Quá nhiều nạn nhân trong vô vàn mối quan hệ bị lạm dụng, nhất là những ai giao kết thân thiết với các tính cách lươn lẹo chiêu trò, thường dành quá nhiều thời gian và công sức để khiến đối tác ‘nhìn ra’ các khía cạnh giời ơi, sai trái trong lối sống. Cố gắng ghê gớm trong nỗ lực buộc kẻ kia hiểu ra vấn đề, bi kịch thay, đưa nạn nhân đến trạng thái tức giận, cảm thấy hụt hẫng, và rồi sau rốt trầm uất, thất bại, tiêu tan mọi hy vọng. Họ luôn tự dằn vặt bản thân: ‘Tại sao kẻ kia không thấy ra vấn đề họ đang làm gì thế nhỉ?’
Thực tế, câu trả lời rất đắng đót: họ đã biết nhưng họ khó chịu. Ý là, hầu như các tính cách quấy nhiễu trong đời bạn từng nghe những điều tương tự liên quan đến hành vi có vấn đề của họ lần này tới lần khác từ nhiều nguồn nọ kia. Họ thường hiểu đúng ngay lập tức và chính xác những gì mình muốn họ thay đổi, các chuẩn mực và nguyên tắc chúng ta thích họ chấp nhận.
Vấn đề thực chất do đó, không phải chẳng nhìn ra mà đích thị họ không có quyết định thừa nhận, chấp thuận tiêu chuẩn. Họ bào chữa về cách họ thích tiến hành mọi chuyện hơn, đổ tội cho những người khác khiến họ làm thế, hoặc dùng đủ chiêu mẹo để tránh né việc chấp nhận nhu cầu cần thay đổi. trong khi vào cuộc rất nhanh và lập tức gắng hết sức mình khả dĩ để trông chừng ấn tượng của những người khác về họ.
Điều này lý giải tại sao các nhân cách quấy nhiễu và gây rắc rối cho cảm giác có vẻ họ không học hỏi hoặc hưởng lợi được chi từ trải nghiệm. Kỳ thực, họ tom góp, tích lũy nhiều lắm. Song họ không chịu học hỏi những gì chúng ta muốn họ tiếp thu. Chúng ta muốn họ nhận ra rằng đấy không phải là lợi lạc dài hạn tốt nhất cho họ và mối quan tâm của người khác muốn họ bỏ đi các niềm tin căn cốt cũng như mẫu hình ứng xử để rồi định dạng hoặc thay thế bằng những lối suy tư, hành động mà nhiều người cho là đáng được thích ứng nhất.
Chấp thuận một nguyên tắc hoặc tiêu chuẩn ứng xử, thành thật nhận lấy, rồi nội tâm hóa nó là hành động sâu xa của sự phục tùng và lòng hy sinh bản thân. Các kiểu tính cách xung hấn, như dạng buông thả (chống đối xã hội), trấn lột và lợi dụng (bệnh lý) thường có một sự thay đổi nội tại đột ngột bằng hành vi bất kỳ thậm chí nhìn bề ngoài như động tác phục tùng, phản ánh đơn giản là họ không thể ‘đào sâu’ vào vấn đề, bất luận ngay cả khi trải nghiệm dạy cho họ rằng sẽ tốt hơn về lâu về dài nếu họ làm thế. Còn các dạng tính cách ái kỷ quá mức lại nuôi dưỡng các cảm xúc tự cao tự đại và cho mình cái quyền không buộc phải hạn chế các quy tắc ứng xử, tự tung tự tác. Các tính cách gây rối này chối bỏ tiếng gọi lương tâm và tâm trí lành mạnh với các kỳ vọng mà đa phần chúng ta đều thoải mái chấp nhận.
Để xử lý thật hiệu quả người thể hiện thiếu hụt tính cách ấy, cần đầu tư thời gian và năng lượng vào nơi mình tạo được quyền lực. Chúng ta không thể kiểm soát kẻ khác, nơi chốn, sự vụ… Và chúng ta không nên dùng quyền lực để bắt ai đó phải ‘nhìn ra’. Những gì chúng ta có thể thực hiện là đặt để các ‘cam kết’ với bất kỳ sự vụ mình muốn giải quyết với những người khác, bao gồm cả những kẻ chà đạp và giẫm lên các nhu cầu và quyền lợi chính đáng của chúng ta. Chúng ta có quyền lực để sắp xếp các giới hạn, củng cố các ranh giới, tạo ra rõ ràng các mong đợi, và trên hết thảy quyết định bối cảnh nào mình sẽ giải quyết sự vụ với các kẻ khác.
