Vì sao em khóc?

Mặt đào phớt trắng hồng, lòng bềnh bồng xanh trong, giời ươn ướt lặng nồng, đất dâng tình mênh mông.

Vâng, bài này tuyệt không định đùa bỡn nhằm cốt minh họa câu chuyện rằng trông thấy một cô gái (có thể chàng trai) đang ứa lệ thổn thức nên Bụt động lòng hiện lên hỏi “vì sao con khóc?”

Một cách nghiêm túc, tôi nghĩ đặt câu hỏi mang tính tu từ thế là đã sai rồi. Bởi vì ai dám chắc chắn khóc đích thị sẽ làm ta cảm thấy tốt hơn?

Theo đó, khóc đa phần không đem lại nhiều lợi lạc tích cực cho lắm, chí ít không mấy tí với tâm trạng trong ngày. Không chỉ các giai đoạn khóc lóc thường tiền triệu trước 2 ngày mang tâm trạng xuống tinh thần rồi, chúng còn liên quan với tâm trạng xuống thấp vào ngày đổ lệ và tâm trạng xuống tinh thần  liên tục vào hai ngày sau đó. Vì tâm trạng thế sau những lúc đầm đìa nước mắt nên kết quả càng tăng cường thêm; thường tâm trạng chẳng mấy thay đổi (60,8%)…

Trước khi giới thiệu tiếp các nghiên cứu tìm hiểu về cái sự khóc, cần nói ngay rằng bản thân tôi phát ứa lệ bất thần thảng thốt khi chợt đọc thấy dòng chữ diễn giải gợi tò mò khẳng định khoa học thần kinh ủng hộ ý tưởng phân tâm học của Freud ra sao:

Phát hiện của Carhart-Harris cùng cộng sự về sự kích hoạt vùng Cg25 thuộc hồi liên hợp khứu- hải mã (cingulate gyrus) ở não bộ người mắc trầm cảm nặng nhất quán với ý tưởng trừng phạt kinh khủng cái siêu tôi (supeego) ở trạng thái tách biệt trong quan hệ liên nhân cách nhằm cố sức ngăn chặn sự đổ tràn các xung năng theo mô thức Panksep đầy hoảng sợ và thù hận khỏi được ý thức.

Nhân tiện, trong cuốn sách xuất bản năm 2014, nhà vật lý lý thuyết Michio Kaku chú tâm tìm hiểu cách thức khoa học khám phá ý thức, và ông cho rằng Freud không hoàn toàn sai. Không những ông tổ Phân tâm học đã đúng về hoạt động vô thức, Kaku còn nhấn mạnh rằng các nhà khoa học đang dùng các kỹ thuật quét não để định hình thành phần não bộ tương ứng với cái tôi (ego), cái ấy (id) và cái siêu tôi (superego):

Cái tôi cơ bản thuộc vỏ não thùy trán trước trước (prefrontal cortex). Đó là nơi mình trú ngụ. Bất luận khi bạn tự hỏi mình đang ở đâu đây. Wow, đấy đúng nơi bạn đang là. Và rồi các ao ước của bạn. Chúng ta nhìn thấy trung tâm khoái lạc hiện diện ngay trung tâm não bộ. Đó là libido. Chúng ta biết địa điểm của trung tâm khoái lạc. Còn ý thức thì nằm ngay đằng sau đôi mắt bạn đó. Vỏ trán hốc mắt (orbital frontal cortex) ngay sau đôi mắt là nơi ý thức thuộc về. Và vì thế, chúng ta thực sự nhìn điều đó chuyển động.

Không rõ đáng khóc òa hay cười xòa khi khoa học cũng đã kịp tìm ra các bằng chứng mang tính hệ thống về sự giả vờ nhỏ lệ của đứa bé con. Nhiều bố mẹ nhận thấy con mình giả vờ khóc để thu hút sự chú ý, song người ta nghi ngờ liệu mới tí tuổi đầu đã biết lừa dối rồi ư. Nghiên cứu của Nakayama cho thấy không nên ấn tượng xấu về chuyện khóc vờ ở trẻ bé tí, bởi cá nhân tương tác kiểu đó rất tốt cho sự phát triển về mặt xã hội cũng như cảm xúc; trẻ có khả năng khóc vờ dễ giao tiếp không ngừng với người nuôi dưỡng theo cách này hàng ngày; khóc vờ làm tăng thêm gắn bó trong quan hệ. Ngoài ra, nghiên cứu của Nakayama còn thấy hầu hết thời gian bé khóc là do tác động tiêu cực diễn tiến; ảnh hưởng tích cực chỉ quay lại tuần tự với việc tiếp xúc thể lý với người chăm sóc, hoặc kết nối với tiếp xúc thân thể và mắt.

