều đó sở hữu “một thái độ vượt thoát trên mọi vướng víu cảm xúc và những rối loạn kinh hoàng– một ý thức rời khỏi mối gắn bó với thế giới“.
Mời bạn đọc tự mình nghiền ngẫm thêm bản văn thú vị, chứa nhiều ý tưởng sáng giá liên quan tới Cái Tôi.
Dĩ nhiên, Cái Tôi và đấng Christ đã thu hút sự quan tâm của những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tôn giáo lẫn tâm lý học.
Chẳng hạn, Sharn Waldron cho rằng, trên tiến trình hiện hữu khác biệt của cá nhân thì việc thức nhận về Cái Tôi, hình ảnh Christ, vốn treo lơ lửng lằn ranh thống khổ giữa hai tên trộm đã diễn tả thích đáng độ căng giữa điều thiện lành và tội lỗi, giữa ý thức và vô thức.
Jung viết, “Bất kỳ người nào mặc nhiên nhận mình là một toàn thể lớn lao hơn chính bản thân thì kẻ đó dễ có cơ là biểu tượng của Cái Tôi…”
Jung cũng khẳng định rằng, không phải hình ảnh nào cũng đủ đầy, tương xứng. Với ông, hình ảnh Jesus Christ không phải là một biểu tượng toàn thể vì nó thiếu vắng sự ác độc (evil) và tội lỗi (sin); hơn nữa, nhục hình Christ phải chịu dưới tay của xã hội tập thể mang ý nghĩa một hình ảnh khổ nạn (the suffering) nên chi thành phần tâm thần ego phải trải qua ở mức nhọc công tốn sức của vô thức– trên tiến trình hiện hữu khác biệt.
Việc bắt chước, noi gương (imitation) Christ không hề cần thiết nhất quán với việc rập khuôn gánh vác sứ mệnh nặng nề của Jesus mà chỉ là phương tiện hầu cùng trải nghiệm đời thánh Jesus hằng sống– phương thức hiện hữu khác biệt.
Đấy là điều lớn lao và phóng khoáng của bất kỳ nhân cách chân thành nào; anh ta tự nguyện hy sinh bản thân cho chức nghiệp, ơn gọi (vocation) và phiên chuyển đầy ý thức vào thực tiễn cá nhân của mình, nếu không nó sẽ bị phá hủy khi sống thật vô thức bởi bầy đàn, nhóm hội (group).
Sự hóa thân (incarnation) của Christ là Thượng Đế (God) thành một con người là sự chuyển ngoặt (the breaking) từ vô thức sang thế giới ý thức, một sự thống hợp, ngang bằng (integration) người này với kẻ kia.
Với Jung, biểu tượng Christ là một phần của biểu tượng Tam Vị Nhất Thể (Trinity) lớn hơn. Tam vị Nhất Thể biểu tượng hóa tiến trình phát triển của vô thức xảy ra trong cá nhân và cộng đồng tập thể xuyên suốt nhiều thế hệ.
Jung thừa nhận, khi Tam Vị Nhất Thể mang tính biểu tượng cho tiến trình hiện hữu khác biệt thì nó không làm biểu tượng của tiến trình kia– sự thức nhận về Cái Tôi.
Sâu thẳm tiến trình này, Đức Chúa Cha (God the Father) đại diện cho trạng thái vô thức của giai đoạn ấu thơ (childhood); tại giai đoạn phát triển ấy, đứa trẻ sống theo thói quen và luật lệ sắp sẵn. Việc Giáng Trần (Incarnation) khởi đi khi Đức Chúa Con (the Son) thâu tóm quyền hành (taking over) từ Cha.
Điều ấy không phản ánh trạng thái phát triển của ý thức, bởi vì các phong tục cũ vẫn được duy trì. Những điều khác biệt và sự phát triển của ý thức xảy đến khi cá nhân bắt đầu phản ánh (reflect), xét đoán và chịu đau khổ vì kết cục mâu thuẫn đạo đức của sự tự do thoát vòng luật lệ.
Việc nhập thể (advent) của Thánh Thần (Holy Ghost) thể hiện sự hồi quy hoạt phục của Đức Chúa Cha và sự tái thống hợp của ngài với Đức Chúa Con. Ý thức nhận ra vô thức là một thứ thống trị lớn hơn, vượt trên quyền lực của lý trí.
