Cấu trúc gia đình, xã hội hiện đại và thực trạng đang thách thức tất cả chúng ta

Khi nhiệt lượng và nguồn lực tạo nên tổ ấm đã khác trước...
Khi nhiệt lượng và nguồn lực tạo nên tổ ấm đã khác trước…

Tình cờ đọc thấy bài phỏng vấn ông Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nhân Ngày Gia đình Việt Nam 2013.

Những nhận định của lãnh đạo, phần nào cho thấy quan điểm nhìn nhận và định hướng chiến lược quá chung chung, nói hoài nghe mãi và nhất là chẳng phản ánh thật đúng đắn diễn biến phức tạp với nhiều biến động trong cấu trúc gia đình với xã hội hiện đại ngày nay.

Xã hội hiện đại khiến con người quay cuồng làm giàu, thu vén lợi ích, hưởng thụ cá nhân khiến đôi khi người ta quên mất giá trị gia đình, xao nhãng con cái, vợ chồng ít có thời gian dành cho nhau… Đó là nguyên nhân khiến cho chức năng giáo dục, chức năng tình cảm bị giảm sút.

Ngay cả người làm chuyên môn thì cũng thể hiện cái nhìn lớt phớt, tiếp tục chia sẻ nỗi niềm nuối tiếc mô hình gia đình truyền thống đi kèm với cái nhìn rằng gia đình hiện đại rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương.

So sánh gia đình trẻ với gia đình truyền thống, TS Lệ Hằng cho rằng, vì những yếu tố trên mà sự bền vững của gia đình hiện đại bị đe dọa, tỉ lệ đổ vỡ trong hôn nhân gia tăng, con người dường như thiếu tin tưởng vào hôn nhân, dễ dàng chấp nhận những gia đình khiếm khuyết như làm mẹ đơn thân, ly hôn thậm chí là quyết định không kết hôn.

“Gia đình hiện đại rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Trước đây, một gia đình truyền thống với nhiều thế hệ sống chung thường có tôn ti trật tự, những giá trị văn hóa được bồi đắp như “kính trên nhường dưới”, có được sự chia sẻ, điều hòa trong nếp sống và ứng xử giữa các thành viên ông bà – cha mẹ – con cái.

Còn một gia đình hiện đại chỉ có cha mẹ – con cái… tuy được độc lập về kinh tế, tự do về không gian nhưng thiểu hẳn đi cái phông văn hóa truyền thống, thiếu đi một “nếp nhà” cần thiết để tiết chế những mâu thuẫn, xoa dịu và giải quyết những bất đồng. Người trẻ khi đứng trước quyết định lập gia đình chưa biết cách trang bị kiến thức, kỹ năng khoa học và tâm lý để đối diện với những vấn đề phức tạp hậu hôn nhân” – TS Lệ Hằng phân tích.

Ở đây, trước mắt sẽ tập trung chỉ ra hai vấn đề cơ bản là chuyện người làm cha mẹ đang bị áp đảo khủng khiếp trước đổi thay của đời sống và hiện tượng các gia đình có mẹ rời gia đình, đi làm xa.

Đầu tiên, cảnh mẹ đi làm xa, thường xuyên vắng nhà và bố trở thành người đảm đương bếp núc, quán xuyến mọi thứ của gia đình không chỉ xảy ra ở đô thị mà còn là chuyện dễ bắt gặp ở nông thôn.

Ở Việt Nam, cơ chừng không hề nảy sinh xung đột quá lớn về các khía cạnh triết lý, đạo đức và kinh tế trên tiến trình hỗ trợ phụ nữ dấn thân giành quyền bình đẳng. Song vẫn còn hiện diện đó đây thật nặng nề mâu thuẫn giữa các bà mẹ, những người phụ nữ làm công ăn lương ở bên ngoài xã hội và đối tượng đặt để vai trò mình chủ yếu là quẩn quanh phục vụ trong nhà.

Chủ nghĩa nữ quyền và phong trào bình đẳng giới đã cho chị em một sự lựa chọn làm những gì họ muốn với tư cách nữ giới– không bị ràng buộc bởi các cấu trúc và định kiến xã hội mà còn được gây cảm hứng mãnh liệt từ những sự tự do về xã hội và văn hóa vốn không hề xuất hiện trong lịch sử dân tộc trước đây.

Dữ liệu tiếp tục được nạp vào và nó không thay đổi bao nhiêu: bất chấp những thứ tự do như thế, phụ nữ vẫn cứ tiếp tục bị mắc kẹt trong sự chuyển đổi hệ hình lần thứ hai với vô số việc lặt vặt không tên trong nhà so với cánh đàn ông, ngay cả khi sự cân bằng ấy đã đổi thay ít nhiều qua mấy năm trở lại đây.

