Tham vấn tâm lý và kỹ năng lắng nghe

Kinh nghiệm cho thấy, bất luận mức độ khó khăn, trục trặc đến thế nào trong vấn đề người trẻ đang trình bày thì việc lắng nghe đích thực luôn là phương thức trợ giúp xác đáng, tất yếu nên làm.

Với bối cảnh học đường, cá nhân tôi tin rằng lắng nghe chân thành, không đánh giá (genuine non-judgemental listening) hơi khá hiếm hoi; do vậy, quả thật dễ thương vô cùng khi phát hiện ra phẩm tính ấy ở cái nơi vốn tràn đầy cảm xúc này.

Việc sử dụng các kỹ năng tham vấn (gồm lắng nghe) không nên bị nhầm lẫn sang tham vấn tâm lý (counseling)– một điều khác hẳn và là một hoạt động nhiều chuyên biệt hơn, với các tiến trình và ranh giới hết sức đặc thù.

Tham vấn tâm lý đặt để hợp đồng cụ thể giữa nhà tham vấn (counselor) được đào tạo và huấn luyện với người biết rõ họ đang là thân chủ (client).

Lắng nghe tốt có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm tương thích và ở tại nơi nào phù hợp. Tham vấn tâm lý, trái lại, thường hay diễn tiến cùng một chỗ, đa phần sắp xếp lịch gặp hàng tuần cùng khoảng thời gian xác định chặt chẽ.

Dựa vào mô hình sử dụng, nhà tham vấn sẽ làm việc theo cách thức riêng, vận hành lý thuyết đáng tin cậy và các ý tưởng gắn với mô hình mang tính lý thuyết đặc thù đó; cũng rõ ràng là công việc của nhà tham vấn mang bản chất trị liệu.

Thầy, cô giáo và các thành viên khác trong nhà trường thường dẫu chẳng được đào tạo bài bản về tham vấn tâm lý thì vẫn có thể triển khai, khoanh vùng phạm vi và thao tác các kỹ năng tham vấn để tạo tác động như ý, đúng đắn.

Vậy, những gì thiết lập sự lắng nghe tốt?

Carl Rogers (1902-1987)– nhà tham vấn và tâm lý trị liệu Nhân văn— đã chỉ ra rõ ràng các thành phần mà ông gọi là ‘điều kiện căn cốt” (“core conditions”) là yếu tính cho bất kỳ một mối quan hệ mang tính trị liệu (therapeutic relationship).

Có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài trong thế giới tham vấn, song các ý tưởng của Carl Rogers cũng được vận dụng bởi những đối tượng không chuyên do chúng xác lập nền tảng để lắng nghe tốt.

Ba điều kiện căn cốt đó là:

  • thích đáng (congruence). Đây là quan hệ chân thật nhất giữa cảm nhận nội tại với những gì biểu lộ ra bên ngoài của người ta. Thích đáng, do đó, không phải là ‘diễn trò, đóng vai’ mà đích thị mình đang chính thực (real), chân thành (genuine) và trong suốt (transparent).
  • tôn trọng tích cực vô điều kiện (unconditional positive regard). Điều này mang nghĩa, hiến tặng một sự quan tâm, chú ý đủ đầy mà không hề đánh giá hay lượng định (evaluation).
  • thấu cảm (empathy). Liên quan tới việc nhìn thế giới thông qua đôi mắt của kẻ khác và chấp nhận các tri giác cùng cảm xúc ‘như nó là’ với người ta, và tuyệt không làm mất đi những ranh giới cũng như cảm nhận của cái tôi tách biệt.

Với các điều kiện căn cốt vừa nêu, Carl Rogers tin là sẽ trợ giúp người ta tự tìm thấy đường hướng, xác định giải pháp và lớn lên rất riêng.

Đúng là thật dễ dàng nói ra, thậm chí chẳng khó viết xuống, về các điều kiện hiện diện tinh tế nhất thuộc kỹ năng truyền thông liên nhân cách. Song chỉ khi mình thực sự trải nghiệm thì mới có khả năng hiểu cảm nhận của người được lắng nghe ra sao…

Tiếc thay, các thầy, cô giáo cơ chừng ít khi chú tâm tới kiểu lắng nghe này, dù thực tế chẳng có lý do nào để họ không thể hiện nổi.

Nhằm hỗ trợ cho việc lắng nghe hiệu quả, cần nắm biết các trở ngại, cản ngăn nào hay xuất hiện. Đó cũng là nội dung blog Tâm Ngã dự tính trình bày vào lần tới.

Xin thoải mái để lại ý kiến, trao đổi; tạm biệt và hẹn gặp lại.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top