J. Soi (39): Tình đời gây cảm hứng thường xuyên

Câu chuyện tác quyền biểu diễn nhạc Trịnh liên quan đến ca sĩ Khánh Ly e sẽ khiến thiên hạ nhận ra sự vụ ảnh hưởng chẳng hề đơn giản, và mức độ hâm mộ lần nữa, dẫu biểu hiện như nào thì thảy đều có điểm chung ít nhiều là đánh thức, gây cảm hứng cho chính bản thân người trong cuộc.

Hôm nay, kỷ niệm ngày vang lên tuyên ngôn sấm truyền “I have a dream“.

Với những ai say mê phấn khích và cảm hứng, tôi đoán đó là kiểu người của đam mê. và đa phần trong đời, người ta không chỉ kiếm tìm mà còn trở thành đối tượng gây được cảm hứng. Thử nghĩ về rất nhiều khoảnh khắc “huyền thoại” mà sản phẩm tạo cảm hứng của ai đó dựng lên một ấn tượng thật sâu xa và miên man trong lòng ta, khiến bản thân cảm thấy nối kết điều gì đích thực quyền lực dù khó gọi tên rõ ràng hay định nghĩa thật chuẩn xác, rạch ròi. Và chắc chắn cũng có những lúc, với nỗ lực riêng có tạo cảm hứng với tha nhân, người ta cảm nhận mối kết nối tương tự.

Cảm hứng là gì, tuy chẳng dễ dàng biểu tỏ song chúng mình có thể chấp nhận vài ba cái nhìn phổ quát:

  • Tâm trí lâng lâng đối với hoạt động hoặc sự sáng tạo đặc biệt, bất thường
  • Hoàn thành sản phẩm hoặc kết quả của nỗ lực và suy tư mang tính sáng tạo
  • Một sự bùng nổ đột ngột của thấu hiểu xảy ra như thành phần cốt yếu cho tiến trình giải quyết vấn đề
  • Ảnh hưởng của một nguồn huyền thoại đặc biệt hoặc trạng thái hiện diện thần thánh trong tâm trí con người (kiểu ‘mặc khải’ trong các bản văn tôn giáo)
  • Trạng thái ngây ngất hoặc khiến người khác ngất ngay với một hành động hoặc cảm xúc đặc thù
  • Hành động hít vào; giát kéo lây lan trong không khí (đối lập với việc thở hắt hoặc hơi bốc ra)

Tất cả những cố gắng xác lập này chạm vào được một số khía cạnh của nỗi niềm cảm hứng, dù kỳ tình thì rất khó nắm bắt thấu đáo. Cơ chừng, một trong những điểm tương tự nhất của các định nghĩa là sự kiện nó bao hàm trong khái niệm của việc “nắm lấy, dụ vào’ điều gì đó. Và để gây được cảm hứng, chúng ta phải luôn luôn cởi mở và dễ tiếp thu (sẵn sàng để ‘nắm lấy, dụ vào’) các nguồn lực sáng tạo có thể truyền dẫn và tạo ảnh hưởng với chúng ta.

Bất kể đang đọc sách, xem phim, nghe nhạc hoặc lướt qua một phòng triển lãm tranh, người ta luôn tìm kiếm cảm hứng mới. Và khi họ viết lách, sáng tác, hát hò, hoặc dấn thân vào bất kỳ lĩnh vực sáng tạo khác thì luôn luôn họ không ngừng kiếm tìm cách để gây tạo cảm hứng với những kẻ khác.

Chắc chắn với một số người, cảm hứng là điều gì sâu rộng hơn là chỉ mỗi khía cạnh ‘vào’ của việc hít thở vậy; đích thị, nó như là tự thân hơi thở, vốn tuyệt đối căn cốt để đảm bảo sống còn.

E là sống một cuộc đời không cảm hứng tựa như không đích thị sống gì cả.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top