Học hỏi từ trải nghiệm: nói lại cho rõ

Cách tốt nhất để học hỏi là từ trải nghiệm, song tự thân trải nghiệm không thôi thì không đảm bảo toàn bộ câu chuyện. Học hỏi không thuần túy chỉ là chuyện giáo dục hoặc trải nghiệm; chúng ta cần cả khuyến khích sự phát triển cá nhân nữa.

Có thể rất khó nhằn để học hỏi từ trải nghiệm. Cơ chừng đe dọa chúng ta, trải nghiệm dễ khiến ta thấy yếu ớt hoặc tự nghi ngờ bản thân, song chính nó lại cũng làm ta mạnh mẽ hơn lên. Thông thường, những gì trải nghiệm đem đến là định dạng con người đang là của chúng ta.

Tôi tin, đa phần chúng ta thấy rằng hầu hết trải nghiệm cho mình một cơ hội để phát triển cá nhân, song để tận dụng lợi thế ấy, chúng ta cần suy nghĩ về cách thức bằng cách nào trải nghiệm có thể tạo điều kiện cho mình học hỏi.

Tỷ dụ, một người đàn ông gặp khó khăn lớn trong công việc. Anh ta bắt đầu nghĩ bản thân là vấn đề. Các đồng nghiệp truyền gửi thông tin ngấm ngầm rằng anh  ta chắc đang phải “rất khổ sở, mất ăn mất ngủ”. Anh ta tin họ để rồi tự mình đổ tội. vơ mọi thứ vào mình. Anh ta không tìm thấy lối thoát và vì thế, rốt cuộc, xin nghỉ việc.

Làm thế nào trải nghiệm làm dễ dàng và thuận lợi hơn cho việc học hỏi? Thay vì nghỉ việc, anh ta có thể suy tư: “Những nguyên nhân nào tạo nên các khó khăn này, và làm cách nào tôi/ chúng ta có thể thay đổi hoặc cải thiện được tình hình đây?”. Cơ chừng, anh ta đã đúng khi ra quyết định nghỉ việc. Cơ chừng, anh ta cho việc bỏ đi là giải pháp dễ hơn nhiều. Quan điểm cá nhân ở đây, chúng ta hay để nhỡ, đánh mất rất nhiều cơ hội để học hỏi, đơn giản chỉ bởi vì chúng ta quên phản tư:

Học hỏi từ trải nghiệm là một trong những phương tiện căn cốt và tự nhiên nhất tương hợp với tất thảy mọi người… Tất cả điều nó đòi hỏi chỉ là phản tư và suy nghĩ, tự mình thôi hoặc với sự cộng tác, hợp sức của người khác.

Theo lý thuyết học hỏi từ trải nghiệm, chúng ta hiểu biết thông qua vòng tròn học hỏi. Trải nghiệm của chúng ta phục vụ nền tảng cho việc phản tư (reflelctions). Từ những trầm mặc suy nghĩ đó, chúng ta phát triển các ý tưởng về thế giới. Rồi chúng ta kiểm tra, trắc nghiệm xem chúng có đích thực là sự thật, và rốt ráo chúng ta có một trải nghiệm mới mẻ. Vòng tròn trải nghiệm không nhất thiết khởi từ trải nghiệm, chẳng hạn, chúng ta có thể nảy sinh ý tưởng mình muốn test thôi:

Suy nghĩ… là nỗ lực được dự tính trước nhằm khám phá những nối kết đặc thù, cụ thể giữa điều gì đó chúng ta thực hiện với các hậu quả tác thành, đến độ cả hai thứ ấy cứ thế tiếp diễn không ngừng (Dewey, 1916).

Có thể ít nhiều tán đồng ngay rằng “học hỏi là phương tiện nhờ thế chúng ta đạt được không chỉ kiến thức và kỹ năng mà còn cả giá trị, thái độ và phản ứng mang tính xúc cảm nữa” (p.4).

Theo đó, học hỏi là sự thay đổi dài hạn trong sự biểu trưng hoặc liên kết trong tâm trí như kết quả của trải nghiệm. Từ định nghĩa, nó gồm ba phần: 1) học hỏi là sự thay đổi dài hạn: nếu nó không phải là việc sử dụng thông tin ngắn ngủi, thoáng qua như kiểu ghi nhớ số điện thoại đủ để gọi cho ai đó rồi quên đi thì rõ ràng nó không cần phải lưu tâm mãi mãi. 2) học hỏi là những biểu trưng hoặc liên kết trong tâm trí vì thế nó cơ chừng đặt để nền tảng ở não bộ. 3) học hỏi là một sự thay đổi như kết quả của trải nghiệm, hơn là tựu thành của sự trưởng thành về mặt sinh lý, trạng thái mỏi mệt, dùng bia rượu ma túy, đang cơn mắc bệnh tâm thần hoặc mất trí nhớ.

Chúng ta cần phản tư trải nghiệm bản thân để khuyến khích việc học hỏi suốt đời và phát triển cá nhân, do vậy, trải nghiệm tự thân nó không thôi chưa đủ:

Khi chúng ta kinh qua một trải nghiệm, điều ấy không luôn luôn dẫn tới những hiểu biết và học hỏi mới mẻ. Ví dụ, nếu trải nghiệm chỉ phục vụ nhằm xác nhận một vài niềm tin mình vốn quen nắm giữ thì nó sẽ đóng vai trò diễn giải đặng hỗ trợ cho nhận thức nguyên trạng bấy lâu mà thôi (tham khảo lý thuyết nhận thức của Piaget), và nó ít chú ý tới sự đáng giá của trải nghiệm. Nếu chúng ta không chú tâm vào thì cơ hội học hỏi mới mẻ sẽ không hề xảy ra (pp. 15-20).

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top
Scroll to Top