Đặt để khung làm việc trong tham vấn tâm lý

Lúc này và nơi đây, hoa cỏ cùng bầy sâu cái kiến vui, buồn hư thực...
Lúc này và nơi đây, hoa cỏ cùng bầy sâu cái kiến cứ tự nhiên chung nhau nỗi niềm vui buồn, hư thực…

Cái vụ này có vẻ không nhiều người chú tâm, để ý một cách nghiêm trang, dù số ‘chuyên gia’, ‘chuyên viên’ hành nghề tác nghiệp tham vấn, trị liệu tâm lý và các lĩnh vực liên quan chẳng hề ít ỏi chút nào.

Ở đây, tạm thời không đề cập quá chuyên sâu tựa kiểu vấn đề định khung sự chết như là cách tìm hiểu những gì đích thực tồn tại trong truyền thông, giao tiếp của bối cảnh tâm lý trị liệu.

Hiện diện cả hai thái độ đầy sâu sắc thuộc ý thức và vô thức hướng đến việc định khung, dẫu chúng đảm bảo được an toàn hay chấp nhận đã bị biến đổi. (Robert Langs, 2009, Managing Managed Care: Psychotherapy and Medication Management in the  Modern Era).

Ý tưởng về khung làm việc (framework) trong trị liệu lần đầu tiên được Marion Milner đưa ra khái niệm (1952) nhờ sử dụng ẩn dụ khung tranh của người nghệ sĩ. Có thể nói, nếu không có khung tranh thì sự chú ý của chúng ta bị lôi kéo ra khỏi cơ thể vật chất của tác phẩm và nó giữ chức năng đơn giản nhắc nhở mình biết thưởng thức, nhận thấy khoái cảm thẩm mỹ hơn khi bức vẽ được chứa đựng, khoanh vùng, bao quanh lại.

Nảy sinh suy tư cần có một khung làm việc với những gì xảy đến giữa thân chủ và nhà trị liệu. Robert Langs, nhà Phân tâm Hoa Kỳ đã viết rất rộng rãi về khung trị liệu, tầm quan trọng của việc ngăn chặn, đồ chứa và cách thức đứt gãy, bẻ bỏ được thân chủ tri nhận hết sức chính xác như thế nào trong khi nó thường bị nhà trị liệu lờ đi (1976; 1978; 1988); ông chỉ ra những lỗi lầm như thế được trải nghiệm rất vô thức, rồi thông qua việc nói về những ám chỉ trong phiên trị liệu do nhà tham vấn đưa ra mà những lỗi lầm ấy được chữa lành.

Vô vàn ví dụ lâm sàng của việc sử dụng khái niệm ‘khung làm việc’ để hiểu các khía cạnh quan trọng trong tiến trình trị liệu, và mặc cho những gợi ý nọ kia đặng thực hành trị liệu giỏi giang thì hơn thế, nhà tham vấn sẽ học hỏi được nhiều từ những lỗi lầm, từ những gì xảy đến khi khung làm việc có sai lệch hoặc bị bẻ gãy mà mọi sự trở nên tốt đẹp.

Nếu chúng ta nghĩ tới một cá nhân tiếp xúc với nhà trị liệu và đến gặp buổi đầu tiên thì dễ suy đoán là họ sẽ thỏa thuận những gì diễn ra tiếp theo; những buổi gặp thông thường được nhà trị liệu đưa ra và thân chủ tán đồng, cả hai cần thiết nhất trí phương thức công việc sẽ được thực hiện: khung trị liệu. Nhà trị liệu định hình nơi chốn gặp gỡ; khoảng thời gian mỗi phiên trị liệu và tiền thù lao, cũng như giải thích hậu quả gì khi thân chủ quên hoặc cắt bất kỳ cuộc hẹn gặp nào…

Vượt qua các chi tiết nhỏ nhặt, khung làm việc có những kết nối với cách thức chúng ta quan tâm trong quá khứ; tuy thế, cũng cần nhấn mạnh tới tầm quan trọng của nó trong hiện tại, mối quan hệ ở -đây- và- ngay- bây- giờ giữa nhà trị liệu và thân chủ, yếu tính cần có của trạng thái thích đáng giữa lời nói và hành động của nhà trị liệu.

Có thể đề xuất khung làm việc bao gồm: một bối cảnh riêng tư của cuộc gặp giữa nhà trị liệu và thân chủ; thời gian xác định và thời lượng cho mỗi phiên trị liệu; những dịp nghỉ ngơi ngắn được nhà trị liệu tuyên bố rõ ràng; phí phục vụ; và một ý niệm nội tại về phần nhà trị liệu những gì được nói và không được nói với bất cứ ai ngoài quan hệ trị liệu… (Anne Gray, 1994, An introduction to the therapeutic frame).

Qua khung trị liệu độc đáo, Phân tâm đưa lại khả năng biểu đạt chính mình hết sức thoải mái trong một bối cảnh thân tín. Ở phòng tham vấn, không chủ thể nào bị làm lu mờ trước mối quan tâm và hiểu biết mang tính trị liệu. Hầu hết những suy tư tội lỗi và những nỗi sợ ghê gớm có thể được biểu đạt và đón nhận bởi nhà trị liệu mà không buộc phải cáng đáng khắc nghiệt, bị đánh giá hay trừng phạt. Cái giúp chúng ta bảo vệ không gian này là sự ý thức về tính chủ thể riêng có, và nếu chúng ta thực hiện hết sức nhạy cảm thì càng thấy rõ các khía cạnh thực dụng của khung làm việc. (Alessandra Lemma, 2003, Introduction to the practice of psychoanalytic psychotherapy).

0 thoughts on “Đặt để khung làm việc trong tham vấn tâm lý”

    1. thaiphacngotoan

      Tôi giả định người hỏi đang làm việc trong lĩnh vực trợ giúp, và muốn xử lý một đề tài nghiên cứu lý thuyết gì đó chăng. Vậy cụ thể bạn đang cần tài liệu về vấn đề nào, kiểu dạng ra sao thì thỏa mãn đúng ý bạn; hay đơn giản bạn chỉ muốn được đọc các cuốn sách mà tôi dẫn trong bài?–

      1. Tôi là Bác sĩ gia đình- Family doctor đang học về tư vấn tâm lý. Tôi quan tâm đến các đề tài nghiên cứu về therapeutics framework hoặc sách của Langs với những điều cơ bản nhất mà tôi chưa tìm được. Xin chân thành cảm ơn những sẻ chia của bạn. Trân trọng.

        1. thaiphacngotoan

          Ồ, nếu bạn đang ở Hà Nội, tôi sẽ đem sách cho mượn được liền. Trường hợp xa quá về mặt địa lý thì nếu cần kíp, trong khi chờ biết thêm yêu cầu cụ thể đặng đáp ứng sát hợp hơn nữa, trước mắt tôi sẽ tranh thủ viết bài giới thiệu chủ đề liên quan trên trang blog này để mọi người cũng được hưởng lợi chung luôn vậy. Mong cảm thông.–

          1. có ai có thể giúp em khái niệm khung làm việc được không ạ. em cảm ơn ạ

          2. Thu Trang, trao đổi trên blog e có phần hơi khác so với việc thả lời chóng vánh trên facebook chẳng hạn. Vậy sâu xa, ấy muốn có được thứ gì rứa.–

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top