Thái độ bảo thủ chính trị duy trì như một dạng điên nhẹ?

Đội ngũ những người quản lý các lĩnh vực kinh tế- xã hội ở Việt Nam tỏ ra chê bai trình độ dân trí nước nhà ngày càng đông đảo; nhiều tuyên bố lạ lùng và lắm phát ngôn trên nghị trường gây sốc khủng khiếp đối với công luận, không ít tuổi tên chính trị gia bị gắn với tục danh mang tính dè bỉu lẫn khinh bỉ; vô số hành động xử lý, ra quyết định chẳng hề giống ai, xa lạ quá chừng thế giới văn minh, v.v…

Chủ đề chính trị và bệnh tâm thần có thể được minh họa lịch sử từ cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789, bởi vì nó làm cho tinh thần quốc gia thêm cường tráng, song với nhiều người tham gia thì niềm vui trở thành cơn mê sảng (delirium).

Theo nghiên cứu, chủ nghĩa bảo thủ là một dạng điên khùng (insanity) nhẹ. Một phân tích gộp chọn từ 88 mẫu ở 12 quốc gia với 22.818 đối tượng đã vén lộ “nhiều biến số tâm lý dự báo chủ nghĩa bảo thủ về chính trị”. Các biến gồm: sợ chết, hệ thống bất ổn, giáo điều về sự nhập nhằng, tâm trí nhỏ hẹp, thiếu khoan dung về trạng thái không chắc chắn, nhu cầu cao về tính thứ bậc (bộc lộ nhận thức), cấu trúc, phức hợp thống nhất thấp, lo hãi bị đe dọa và mất mát, và kém tự tin. Nhóm tác giả kết luận khá chua chát rằng “ý thức hệ căn cốt của chủ nghĩa bảo thủ nhấn mạnh việc kháng cự với thay đổi và biện hộ cho sự bất bình đẳng”.

Không những chẳng hay ho gì lắm, người ta đang nói tới ai đó đầy sợ hãi, với cảm quan cái tôi nghèo nàn, và vắng thiếu tinh thần linh hoạt. Khoan dung với mơ hồ, nhập nhằng là điểm tâm lý đặc biệt sáng giá ở người trưởng thành vì thế giới nào chỉ có hai màu đen, trắng. Theo nghiên cứu trên, người bảo thủ sở hữu cơ bản phẩm tính ngược lại: không khoan dung với mơ hồ và không có khả năng giải quyết điều phức tạp.

Các nghiên cứu khác còn khẳng định, khi vắng bóng nỗ lực suy tư đầy cân nhắc thì ý thức hệ bảo thủ càng tăng lên; năng lực nhận thức và chủ nghĩa bảo thủ tương quan nghịch. Nghĩa là, nỗ lực tinh thần sút giảm thì làm tăng các niềm tin bảo thủ; tức các thuộc tính trách nhiệm cá nhân (đối lập việc nhận ra ảnh hưởng của các yếu tố tình huống), chấp nhận thang bậc và khung tham chiếu giữ nguyên trạng có thể được xem là dấu ấn của niềm tin bảo thủ.

Các phát hiện của chúng tôi khẳng định những lối tư duy bảo thủ là căn bản, bình thường và khá tự nhiên, nhóm nghiên cứu khẳng định. Các yếu tố động cơ thúc đẩy là những xác quyết chủ yếu của ý thức hệ, trợ giúp hoặc chỉnh sửa các đáp ứng ban đầu phụ thuộc vao mục tiêu, niềm tin, và giá trị của người ta…

Dù tiếp cận từ các góc độ xã hội học, phương pháp luận, thành phần cấu trúc và triết lý thì bảo thủ chính trị vẫn còn đáng xem xét thấu đáo, chẳng hạn cụ thể về khía cạnh chủ động tạo áp lực xã hội, toàn trị, v.v…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top