Lại nhớ tới lý thuyết bất hòa về mặt nhận thức…

Lý thuyết bất hòa về mặt nhận thức (cognitive dissonance) của Leon Festinger (1957) cho thấy suy nghĩ của chúng ta có thể biểu lộ dưới ba mối quan hệ căn bản:

  • Thuận hòa (consonance): “Tôi là một sinh viên tốt”, và “Tôi luôn luôn chuẩn bị bài trước khi đến trường”
  • Nghịch hợp (dissonance): “Tôi hút thuốc lá”, và “Hút thuốc lá gây nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe”
  • Không tương thích (irrelevance): “Tôi là sinh viên tốt”, và “Hút thuốc lá gây nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe”

Theo lý thuyết bất hòa, nghịch hợp về mặt nhận thức thì chúng ta có động cơ nội tại để thành tựu hoặc lưu giữ sự bất hòa về mặt nhận thức, do nó củng cố một cảm nhận khoái sướng cho bản thân; khi chúng ta có những suy tư thuận hòa thì mình càng đúng đắn, phù hợp hơn với chính bản thân mình.

Cũng thế, khi kinh qua sự bất hòa, chúng ta thường có xu hướng trải nghiệm độ căng thẳng hoặc các cảm xúc tiêu cực, khó chịu ủ thêm vào thái độ và sự thay đổi hành vi đủ để mình đạt được hoặc lưu giữ sự thuận hòa về mặt nhận thức.

Một ví dụ kinh điển cho lý thuyết này được hai tác giả Festinger và Carlsmith (1959) thực hiện; theo đó, những người tham gia thực nghiệm được đề nghị đánh giá về một công việc buồn tẻ. Những người tham gia được trả 1 Mỹ kim đánh giá công việc như vui vẻ hơn và thú vị hơn những người tham gia được trả 20 Mỹ kim.

Những người tham gia nhận giá 1 Mỹ kim đã tự lừa dối chính mình vì tại sao họ sẽ làm một công việc buồn tẻ chỉ có 1 Mỹ kim nếu nó không được vui vẻ và thú vị? Những người tham gia được trả 20 Mỹ kim không buộc phải phải làm thế khi họ được trả mức giá tương đối tốt.

Có thể hình dung các cách cụ thể giúp ta tránh trạng thái bất hòa về mặt nhận thức.

  1. Thay đổi hành vi đến độ nó xứng hợp với suy tư, thái độ hoặc niềm tin của chúng ta
  2. Thay đổi suy nghĩ khiến cho nó xứng hợp với hành vi của chúng ta
  3. Tìm thấy và tin tưởng vào thông tin xứng hợp với hành vi của chúng ta
  4. Tránh thông tin trái ngược với các niềm tin của bản thân
  5. Tránh các tình huống khiến mình gặp nguy cơ hành động theo các cách gây trái ngược, mâu thuẫn với suy tư, thái độ hoặc hành vi của chúng ta

Nếu muốn thay đổi thái độ của ai đó, mình nên cố gắng tạo ra sự hòa thuận nhận thức trong suy tư của người đó.

Tỷ dụ, ai đó tin rằng hút thuốc lá gây nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe song vẫn cứ hút thuốc lá như thường thì khả năng là họ dễ trải nghiệm sự bất hòa về mặt nhận thức. Mình có thể gắng nhấn mạnh sự bất hòa này đến độ anh ta khởi sự nhận ra rằng các suy nghĩ của anh ta là bất hòa, nghịch hợp.

Lưu ý, nhiều người dường như đối phó thật ổn thỏa với sự bất hòa. Tại sao thế? Mức độ người ấy trải nghiệm về sự bất hòa về mặt nhận thức phụ thuộc chí ít vào hai yếu tố:

  1. Sự cân đối giữa các ý nghĩ bất hòa và các ý nghĩ nghịch hợp
  2. Tầm quan trọng của các ý nghĩ

Thứ nhất, nếu tôi tin rằng mình có lối sống lành mạnh, sự cân đối của các ý nghĩ hòa thuận hỗ trợ cho niềm tin này càng lớn thêm lên so với sự phù hợp của các ý nghĩ bất hòa bác bỏ nó. Tiếp đến, ai đó nghĩ rằng các suy tư bất hòa của anh ta không có ý nghĩa hoặc tầm quan trọng nhất định với bản thân thì sẽ ít khả năng muốn thay đổi chúng; ví dụ, “Tôi hút thuốc lá”, “hút thuốc lá gây nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe”, song “Tôi không thể bị thương tổn được”.

Wow, vậy đó, lắm lúc, bất luận mọi giá người ta phải tìm cách bảo bọc (suy nghĩ của) bản thân thôi.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top