J. Soi (33): Chịu đựng và cảm hứng giải quyết vấn đề gây tức giận

Lãnh đạo một nhóm mà thành viên bất tuân, hay thích thể hiện chống đối bằng cách chối từ nhiệm vụ được giao thì quả là chuyện đáng lo thật, thậm chí, thấy mình có thể khởi lên cảm xúc ít nhiều cay cú nữa; song gì gì, không nhất thiết phải cáu gắt, mất bình tĩnh đến độ khiến mình ra quyết định xử lý thiếu sáng suốt.

Làm thế nào mình tránh tức giận hướng tới cậu ta?

Có một giải pháp đơn giản; nó cơ chừng gây mệt mỏi lúc đầu nhưng sẽ tác dụng tích cực sau này… Mỗi lúc chàng ấy tỏ ra không hợp tác thì hãy đề nghị gặp riêng ngắn rồi nhã nhặn xin được trao đổi và biểu quyết, cho ý kiến hướng nên theo. Nếu định hướng của bạn giá trị thì sự khôn ngoan của đa số sẽ ủng hộ bạn; nếu không, có các giải pháp thay thế khác nên được nêu ra. Đây là cái kiểu ‘win- win’ nghe có lý nhỉ, hai bên cùng hoan hỉ.

Dần dần, chàng trai trẻ sẽ nhận ra sự ngớ ngẩn khi gây phiền hà và làm mất thời gian của mọi người, rồi chàng cũng sẽ tự kết thúc sự nổi loạn vô duyên. Lối giải quyết thế xem như cách cả nhóm làm việc cùng nhau, dưới sự dẫn dắt của bạn; nó cũng có thể dùng để quét sạch các tiềm năng gây vấn đề rắc rối khác. Thể hiện sự giận dữ thì chỉ càng làm trầm trọng thêm trạng thái căng thẳng.

… Đôi khi, câu hỏi ‘tại sao’ thật hay; kiểu Tại sao chúng ta không thể sống trong một thế giới yên an hơn? hoặc tại sao tôi không ăn hết số bánh ngọt ấy? hoặc tại sao chúng ta không được gọi một người có bộ râu xồm là tên dê cụ?

Nhiều lúc khác, nhất là vào dịp khủng hoảng thì ‘tại sao’ không phải là lời giải tốt nhất cho câu đố.

Khi bị một cảm xúc chi phối, một nhiệm vụ khó khăn đặt ra hoặc thử thách thể lý khắc nghiệt thì đặt để “cái gì” có thể hiệu quả hơn hẳn.

Tỷ dụ. Tích cực: Định hướng gì đây? Tiêu cực: tại sao cậu lại cứ bị mắc kẹt trong kiểu suy nghĩ luẩn quẩn, vòng vo. Tích cực: các giải pháp là gì. Tiêu cực: tại sao không có giải pháp nào đưa ra cho kế hoạch làm game.

Hãy tự hỏi mình: “tôi có thể tự làm gì để mọi sự tốt hơn lên?”, thay cho ca cẩm: “tại sao điều ấy lại xảy đến với tôi lúc này?”

Dĩ nhiên, khi khủng hoảng qua đi rồi thì mình có thể kiếm tìm lời giải đáp thấu đáo hơn cho câu hỏi “tại sao”.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top