Não trạng của bạn như nào?

Mọi sinh thể đều có tiềm năng lớn lên và triển nở, song con người không hoàn toàn học hỏi để tựu thành được điều ấy.

Với kẻ có não trạng bất động thì họ nhìn các năng lực của mình như thực thể cố định. Họ thường cảm nhận về sự thất bại của bản thân như hậu quả của những năng lực thiếu hiệu quả để thực hiện tốt đẹp mọi sự. Họ diễn giải và nghĩ hiểu về trải nghiệm thông qua các kiểu dạng gọi là quy cho.

Người mang não trạng cố định có kiểu dạng của sự học hỏi vô vọng: họ quy thành công nhờ các yếu tố bên ngoài, không cho mình có thể gây ảnh hưởng, và nhìn thất bại như sự thiếu hụt của bản thân. Họ không hề ý thức rằng các thất bại thường là hệ quả của nỗ lực chưa tới cùng.

Với người có não trạng triển nở, các năng lực được xem như phát triển không ngừng. Họ tin mình có thể cải thiện bản thân nhờ làm việc chăm chỉ. Họ biết các mục tiêu dễ đạt được với sự nỗ lực đúng mức, và nỗ lực là chuyện thưởng phạt. Họ quy thành công vào các yếu tố nội tại như các năng lực riêng có và họ tin mình có quyền lực gây ảnh hưởng.

Người mang não trạng triển nở lại theo các dạng quy cho hướng tới việc nắm vững, tỷ dụ: “Tôi biết mình có thể đạt được mục tiêu này với sự nỗ lực đúng mức”. Như thế, người ta tin mục tiêu nằm trong vùng làm chủ của họ. Người ấy cũng hay quy cho việc thất bại hoặc kết quả tiêu cực là do chưa đủ nỗ lực thích đáng.

Thiên hạ có thể phát triển một não trạng cố định hoặc não trạng triển nở; điều ấy phụ thuộc vào cách thức họ học hỏi khi nhìn nhận mình và các năng lực bản thân. Họ có thể thay đổi hoặc xem xét lại các não trạng khi những trải nghiệm học hỏi mới mẻ xảy đến. Từ thuở bé tí, trẻ nhỏ bắt đầu khởi sự phát triển não trạng riêng, khi chúng trải nghiệm cách chúng tác động lên thế giới và lối những người khác đáp ứng chúng.

Trẻ em có thể nội tâm hóa các kỳ vọng của bố mẹ và thầy cô giáo. Những mong đợi của người khác đóng vai trò như những tiên đoán tự diễn biến đến độ chúng ta nỗ lực hoàn thành các kỳ vọng ấy. Chẳng hạn, nếu bố mẹ mong đợi và nhìn nhận năng lực của con cái là không ổn thỏa thì rồi đứa trẻ có thể cũng tưởng nghĩ tương tự.

Sự ca tụng, tán dương cũng phụ thuộc vào sự phát triển não trạng. Bất chấp các niềm tin thông thường cho  ca tụng năng lực đủ sức thúc đẩy người ta, nghiên cứu cho thấy lời khen ngợi trẻ vì sự nỗ lực, gắng sức thúc đẩy trẻ nhiều hơn là khen ngợi nó vì năng lực. Nếu người ta tán tụng vì năng lực, chúng sẽ ít bày tỏ sự kiên trì bền chí, thực hiện nhiệm vụ với ít niềm vui thú hoặc vắng bóng động cơ, chúng giảm thiểu phong độ và quy kết lắm tiêu cực nhiều hơn.

Theo tác giả Carol Dweck, nếu người ta có não trạng cố định, họ hay nảy sinh ngờ vực chính mình. Họ nhìn các năng lực bản thân như một thực thể cố định và do vậy, ghi nhận các thất bại như vấn đề của sự thiếu hụt từ cá nhân mình. Quá dễ tưởng tượng sự quy kết vậy gây nên sự căng thẳng đến thế nào. Một não trạng cố định có thể khiến người ta nhanh chóng bỏ cuộc, bởi vì họ không hề nhận thấy rằng thành công là chuyện nỗ lực đúng mức.

Người có não trạng cố định hiếm khi thách thức bản thân hoặc thử kiếm tìm các giải pháp mới cho một vấn đề, bởi vì họ e ngại thất bại hoặc thấy mình sai. Đừng quên, nếu họ sai, họ chỉ đổ tội là do chính mình thôi. Người có não trạng triển nở thì chỉ quy về chuyện đã không nỗ lực đúng mức.

Vậy, não trạng bạn như nào? Cách thức độc giả đương đầu với các thách thức ở đời, mức độ duy trì sự kiên trì theo đuổi mục tiêu đặt định? Liệu bạn có nghĩ rằng chúng ta đủ khả năng để thay đổi và tạo tác lại não trạng bản thân, và đâu là trải nghiệm riêng có của chính bạn?

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top