Tập trung vào con người mình muốn trở thành, hay nhắm tới con người mình không thích?

Một giải pháp chỉ có thể đạt được bởi người đã khuất thì chắc chắn chẳng hề khiến đớn đau hoặc nảy sinh hiều cảm xúc khủng khiếp; thoạt tiên, dường như một vài thành tựu thật dễ thương, song kỳ thực chúng không đem lại lợi lạc gì mấy.

Cách thường để cảm thấy dễ dàng hơn là lưu ý những điều mình không muốn thay vì tiến tới với chuyện mình thích làm. Khá bi hài, chúng ta quen tiêu quá nhiều thời gian nghĩ đủ thứ điều mình không muốn (ví dụ, tôi không muốn làm người xấu) mà rốt ráo. tôi không tin nó trợ giúp gì mình lắm đâu.

Lý do nêu thế vì chúng ta không thể luôn luôn thay đổi điều mình không muốn (ví dụ, trường hợp mắc các khuyết tật mãn tính) dù chúng ta có khả năng, và dần ít nhiều trở thành con người mình muốn là.

Khi tiếp chạm với điều mình thú vị, chúng ta cũng dễ thích đạt được nó. Tưởng tượng đang tiến sát gần hơn con người mình mong đợi trong quãng đời còn lại, tỷ dụ giảm thiểu nhất khoảng cách giữa cái tôi thực tế và cái tôi lý tưởng.

Nếu thấy khó khăn định dạng những gì mình muốn, thử tưởng tượng tình huống sau vốn hay được gọi là câu hỏi huyền nhiệm:

“Giả tưởng điều huyền diệu xảy ra trong khi mình đi ngủ, và tất cả các vấn đề biến mất sạch, đại khái thế. Song mình không biết nó đã xảy ra, do mình đang ngủ. Khi thức dậy sáng hôm sau và sống trọn ngày, làm thế nào mình nhận biết rằng điều kỳ diệu từng xảy ra rồi? Đâu là điểm khác biệt về mình hoặc về kẻ khác? Liệu người khác khi trông thấy điều huyền diệu ấy thì sẽ mô tả những gì về chúng?” (Westbrook và cs., p.236)

Nếu định dạng được mình muốn thành con người như thế nào, hãy viết nó xuống. Giờ đây, bạn bước xa hơn trên tiến trình phát triển con người. Bạn có thể bắt đầu thay đổi cách mình nghĩ về bản thân. Nhằm tạo các kế hoạch cụ thể về cách trở thành con người mình muốn, bạn cần biết con người đó cụ thể ra sao.

Nghiên cứu chứng tỏ, người ta có xu hướng tin rằng họ rời xa khỏi các cái tôi lý tưởng của chính mình hơn, so với những kẻ khác (William & Gilovic, 2008). Dĩ nhiên, cần nỗ lực để trở thành cái tôi lý tưởng, song bạn không rời xa hơn mục tiêu so với tha nhân, ngay cả khi bạn có thể nghĩ thế thật.

Thông điệp ở đây đơn giản: chúng ta nên dành nhiều thời gian để suy tư cách thức mình có thể trở thành con người mong muốn, thay vì nghĩ về con người mình không thích. Thiển nghĩ, điều ấy cơ chừng càng giúp bản thân thêm “năng sản”.

Bạn cảm nhận chuyện này như thế nào?

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top