Tuy thế, Jung vẫn xác quyết một biểu tượng của Cái Tôi đòi hỏi dạng thức ôm choàng cả điều thiện lành lẫn sự dữ, tính nam và tính nữ. Jung cho là cả sự dữ và tính nữ đều bị tiêu biến, lạc mất trong Tam Vị Nhất Thể.
Jung nhấn mạnh vấn đề trong Tâm lý học và Tôn giáo phương Tây:
Hình ảnh Thượng Đế (God-image) không phải là điều gì đó được sáng tạo ra, nó là một thứ trải nghiệm xảy đến với ai kia hoàn toàn tự phát… Hình ảnh Thượng Đế mang tính vô thức do vậy, có thể làm thay đổi (alter) trạng thái ý thức, ngay khi ý thức có thể xác định hình ảnh Thượng Đế mỗi lần nó trở nên ý thức hơn.
Jung cho rằng, gộp niềm tin Đức Mẹ Maria Đồng Trinh (the doctrine of the Assumption of Maria) vào hình ảnh Thượng Đế sẽ làm nó càng dễ thỏa mãn về mặt tâm lý.
Là sự quy hồi nhất quán và logic của tình huống mẫu tổ (archetypal situation), nên việc xiển dương vị thế Đức Mẹ Maria tỏ lộ tính hàm ẩn và do đó phải trở thành một ‘kết luận tinh gọn’ trên diễn trình thời gian.
Sự hóa thân không ngừng của Thượng Đế thông qua Thánh Thần vào loài người diễn tả tiến trình hiện hữu khác biệt. Mức độ tột đỉnh của khái niệm về biểu tượng tính bốn chiều kích (quaternity) là sinh nhật của Cái Tôi.
Với Jung, Jesus vừa là vừa không phải là biểu tượng của Cái Tôi. Ông trước tác vào giai đoạn mà một trong những vấn đề trung tâm của Thần học và các học giả Kinh thánh còn tranh luận là sự khác biệt nhau giữa Jesus mang tính lịch sử và những lớp bồi trong trần thuật sự kiện của các bản Phúc Âm.
Từ viễn tượng này, Christ trở thành đối tượng đương đại về những kỳ vọng thuộc vô thức tập thể (collective unsconcious expectations) của Jung, dẫn đến sự phóng chiếu (projection) tính thần thánh (divinity) nói chung vào hình ảnh Christ.
Khi phản ánh mang tính ý thức xác định hình ảnh thượng đế, cảm nhận của chúng ta về bản sắc chủ yếu dựa trên những khuôn mẫu của sự hoàn hảo thay cho việc dựa trên sự đầy đủ của tâm thần, và hình ảnh vọt ra khỏi nó.
Chính là từ cấu trúc này mà Jung có khả năng phân biệt giữa hình ảnh thượng đế như là sự lầm lẫn biểu kiến của vô thức và hình ảnh thượng đế như một toàn thể, nắm giữ độ căng của những trái ngược và nhờ thế, tạo ra sự hóa giải, điều hợp (reconciliation) cho tâm thần.
‘Imago Dei‘ là tiếng Latin của ‘hình ảnh Thượng Đế”, một niềm tin thần học căn bản đối với đạo Do Thái, Thiên chúa giáo và đạo Hồi biểu thị mối quan hệ của loài người với Thượng Đế, đồng thời với tất cả các sinh thể khác.
Dựa trên truyền thống, chỉ loài người mới là hình ảnh của Thượng Đế, và với tư cách như thế con người là những tạo vật có đạo đức và tâm linh (moral and spiritual creatures).
Vì hình ảnh Thượng Đế là yếu tính tuyệt đối của bản chất người, nên nó được dùng trong lịch sử một cách không thích đáng để làm căn cứ cho chủ nghĩa phân biệt sắc tộc (racism) và giới tính (sexism).
Theo Jung, khi những hình ảnh về thượng đế của chúng ta là sự phóng chiếu của vô thức thì điều quan trọng là đừng nhầm lẫn hình ảnh thượng đế với quyền năng siêu việt (transendent power) mà mọi hình ảnh cho thấy và ám chỉ.
Khi tính cá nhân và tinh thần tập thể hướng chúng ta tới sự hiện hữu khác biệt thì hình ảnh thượng đế– khó tránh khỏi– sẽ biến hình chuyển dạng thật tương hợp song song với thực tiễn tâm thần.