Những hành động kiên quyết và thể hiện nguyên tắc thế chuyển gửi thông điệp mạnh mẽ vượt trên mọi lời nói năng. Theo thời gian, chúng có thể bẻ gãy vòng tròn phá hoại của những kẻ tạo tác hành vi gây tổn thương và bộc lộ thái độ không tôn trọng chúng ta. Khi điều ấy xảy đến đủ nhất quán thông qua các tình huống và kiểu người khác nhau, ngay cả với những kẻ mang tính cách gây rối vốn đã thấy song cứ không chịu tán đồng, có thể tìm được một vài giá trị thực tiễn trong nỗ lực làm các thứ theo cách thức mới mẻ khác hẳn trước đây.
… Dường như trải qua thời gian dài của chủ nghĩa đại khái về mặt đạo đức kèm trạng thái chấp nhận rỗng không các hệ hình liên quan đến bản chất con người đã không còn đúng đắn, nhiều người đơn giản đánh mất năng lực lượng giá thật chính xác và công bằng tính cách của các kẻ khác. Đấy là lý do tại sao nhiều người lãnh nhận hậu quả đau thương khi thiết lập các mối quan hệ trục trặc, bị lợi dụng, hoặc nguy hiểm cả thời gian dài rồi mới phát hiện sự thật.
Vẫn luôn nảy nòi ở đâu đó còn chưa bị/ được báo chí, mạng xã hội khai thác, phát hiện về hành vi vô đạo đức, lăng nhục, không còn liêm sỉ. Liên quan đến ứng xử vô trách nhiệm, có cả trường dài rộng, mênh mông và sâu thẳm các tính cách bất chính, hiểm ác đang nhiễu nhương ngoài kia. Và vì số lượng ấy không hề ít ỏi, quả thật gây bối rối cho bản thân khi đưa ra các đánh giá đơn giản về tính cách một con người. Tôi không hề nghĩ ngợi nhiều lắm về các tên tuổi đình đám xuất hiện gây bàn cãi trên các mạng mà chính các phương tiện truyền thông cũng dính dáng trách nhiệm xiển dương ít nhiều.
Không phải là quan tòa để tha thứ hay luận tội. Đây là cách tôi thử nhìn nhận: nếu chúng ta không nhận ra vấn đề đích thực hiện diện và mức độ trở thành nghiêm trọng thì làm thế nào thế giới sẽ nhìn ra rõ ràng cách chúng ta đang cứu chữa nó? Bước đầu tiên là minh bạch, sáng tỏ tâm trí các khái niệm lầm lạc đang phủ mờ đánh giá của chúng ta về tính cách. Và có một số nguyên tắc khá thẳng thắn mà hầu hết mọi người có thể đánh giá công bằng và đúng đắn về ai đó. Không ai hoàn hảo. Song khi một người có chí ít mức độ dối lừa tối thiểu trong lòng, và họ làm gì đó thực sự sai trái, họ chịu trách nhiệm vì điều đó, chấp nhận các hậu quả do hành động gây ra, và thiện ý cam kết làm tốt hơn lần tới. Xã hội có thể đặt để các ranh giới và giới hạn nó muốn. Song ước ao tôn trọng các ranh giới và giới hạn này lại là câu chuyện nỗ lực, gắng sức thuộc về mỗi một cá nhân.
Lần nữa, khi nghe nói về các vụ việc và nhân vật ì xèo, tôi nghĩ, tính cách đích thực là vấn đề. Và xã hội chắc chắn suy tàn, tồi tệ khi chúng ta lãng quên điều đó.
Con số tính cách quấy nhiễu, thiếu hụt và đáp ứng không đúng đắn đang tăng lên trong cộng đồng chúng ta; và có nhiều yếu tố văn hóa theo thời gian chịu trách nhiệm thực trạng này. Chúng ta đã cảm thấy mệt mỏi với các tính cách và vụ việc gây tai tiếng như cơm bữa chưa? Và đã đến lúc đủ để làm điều gì đó về nó?