Mục tiêu trị liệu với người đang mắc Rối loạn Nhân cách dạng Tâm thần phân liệt (SPD) sẽ khởi sự bằng việc cân nhắc chuyện thiết lập niềm tin tưởng đặc thù trên tiến trình đạt được lời thỉnh cầu trao đổi, đón nhận và cho phép đưa ra lời thảo luận, bộc lộ và đặt các câu hỏi. Các mục tiêu cảm xúc sẽ góp phần nâng lên sự chịu đựng và dung thứ tình cảm lẫn cảm xúc của thân chủ.
Có thể hiểu, SPD là trạng thái mãn tính và lan tỏa đặc trưng bởi các mẫu hình hay gây gổ trong suy tư, hành vi và chức năng. Kiểu dạng rối loạn nhân cách này được cho là khá hiếm hoi và thường ảnh hưởng ở đàn ông nhiều hơn phụ nữ. Các cá nhân mắc SPD cũng gặp nguy cơ trầm cảm. Thuật ngữ “chứng loạn tinh thần” (schizoid) dùng mô tả người có khuynh hướng vào trong lòng mình và thoát khỏi thế giới bên ngoài.
Nhân cách dạng tâm thần phân liệt (SPD) thể hiện hướng vào trong quá mức với một khung tham chiếu ghê gớm cho việc nội quan cũng như kiếm tìm sự cô độc. Các cá nhân mắc rối loạn này dễ tách biệt, tạo khoảng cách và vô cảm với các quan hệ xã hội hoặc gắn bó thân mật. Họ là kẻ đơn côi thích hoạt động cô lẻ và ít biểu lộ cảm xúc. Dù tên của rối loạn nghe như dạng tâm thần phân liệt với vài ba triệu chứng tương tự, điều quan trọng cần nhớ rằng rối loạn nhân cách dạng tâm thần phân liệt không giống với tâm thần phân liệt. Nhiều cá nhân mắc rối loạn này hoạt động chức năng tốt và tiếp xúc với thực tế trong khi người mắc tâm thần phân liệt thì phân tách khỏi thực tế. SPD cũng giông giống với rối loạn nhân cách lảng tránh (APD), tuy nhiên điểm khác biệt ở chỗ là người lảng tránh thì có ước ao tham gia xã hội trong khi người dang SPD thì lại ưa thích cô độc và vô cảm đối với sự chấp nhận hoặc chối bỏ của tha nhân.
Về mặt hành vi, mục tiêu làm việc với người mắc SPD là dạy các kỹ năng xã hội và tính xác quyết, củng cố thêm các gắn bó với người khác, tăng cường hòa nhập cộng đồng và làm giảm thiểu các ứng xử tách biệt, thu mình. Về mặt nhận thức, mục tiêu thông qua sự phân biệt giữa các suy tư hợp lý và rối loạn, để thân chủ học hỏi cách sống với sự mơ hồ lần lữa. Nhà trị liệu nên nhắm đến chuyện điều chỉnh các suy tư về bản thân và tha nhân, và dạy các cơ chế phòng vệ mà có thể dùng thật ý thức hơn là các cơ chế trục trặc tỷ như cơ chế chối bỏ và phóng chiếu làm duy trì rối loạn.
Kiến tạo một môi trường an toàn
Điều nhà trị liệu cần nhớ là các cá nhân mắc rối loạn này dễ nảy sinh mối quan tâm về năng lực của họ trong việc đối phó với trạng thái gần gũi và thân mật với nhà trị liệu. Hậu quả, nhà trị liệu phải nhìn ra sự tiếp xúc giữa mình với thân chủ là thành tố thiết yếu sống động của trị liệu. Xác lập một mối quan hệ thấu cảm với thân chủ nhằm đảm bảo một môi trường quan hệ an toàn là điều cốt tủy; một môi trường như thế cũng cần chú ý không phô trương bởi sẽ khiến cái tôi dễ bị tổn thương của thân chủ trỗi lên trở lại.
Cũng quan trọng với nhà trị liệu là gắng đạt tới một sự thấu hiểu cách thức và lý do tại sao thân chủ đi vào “ẩn náu, trốn tránh”. Muốn được thế, nhà trị liệu phải cẩn trọng và ý thức rằng các nỗ lực tiếp xúc và truyền thông dính sâu xa với quan hệ có thể được thân chủ trải nghiệm như một sự xâm phạm, lấn vào và khích động họ thu mình, xa cách.