Những sự quá độ về hình ảnh thượng đế phản ánh tiến trình này. Dẫu thế, sự khác biệt tất yếu giữa hình ảnh thượng đế là cấu trúc của lý trí với hình ảnh thượng đế biểu thị vô thức siêu việt và vượt trên khả năng tri nhận thì rốt cục chỉ có thể hiểu được thông qua tri giác mang tính ý thức của chúng ta.
Tri giác mang tính ý thức này về hình ảnh Jesus và hình ảnh thượng đế là sự phản ánh hành trình của tâm thần chúng ta. Nó là hồi quang của hình ảnh chúng ta có về Cái Tôi.
Cơn cớ chi chúng ta thù ghét nhau. Đến hẹn lại lên… Mùa Noel, điểm qua vài nghiên cứu về tôn giáo.
Bình yên, an lành trong bầu không khí thanh sạch se lạnh một chiều cuối năm!
——————————–
Tài liệu tham khảo:
David A. Leeming, et al. (2010). Encyclopedia of Psychology and Religion. USA: Springer Science & Business Media LLC
Maggie Hyde & Michael McGuinness (2006) (10th rpt.). Introducing Jung. Singapore: Tien Wah Press Ltd
J. Wentzel Vrede van Huyssteen (ed.). (2003) (2nd edn). Encyclopedia of Science and Religion. USA: Macmillan Reference
Beth Williamson (2004). Christian Art– A Very Short Introduction. New York: Oxford University Press Inc.
[24.12.2010]
———————————————————————————————–
Yêu thì nên cởi mở
(Yêu thì nên cởi mở)
Twenty monks and one nun, who was named Eshun, were practicing meditation with a certain Zen master.
(Hai mươi sư và một ni cô gọi là Eshun cùng tu tập thiền định dưới sự chỉ dẫn của một vị thiền sư cũng có danh xưng.)
Eshun was very pretty even though her head was shaved and her dress plain. Several monks secretly fell in love with her. One of them wrote her a love letter, insisting upon a private meeting.
(Eshun cực kỳ xinh đẹp dù đầu đã cạo trọc lóc với phục sức bình dị. Rất nhiều sư thầm yêu trộm nhớ ni cô. Một trong số sư ấy quyết định viết thư thổ lộ nỗi lòng và cầu xin được chạm mặt riêng.)
Eshun did not reply. The following day the master gave a lecture to the group, and when it was over, Eshun arose. Addressing the one who had written her, she said: “If you really love me so much, come and embrace me now.”
(Ni cô Eshun không hồi âm. Qua hôm sau, khi thiền sư thuyết giảng cho các đệ tử xong xuôi thì ni cô Eshun bắt đầu đứng lên. Hướng thẳng tới nhân vật mượn giấy bút để tỏ tình, ni cô nói: “Nếu thực sự yêu thương quá đỗi, hãy lại đây mà ôm lấy người tôi ngay này”.)
* Bình:
Vẫn thế, nỗi niềm trái ngược chung đụng trong muôn một; cả ngoài đời thường lẫn nơi nghiêm mật thiền môn. Vậy nên, từng câu chữ, cử chỉ, phát ngôn, hành vi, nghĩ suy, việc làm… cần quán sát trang trọng đến độ chỉ còn là mọi thứ được thể hiện tự thân mà vắng bóng hẳn cái tôi.
Nghe thiên hạ hay ví von ‘love is love, work is work‘ (‘chuyện gì ra chuyện nấy chứ’). Tự nhiên nhi nhiên, đâu cần cố gắng hay lăn tăn căng thẳng chi cả. Cảm nhận uyển chuyển và cởi mở, sống thật giờ phút hiện tại tất yếu tiến trình tương giao mang tính đổi trao, hòa điệu.
Công án là đời. Đề cao cuộc sống đâu phải suốt ngày quay mặt vào tường. Chẳng có câu trả lời nhất định; đáp ứng trọn vẹn ở đây và ngay bây giờ, như gió thổi qua ống cây rỗng không– phát động đầy tình thương yêu, trí tuệ và vô chấp.
——–
T.B: Tham khảo lời bình khác.
[01.11.2010]
—————————————————————
Thấm
Tĩnh tâm âm thầm ngấm lĩnh sấm tính định.
[01.10.2010]
——————————————————————-
Khám phá một vũ trụ khác
Tất cả mọi người đều có cách thể hiện riêng trên thế giới. Dễ nhất để hiểu sự kiện đơn giản mà sâu sắc này là khi mình chú tâm thấy rằng, mỗi sinh linh trên hành tinh đều sở hữu một nguyên tắc đặc thù trong vũ trụ.