Má ơi, giờ thì đến lượt tôi im bặt, tắt tiếng ca luôn bởi thông tin rằng nhà trị liệu già và nhiều trải nghiệm cũng hay dễ khóc hơn khi làm việc.

Khóc vì sầu muộn, khóc do sung sướng. Thế rốt cuộc khóc đang đem lại gì cho cá nhân ta đây? Giống với nghiên cứu đã tiến hành, người thường rối nhiễu tâm căn, hướng ngoại thái quá và/ hoặc thấu cảm hay khóc nhiều hơn và dễ dàng hơn; đáng ngạc nhiên, những ai mắc trầm cảm, lo âu… lại ít liên quan tần suất hoặc sự dễ dàng để khóc. Trạng thái sức khỏe tâm thần chứ không phải các nét tính cách mới liên quan với cách thức người ta cảm nhận việc khóc; trong khi chủ yếu người tham gia (88,8%) thổ lộ khóc khiến họ khuây khỏa, bớt căng thẳng thì số ít, nhất là người mắc trầm cảm, lo âu, mất khoái cảm (anhedonia), và mù cảm xúc (alexithymia) cho biết họ cảm thấy tồi tệ hoặc cũng rứa thôi khi nhỏ lệ.

Rõ ràng, cần nhiều nghiên cứu để lý giải không phải khóc luôn làm tất thảy thiên hạ cảm thấy được an ủi, khuây khỏa. E chừng, về mặt cảm xúc, khóc thường phản ánh ‘ánh đèn thân nhiệt’. Khi sống dưới quá nhiều áp lực cảm xúc, xã hội, và cá nhân do công việc, gia đình, tiền bạc, quan hệ, v.v… chúng ta bị căng thẳng về mặt cảm xúc và thấy nóng liên miên. Tựa như ô tô, không cần nhiều để khởi sự việc khóc. Những mê hoặc khóc lóc với tần suất lớn và không kiểm soát nổi là các khuyến cáo và chỉ báo stress cao độ. Giống như đèn tín hiệu ô tô, mức độ khóc nói rằng mình đang bị cảm xúc chi phối do áp lực stress khủng khiếp. Và tựa ô tô, chúng ta cần làm mát…

Vậy xử lý sao khi khóc mãi không kiềm chế nổi?

Trước hết, cần biết rằng nhạy cảm là quà tặng. Giới tâm lý học thường nhìn mọi thứ dựa theo một thang đo và nếu thế, mình ở tót cao của ngưỡng quen thuộc; tuy thế, khả năng cảm xúc bị kiểm soát quá mức hoặc kiểm soát kém. Khi thêm vào các triệu chứng lo âu và buồn bã thì chúng ta rơi khỏi ranh giới thông thường của sự nhạy cảm.

Đây là cách hay để nghĩ về tình huống trên. Nếu mình thường vốn thế và hành vi hiện tại tương tự xảy đến nhiều năm rồi thì đấy nên được xem là thuộc tính cách. Nếu các cảm xúc mình mới xuất hiện hoặc khó kiểm soát gần đây thôi thì mình dễ đang trải nghiệm stress hoặc trầm cảm ghê gớm trong đời. Ý tưởng ‘không kiểm soát’ hàm ý như thể mình không kiểm soát được đáp ứng về mặt cảm xúc. Chúng ta thường thấy điều này khi trầm cảm, trạng thái sẽ đi kèm với các vấn đề mất ngủ, ăn uống không ngon miệng, mất năng lượng/ động cơ, thu mình ngại giao tiếp, và tâm trí mãi dính bám với quá khứ. Trầm cảm khiến nảy sinh suy tư, hình dung và huyễn tưởng u uẩn…

Thế đang cười rồi chuyển sang khóc òa thì như nào?

Nhiều người chối bỏ hoặc tránh né các cảm xúc không kiểm soát được– vô thức hoặc ý thức. Người ta dùng đủ kiểu chiến lược khác nhau để lờ đi các cảm xúc gây đau đớn, từ việc bị quấy nhiễu do công việc, lạm dụng chất, cho tới việc khước từ thẳng thừng luôn. Điều quan trọng nên nhớ là khi mình bị chèn ứ cảm xúc, chúng không thoát ra được; chúng có thể lặn xuống đáy sâu cả thời gian dài rồi đột ngột trồi lên bề mặt.

