Thành công không hàm ý là tự do

Cơ chừng, điều con người có khả năng làm mất dấu trong những ngày này chính xác là như vầy: sự kiện họ phải tạo ra ý nghĩa riêng.

Họ phải cung cấp một raison d’être (lý do tồn tại) cho chính bản thân mình. Họ phải tái tuyên bố tự do của họ và tìm thấy cách tồn tại tốt nhất khả thể, trong khi đang đương đầu với điều tồi tệ nhất. Tự do và thành công không nhất thiết cùng nhau.

Những người ấy thuộc chúng ta không e ngại thất bại và không e ngại khốn khổ có thể tự do hơn những người nghĩ họ thuộc dạng tự định đoạt lấy và luôn kiểm soát bản thân, bởi vì họ không ngừng nhắm tới mục tiêu thành công rồi sống với nỗi sợ miên man về sự thất bại.

Satre thấu hiểu hơn hết thảy về sự tự do khi ông nói:

để được tự do không có nghĩa là đạt được những gì người ta ao ước (trong nghĩa rộng rãi của việc lựa chọn). Nói khác, thành công không hàm ý là tự do. (Satre, 1943/ 1956: 483)

Ghi nhớ, đây là sự giải phóng tự thân. Nó mang nghĩa rằng, người ta ngay cả khi sống trong những điều kiện tồi tệ nhất vẫn có thể hướng tới tự do, hoặc chí ít thái độ vẫn có được một giới hạn tự do nhỏ nhặt.

Nhằm tạo nên ý nghĩa cho thế giới của họ và để tổ chức thế giới đó cho chính mình tương xứng với niềm tin là sự tự do lớn lao hơn hẳn, so với việc thành tựu những vật phẩm giả tạo được xem trọng quá mức trong nền văn hóa thế kỷ hai mươi mốt.

Vào lúc nhiều người tự thấy mình sống với những điều kiện cơ hàn và nghèo đói, một số lại phát hiện bản thân chuyển những túng bấn thành điều tốt mà Frankl từng khẳng định là nằm trong tầm tay họ.

Frankl cho rằng, có 3 cách thức cơ bản trong kiếm tìm ý nghĩa ở đời (Frankl, 1967). Theo ông, người ta tìm thấy ý nghĩa trong những giá trị hiện sinh của những điều tốt lành chúng ta có thể nhận được từ thế giới, trong những giá trị mang tính sáng tạo của những điều tốt lành chúng ta trao tặng thế giới, và tuyệt đỉnh là trong những giá trị chứa đựng thái độ thuộc đường lối chúng ta lựa chọn ngõ hầu giải quyết với nỗi đớn đau khôn tả xiết mà chúng ta sẽ phải gánh lấy ở đoạn đời này nọ– khi vắng bặt cả trải nghiệm tích cực lẫn tinh thần sáng tạo.

Do đó, nỗi bất hạnh không nằm ở những điều rủi ro rất người mà hơn thế, là bởi sự thiếu vắng ước ao gắng sức chịu đựng và kỳ vọng, khiến điều xấu ác không bị thách thức và làm cho niềm khốn khổ thường trực.

Khi cái hộp Pandora mở ra và điều xấu ác vùng thoát, điều gì đó hoặc ai đấy cần nhất thiết lưu tâm chúng ta tới khả năng cải thiện và vượt thắng. Nó là tiêu chuẩn cốt yếu các nhà tham vấn và tâm lý trị liệu cần xây dựng.

Là những nhà trị liệu có thể hiểu biết, bảo vệ và khuyến khích sự tự do của con người nên chúng ta có khả năng để đóng một vai trò trọng yếu trong việc trợ giúp con người tìm thấy ý nghĩa ở nơi mà sự vô nghĩa lý từng thống trị trước đó.

Vì vậy, cơ chừng giờ đây chúng ta có thể trả lời câu hỏi phải chăng những nhà trị liệu đích thị là kẻ bảo vệ cho hạnh phúc nhân loại hoặc sự mãn nguyện của con người.

Câu trả lời cần đi tới đúng chỗ là: đích thị phạm vi nhà trị liệu nên làm, bởi việc nhấn mạnh hơn là lảng tránh những thực tiễn của đời sống con người. Bất luận điều ấy có nghĩa, việc đào tạo và thực hành của nhà trị liệu buộc phải thay đổi thật lớn lao.

(pp.30- 31)

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top