Lớn lên từ những môi trường khác nhau, chúng ta chịu ảnh hưởng bởi một loạt tác động độc đáo. Những khung tham chiếu, giá trị và niềm tin chúng ta ôm choàng lấy thường hay liên quan mật thiết tới nguồn cội.
Và nhu cầu cá nhân hóa trải nghiệm là rõ ràng, giúp chúng ta có khả năng đối phó vào lúc buộc phải đương đầu với các thách thức riêng. Nhờ thế, mỗi người phát huy một viễn tượng duy nhất của mình.
Nhằm tương tác thật hòa bình và mang tính xây dựng với đồng loại từ tất cả ngã đường nẻo đời thì trước tiên cần thông hiểu mình đến từ đâu… Rồi mình mới có thể điều chỉnh mong đợi, đủ khả năng tránh không đưa ra những giả định thái quá, trái lẽ về họ…
Khi thấm ngập với xung đột liên nhân cách, quá dễ dàng giả định người ta là rắc rối, thiếu lý tính hoặc ngớ ngẩn. Chúng ta có xu hướng nảy nở thêm sự thất vọng, chán chường khi ai đó trong môi trường đang sống không chia sẻ ý tưởng với mình hoặc cảm thấy bị thúc ép phải hỗ trợ cho nỗ lực chúng ta đang gắng sức thực hiện.
Trước mặt chúng ta, cá nhân hoặc các cá nhân đích thị khác biệt về các khái niệm liên quan đến sự nhìn nhận thế nào là quan trọng hoặc không trong cuộc đời này.
Thực tế, chúng ta có thể làm thuyên giảm trạng thái căng thẳng tồn tại giữa mọi người bằng cách tái xác nhận niềm tin của chúng ta về cái quyền căn cốt là tất thảy sinh linh đều được tự quyết lấy thân phận mỗi người.
Muốn củng cố thêm một mối quan hệ hài hòa, chúng ta cần tiến hành phần việc của mình tốt nhất liên đới với các vũ trụ đặc biệt họ trú ngụ; khi khám phá những gì khiến họ bê trễ, ta có khả năng phát hiện ra phương thức tương tác làm nổi bật thêm sự hài lòng ở cả đôi bên.
Mỗi lần nảy nòi một số rào cản ngăn chúng ta kết nối với người khác, thử nghĩ tới các câu hỏi giúp mình thấu đáo hơn quan điểm của họ; mình sẽ khám phá ra rằng, ngoài những khác biệt về viễn tượng chia tách ta, họ còn bị lệ thuộc vào những bất an và các vấn đề cá nhân khác làm ảnh hưởng tới cách họ nhìn thế giới.
Có vẻ, cho dù sẽ không bao giờ phủ lấp hết được vô vàn phức tạp trong cõi nhân gian, song chúng ta có thể tiến một bước khá xa trên tiến trình khuyến khích các mối quan hệ thỏa mãn lẫn nhau nhờ việc chạm tới những người khác trong tinh thần hiểu biết thật thấu cảm.
[04.7.2010]
————————————————————————————————
Lịch sử tâm thần học qua ảnh: các bệnh viện tâm thần nước Pháp
Thấy trên trang chuyên bình luận về mỹ thuật và nhiếp ảnh tên SOI làm tôi nhớ khoảng đầu năm 2007, blog Cái tôi (v. 1.1) đã sử dụng một tấm trong bộ ảnh chụp các bệnh viện tâm thần nước Pháp của Jean-Philippe Charbonnier được thực hiện vào năm 1954.
Bác sĩ y khoa Philippe Pinel là một trong những người đầu tiên ủng hộ việc chữa trị nhân văn cho người bệnh tâm thần và động kinh. Bức nổi tiếng ghi nhận quan sát của ông khi dây trói được tháo khỏi người bệnh nhân tại bệnh viện Salpêtrière (Paris, 1795).
Bộ ảnh biểu lộ nỗi niềm đợi trông lẫn cơn tuyệt vọng dữ dội, như một gợi nhắc kéo theo mãi thôi về thực trạng hiện tại liên quan của nước nhà.
[03.7.2010]
————————————————————————————————
Nơi chốn, thời điểm nào không có người thân hoặc tình nhân?
[06.12.2010]