Chúng ta cũng đang chứng kiến những người phụ nữ, vì các lý do nghề nghiệp, duy trì một sự xa cách thường trực với con cái mình để chúng sống với bố; sự lựa chọn này có thể làm hình thành một quan hệ hôn nhân hoặc về sau là sự đổ vỡ, ly dị.

Những người phụ nữ này đặc biệt tổn thương trước sự đánh giá của người phụ nữ tự hỏi làm sao là hình mẫu yêu thương khi rời bỏ con cái để theo đuổi một cơ hội nghề nghiệp– một cơ hội mà không ít đàn ông cũng từng thực hiện dài hạn.

Tuy vậy, các ông bố mong đợi việc mình hy sinh mối quan hệ với con cái và các bà mẹ lựa chọn con cái là trên hết. Và trong khi các ông bố sẽ nhận được lời tán tụng cho khả năng gà trống nuôi con thì các bà mẹ sẽ thường trở thành đối tượng bị săm soi, đánh giá, tức giận và thậm chí, bị đả kích chua cay nếu cô ta, bà ta lựa chọn ước muốn trao cho chồng mình trách nhiệm chủ yếu làm cha mẹ. Không có nhiều sự khác biệt giữa lựa chọn này với việc gửi con cái đi học nước ngoài, trừ khi đứa trẻ sống với bố nó.

Thông tin mới nhất cho hay, 50% hộ nông dân phải đi vay nợ; mỗi năm họ chỉ tiết kiệm được chưa tới 8 triệu đồng và người ta giật mình trước thu nhập của 70% dân số Việt Nam.

Rốt ráo, mỗi phụ nữ và gia đình họ phải lựa chọn cách nào tốt nhất cho gia đình cũng như cho chính bản thân; có nhiều cách để nuôi dạy một đứa trẻ và có nhiều cách để hạnh phúc. Có điều không nhất thiết phải đổ lỗi, cảm thấy tủi hổ hay phạm tội.

Lần nữa, khi nhìn thấy vô vàn phụ nữ sang trọng, uy quyền và đảm nhận chức trách tất bật đi công tác liên miên hoặc các chị em buôn thúng bán bưng, quanh năm suốt tháng hầu như bám trụ ở thủ đô để kiếm kế sinh nhai, chấp nhận bỏ mặc con cái và nhà cửa cho chồng ở nhà, tôi nghĩ rằng việc bận rộn, không có thời gian  tuyền đừng xem là chuyện cá nhân, riêng tư.

Tôi không chắc các cặp vợ chồng, bố mẹ trẻ ở Việt Nam có làm việc nhiều giờ hơn các vợ chồng, bố mẹ trẻ ở các nước không, song dễ nhất trí là họ làm việc nhiều hơn thế hệ bố mẹ trước đây.

Trong khi dễ dàng thấy stress nảy sinh do làm việc quá mức hết sức riêng tư thì thực tế các triệu chứng như cáu gắt, trầm cảm, lo lắng và mất ngủ kèm kiệt quệ tinh thần ít là sự thất bại cá nhân so với dấu chỉ bộc lộ các hệ thống xã hội và kinh tế trục trặc về mặt chức năng.

Với cách thức vận hành đất nước bất ổn và nền kinh tế khủng hoảng như hiện nay, thực trạng không đảm bảo an sinh xã hội càng làm cho cấu trúc gia đình thêm phần gây nên bao hiệu quả tiêu cực chung.

Có lẽ, chúng ta dễ tạo được thời gian để sống với chồng/ vợ và con cháu mình theo hướng tập trung nhiều hơn vào chất lượng các mối quan hệ.

Nếu đặt để sang bên các mối quấy nhiễu khác không thể làm mình bị thu hút vào và hoàn toàn cống hiến bản thân dành cho gia đình và người thân xác đáng hơn, nói từ trái tim mình, vui vẻ cùng nhau, và làm việc như một đội nhằm giải quyết hàng đống vấn đề khó khăn xảy đến với mỗi gia đình thì chúng ta có thể giữ vững được khả năng duy trì gia đình an toàn, bền vững.

Bởi việc nhìn thấy bản chất rộng lớn hơn của điều đã đoán định trước rồi, chúng ta đạt được sự thư thái, buông xả. Hàng triệu triệu gia đình đang đau đớn bởi cùng một thách thức như nhau.

Khi cam kết với chính mình nhằm kiến tạo cuộc sống lành mạnh, cân bằng và tích hợp nhiều hơn, chúng ta thậm chí có thể cung cấp một mô hình cho các cặp vợ chồng và gia đình khác đặng cùng chia sẻ các mối quan tâm chung.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top