Cảm giác tội lỗi và hành động vội vàng trong vụ việc ngoại tình (2)

Việc ngoại tình có thể khiến người trong cuộc tiếp tục cảm thấy dày vò sau nhiều tháng năm đã kết thúc rồi.

Điều đấy thuộc một trong những điều lạ lùng khi tội lỗi lâu lắm chợt vừa được người vợ chân thành thú nhận, song phản ứng của chồng chỉ mới bắt đầu. Tuy thế, trải nghiệm ấy rất thông thường.

Vụ việc xưa cũ, đã chấm dứt hẳn mà phản ứng cùng các huyễn tưởng đầy hình ảnh về sự kiện chừng như mới mẻ vô cùng. Mình tưởng tượng (các ‘hình ảnh’) về kiểu dạng trong đủ trò lắm món tình huống dục lạc liên quan với chuyện ngoại tình dĩ vãng đó. Não chúng ta phản ứng thật cảm xúc với những gì mình tưởng tượng, bất kể thực hư như nào. Nếu tưởng tượng trúng vé số, ta tự động mỉm cười liền. Các huyễn tưởng về chuyện ngoại tình của cô ấy tiếp tục làm ta bức bối, và bây giờ cảm thấy bất lực. Lưu giữ hình ảnh sống động trong tâm trí, não chỉ cho phép mỗi lần một cảm xúc thôi, vì thế, nếu đang cố gắng lãng mạn và một huyễn tưởng tiêu cực nảy nòi trong tư duy, sự lãng mạn biến mất đi ngay.

Những mối ám ảnh khởi lên từ việc phản bội thuộc dạng khó khăn xử lý nhất. Bởi vì nó dính dáng sâu xa với cảm nhận toàn thể của chúng ta về sự an toàn và độ hiểu biết trong mối quan hệ, gây nên ngờ vực, lo âu, và thường tạo nên cảm nhận mất mát đến độ dẫn tới trầm uất.

Các mối ám ảnh về chuyện ngoại tình dễ quấn chặt ta và cho mình cảm thấy mất khả năng kiểm soát; chúng cũng làm mình rất khó khăn để lành lặn. Do vậy, chúng cần được giải quyết một cách trực tiếp. Một vài chiến lược từ cách tiếp cận hành vi- nhận thức gợi ý nhằm giảm thiểu các suy tư ám ảnh và giành lại cảm nhận kiểm soát:

  1. Lên danh mục các ý nghĩ gây ám ảnh, phân loại chúng theo kiểu dạng rồi đánh giá mức độ chúng khiến mình khó chịu. “Khách quan hóa” các ý nghĩ giúp đẩy đuổi khỏi mình một số nỗi đau thấm đẫm cảm xúc kết dính với chúng.
  2. Dành thời gian xem xét thật cẩn thận một vài ý nghĩ, song chỉ tí chút với mỗi suy tư thôi. Rồi, điều hướng lại ý nghĩ sang điều khác, bất kỳ điều gì khác hẳn, tốt nhất là thứ chi đem lại nhiều vui tươi và khiến mình thư thái hơn. Mình có thể cảm thấy bị thôi thúc quay về ý nghĩ ám ảnh. Nếu đơn thuần không kháng cự nổi, cho phép bản thân tiếp nhận, song lần nữa, chỉ dành chút ít thời gian thôi, rồi lại điều hướng các ý nghĩ với khoảng thời gian lâu hơn. Khá kỳ cục lắm lúc ngoài sức tưởng tượng, một chiến lược giản dị thế thực sự đủ sức giúp mình giành lại cảm xúc kiểm soát các suy tư của bản thân.
  3. Lưu ý lúc nào và ở đâu mình thường hay nảy sinh các suy tư ám ảnh. Rồi, khi các ý nghĩ trỗi lên, thay đổi bối cảnh hoặc làm điều gì đó khác biệt. Làm mình bận rộn với các hoạt động và những vụ việc bao quanh chí ít khiến mình phải bận tâm đầu tư suy nghĩ.
  4. Tự củng cố bản thân với mỗi một nỗ lực thực hiện được nhờ tiến hành các kỹ thuật nêu trên.

Còn có nhiều chiến lược khác có thể giúp mình phục hồi trạng thái bình thường về khả năng kiểm soát các ý nghĩ. Đạt được sự kiểm soát như vậy sẽ đích thực giúp mình giải quyết các vấn đề khác liên quan đến chính bản thân và về chồng/ vợ mình trong nỗ lực xây dựng lại mối quan hệ hôn nhân- gia đình. Một cách tự nhiên, điều cũng sẽ tốt lành không kém khi nhờ trợ giúp của nhà tham vấn tâm lý, nhất là người chuyên sâu vào các mối quan hệ, và có kinh nghiệm giúp thân chủ xử lý các ám ảnh cũng như các phản ứng đầy tràn cảm xúc thường hay kèm theo mỗi vụ việc ngoại tình cùng vô vàn các vấn đề hôn nhân khác.

*Vĩ thanh: Từ ‘ăn năn’ trong Anh ngữ có gốc tiếng La tin (contritus) mang nghĩa là ‘vò nát, tan tác’ ra thành trăm ngàn mảnh nhỏ. Ăn năn, do vậy, là sự giằng xé của cái tôi kiêu hãnh dưới sức nặng khủng khiếp của tội lỗi và nỗi niềm ô nhục. Nó tương tự những gì các thành viên tham gia các chương trình cai nghiện 12 bước diễn đạt ‘chạm tới đáy cùng cực’. Người ăn năn là kẻ bị gãy đổ, vỡ vụn, gập ghềnh…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top