Sự dàn xếp, thỏa hiệp mang đặc trưng tâm thần phân liệt là nỗ lực của cá nhân đặng tạo nên sự an toàn khỏi những người khác thông qua trạng thái cô lập trong khi kiểm soát độ căng giữa sự cô lập và trạng thái bị mắc bẫy hoặc bị nô lệ hóa như hậu quả nảy sinh của sự cô lập như thế. Nhà trị liệu cần biểu tỏ một sự thấu hiểu về nghịch lý mang tính tâm thần phân liệt vốn là kết quả từ sự thỏa hiệp ấy và đưa ra một diễn đạt hòa hợp. Trị liệu rối loạn này thường sẽ chậm chạp với những bước tiến bộ nhỏ nhặt; bởi vì chiều dài thời gian và nhịp bước rề rà đó, thường không khó thấy các nhà trị liệu quá dễ giảm sút mối quan tâm.
Mặt khác, có thể giá trị ở mối quan hệ trị liệu vượt trên cả sự ý thức nhà trị liệu nhân ra sẽ đem lại lợi lạc ở một số chiều cạnh. Tỷ dụ, thân chủ có thể yêu cầu nhà trị liệu cho biết cách thức họ đang làm việc cùng nhau. Trong khi đây vốn là câu hỏi tương tác đơn giản, nó dễ gợi ý rằng thân chủ đang hợp trội trong một mối quan hệ và đang thiết lập một sự gắn bó với nhà trị liệu và nhà tri liệu có thể không hề nhận ra điều ấy. Nhà trị liệu phải chú tâm dõi theo mối quan hệ trị liệu, ghi chú về nó và chịu trách nhiệm một cách có ý thức cũng như thật thích hợp đối với cái tôi dễ bị tổn thương của các thân chủ khi nó khởi lên.
Làm việc với các cơ chế phòng vệ
Khi làm việc với vấn đề phòng vệ thể hiện tính chất tâm thần phân liệt, mục tiêu nhà trị liệu nhắm tới là khám phá chức năng của tiến trinh phòng vệ và tiến bộ thông qua các cơ chể chứa nhiều yếu tố bị đè nén và giấu che của cái tôi dễ bị tổn thương. Các phòng vệ được nhìn nhận như mẫu hình của hành vi hoặc suy tư mà người ta dùng để bảo bọc bản thân khỏi nỗi đau cảm xúc hoặc khó chịu khởi từ các tình huống đời sống hiện tại vốn thường liên quan sâu xa với ký ức thời thơ ấu đầy đau đớn. Các phòng vệ này giúp cái tôi dễ bị tổn thương đè nén các cảm xúc và nhu cầu kết nối, quan hệ.
Cùng với sự kiềm nén, các phòng vệ khác như lảng tránh, thu mình, trơ lỳ về mặt cảm xúc và cách biệt nên được xử lý bằng đáp ứng trị liệu phù hợp là xem xét việc định danh, độ hiệu lực, và bình thường hóa các phòng vệ đồng thời thấu hiểu chức năng của chúng. Khi các phòng vệ này cho thân chủ cảm thấy ổn thỏa và được dùng như cơ chế đối phó, cần lưu ý để đảm bảo cả thân chủ lẫn nhà trị liệu có thể giải quyết cảm xúc ẩn bên dưới. Mục tiêu của nhà trị liệu là tăng cường thêm sự khoan thứ với cảm xúc và việc biểu đạt các cảm xúc.
Một số hoạt động mà nhà trị liệu có thể tiến hành:
1. Giúp thân chủ bộc lộ cảm xúc với người khác để thân chủ cảm thấy mình có khả năng kết nối với tha nhân
Ví dụ, nhà trị liệu có thể nói: Vậy là B, con chó nhà anh, không sống qua cuộc phẫu thuật được, và thật buồn là nó chết rồi. Hiện anh cảm thấy như thế nào về chuyện đó?
Thân chủ: Về điều gì kia?
Nhà trị liệu: Về cái chết của con chó B. nhà anh đó. Tôi đoán là anh hẳn cảm thấy buồn.
Thân chủ: Tôi cho rằng thế, tôi nghĩ thế.
Nhà trị liệu: Thế còn T. con trai anh, cậu bé cảm thấy như thế nào về cái chết của B.?
Thông qua việc khuyến khích tiến trình học hỏi xã hội, thân chủ sẽ bắt đầu nhận ra và thấu hiểu các cảm xúc khác nhau ở người khác cùng lúc với việc họ có thể mô hình bắt chước, việc này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực tri nhận sự thân mật, gần gũi và trao đổi qua lại ở thân chủ.
2. Các bài tập phản ánh
Hoạt động này nhằm khuyến khích thân chủ phản ánh một điều tình cờ xảy đến trong đời họ mang tiềm năng đánh thức một cảm xúc. Thân chủ nên được động viên nói về các cảm xúc của họ và cảm xúc của những người khác khi thân chủ đã hiểu và phản ánh sự kiện liên quan. Thân chủ cũng được khuyến khích ghi lại nhật ký phản ánh những suy tư và cảm xúc liên quan đến sự vụ hàng ngày; bài tập này giúp thân chủ nhận ra các cảm xúc của riêng họ rồi biểu đạt chúng.