Thuốc chống trầm cảm: công dụng vạn năng, cân nhắc duy trì, hay không dùng chi hết?

Vậy là sau quãng thời gian dài lu bu và lần lữa, câu chuyện trầm cảm, chí ít việc dùng thuốc, cuối cùng đã có cơ hội bàn thảo tiếp tục.

Thực tế, với mạng lưới điểm toàn cầu, lọ mọ tìm hiểu về công năng của thuốc không khó; thậm chí là khá dễ dàng để ai đó dần cảm thấy tự tin về vốn kiến thức tích luỹ được. Dĩ nhiên, người ta nên quan tâm nghiêm túc hơn về độ an toàn nếu đã dùng dai dẳng, dù không ít bác sĩ tâm thần cùng bệnh nhân nhận thấy lợi lạc giải cứu của thuốc; chẳng hạn, FDA khuyến cáo nguy cơ tăng ý nghĩ cùng hành vi tự sát ở trẻ em, vị thành niên và người dưới 25 tuổi. Bài báo hồi 11.9.2017 trên trang điện tử NYT cho biết, 1/10 người Mỹ từ 12 tuổi trở lên và 1/7 người ngoài 40 được chỉ định thuốc chống trầm cảm, tính cả vụ suýt soát 1/5 phụ nữ tuổi trung niên, theo Trung tâm Thống kê Sức Khoẻ Quốc Gia Hoa Kỳ. Thông tin chỉ định thuốc đặc biệt khuyến cáo bệnh nhân nên lưu tâm các triệu chứng như lo lắng, cáu gắt, hoảng sợ bị tấn công, hưng cảm (mania) và ngồi không yên (akathisia, một hội chứng liên quan tới việc giảm thuốc với các dấu hiệu lo lắng, bồn chồn và xung hấn vận động hoặc đi lại tới lui).

Tin tức luôn sống động và do thế, cũng gây sốc. Tỷ dụ, nghiên cứu đầu tiên tại Hoa Kỳ chứng tỏ tập yoga có thể làm thuyên giảm các triệu chứng trầm cảm từ nhẹ tới nặng, dù người ta không dùng thuốc hoặc cóc có đi trị liệu tâm lý; người ta cũng đã tiến hành theo dõi sau 9 năm dùng thuốc ở các bệnh nhân mắc trầm cảm điển hình (MMD). Lần nữa, cần ưu tiên nhu cầu trao đổi và giao tiếp khi lần đầu tiên dùng thuốc, vài tuần đầu nên đặt mục tiêu vừa phải, nhất là tạo thái độ đúng đắn rằng cần có thời gian để nhờ trợ giúp và chữa lành; rằng bác sĩ thì cũng người này kẻ nọ… Sự vụ đẩy tới việc phân biệt trầm cảm nội sinh (melancholic) mí ngoại sinh (phản ứng) cũng như việc điều trị tâm thể (somatic) và giả dược (placebo).

Bởi thuốc gần như khác hẳn trong thế giới thực so với khi chúng được nghiên cứu ở phòng thí nghiệm; một trong những lý do hiển nhiên lý giải tại sao thuốc cơ chừng chẳng hoạt động hoàn hảo như nghiên cứu là vai trò của hiệu ứng giả dược: Ngoài hiệu ứng giả dược (tin thứ gì đó mình dùng có hiệu quả dù nó không đúng thế) vốn được truyền thông và công chúng biết rõ, thực tế còn có hiệu ứng gây hại (nocebo) xảy ra khi một đối tượng kiểm nghiệm mong đợi kết quả xấu từ thứ mình tiếp nạp vào (nói khác, ai đó mong muốn có phản ứng phụ hoặc biến chứng từ một loại thuốc, liệu pháp thì có nhiều khả năng gặp hậu quả tiêu cực hơn so với người không nghĩ rằng một trong hai khả năng xảy đến); một khuôn mặt khác của hiệu ứng giả dược: tác động của mong đợi tiêu cực liên quan tới việc đón nhận một giả dược (lessebo) mà cụ thể là một bệnh nhân tham gia nghiên cứu và được cho thuốc có hiệu quả (vì bệnh Parkinson) không bị giật giật nữa vì đơn giản người ấy biết có giả dược trong nghiên cứu: nghĩ mình có thể dùng giả dược và không dùng thuốc…

Trầm cảm là bệnh tâm thần ảnh hưởng tới cách người ta cảm nhận, suy nghĩ và xử lý các hoạt động hàng ngày; thuốc chống trầm cảm được chỉ định nhằm làm thuyên giảm các triệu chứng trầm cảm và giúp tiến trình não bộ làm việc, dùng một số hoá chất để điều chỉnh tâm trạng hoặc sự căng thẳng tinh thần; tiếc thay, các thuốc hiện có thường đòi hỏi hai tới bốn tuần trước khi bệnh nhân đáp ứng. Có lý do cho sự chậm trễ ấy, và tin vui hy vọng gây tác động nhanh hơn.

Đặt hai nghiên cứu nàynày bên nhau mới thấy hết sự thú vị về mặt lâm sàng của rối loạn trầm cảm. Các loại trầm cảm khác nhau tất dùng thuốc chẳng giống giống nhau; chẳng hiệu quả nhiêu với trẻ nhỏ và vị thành niên song nó lại tỏ ra hoạt động hữu hiệu với kẻ này và, buồn thay, có thể lại là tất cả những gì một kẻ khác đón nhận được khi tháng năm chống chọi kéo dài… Coi trọng việc cá thể hoá, giới chuyên môn giờ đây đã giới thiệu không ít thực đơn, đồ ăn thức uống nên sử dụng, thậm chí, tập thể dục có hiệu quả ấn tượng đâu thua Prozac trong cộng đồng người mắc trầm cảm; trị liệu tâm lý tiếp tục được chứng thực là có thể tác động kỳ diệu.

Rốt ráo, khó chối bỏ các tác dụng ngắn hạn của thuốc chống trầm cảm. Song có vẻ câu chuyện này sẽ chưa hết dây dưa, như lời tác giả nghiên cứu thượng dẫn rằng “điều trị bao gồm cả thuốc lâu dài có thể làm cho chứng trầm cảm tồi tệ thêm; cho tới lúc các cơ chế đem lại lợi lạc và gây hại được thấu hiểu thì các phát hiện tương tự khẳng định việc dùng thuốc chỉ ổn thoả trong ngắn hạn (ví dụ, giảm thiểu nguy cơ tự sát) và cơ chừng đã đánh giá quá nặng nề các hậu quả chậm trễ’.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top