Dốc ngược cảm xúc có thể biểu hiện dưới dạng thức của cơn sợ bị tấn công, hoặc chúng có thể thuộc về chuyện quá bất ngờ, nhất là khi mình đang sung sướng, ngất ngây. Có thể khi mình cho phép một cảm xúc trồi lên bề mặt, ngay cả đấy là cảm xúc hạnh phúc tích cực và cười đùa vui vẻ thì đồng thời mình cũng mở toang cho các cơn lũ cảm xúc ùa ra ào ào.

Cách tốt nhất để xử lý tình tình huống này là có cái nhìn thành thật với những gì có thể đang ứ tràn. Có trải nghiệm đau đớn nào trước đây mình chưa xử lý? Có thể đây là dịp tiếp cận với nguồn gây cảm xúc đau đớn, nhất là khi mình đã dốc ngược vào trong lòng các cảm xúc một thời gian dài. Sẽ hữu ích để khởi sự làm bảng kiểm hàng ngày tự theo dõi về các trải nghiệm cảm xúc; tiến hành xem xem bản thân bao nhiêu lần mỗi ngày nhận ra các cảm xúc hiển thị. Hãy thành thật. Thử gọi tên, gán nhãn với cảm xúc đang hiện diện. Nhớ rằng chúng ta mỗi lần thường có nhiều hơn một cảm xúc. Đấy là cách bắt đầu khơi lên cái tôi cảm xúc và nâng cao khả năng tự ý thức.

… Nguồn cơn của việc khóc khi nói lời chào tạm biệt là ‘ký ức cảm xúc’. Não bộ lưu giữ các chi tiết trải nghiệm và cảm xúc kinh qua cùng lúc. Khi một ký ức cảm xúc được tạo ra, bất kỳ sự kiện tương tự nào cũng có thể là cớ đào bới, khai quật và khiến hồi tưởng ký ức và các cảm xúc từ xa xưa. Bằng thái độ hoặc thói quen hành xử kỳ cục, não bộ phản ứng đầy cảm xúc với những gì chúng ta tưởng tượng cũng như những gì mình suy tư quyết định điều mình cảm nhận.

Có thể lý giải việc đôi khi trong quá khứ mình từng trải nghiệm một cuộc chia ly phiền muộn: lạc mất bạn tốt, bố mẹ đi xa/ ly dị, người thân qua đời… Não mình tạo nên một ký ức cảm xúc về sự kiện. Theo thời gian, với mỗi lần tạm biệt, não không chỉ lôi kéo ký ức cảm xúc đó về mà nó còn khởi sự thêm vào nỗi niềm lo lắng và những cảm xúc khó chịu. Mình sẽ thấy rằng mình bắt đầu nhấn mạnh về lời chia tay nhiều ngày trước khi sự kiện diễn ra. Với mỗi lần tạm biệt, ký ức cảm xúc trở nên rộng lớn và mãnh liệt hơn. Sự dấn vào căng thẳng này làm tăng thêm cường độ cảm xúc đạt đến điểm gây bùng phát khi lời chia tay đã đến, tạo ra cơn khóc lóc khó dừng lại…

Mẫu hình này thực sự rất thông thường. Nó giải thích tại sao cô dâu, chú rể yếu mềm, thiếu dũng cảm ở lễ cưới. Tiếp nạp bởi cảm xúc quá mạnh mẽ đủ khiến họ ngập tràn thái quá xuyên suốt thời gian sự kiện diễn ra. Vấn đề không nằm ở lời nói chia tay, tạm biệt mà nó đã khởi động sẵn rồi độ căng thẳng từ trước vốn kéo dài khá lâu. Mình trở nên quá kiệt sức về mặt cảm xúc đến độ khóc là cách đích thị giúp mình phóng thích và làm thuyên giảm cường độ mãnh liệt của cảm xúc.

Vậy đấy. Khi mình bắt đầu nhân biết các cảm xúc, bước tiếp theo là phá hiện những gì mình thấy cần thiết để tự chăm sóc bản thân. Cảm xúc là thông tin. Khi lắng nghe chúng, mình cho chính mình cơ hội để chăm sóc mình tốt hơn rồi tìm ra được cách thức để cảm nhận tốt hơn nữa.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top