Đôi khi, người ta cảm thấy không còn mấy chút hào hứng với việc nỗ lực học hỏi, và họ cũng cảm giác trống rỗng tương tự trong các cuộc thảo luận, chuyện trò liên quan đến tình cảm. Để giải quyết nỗi niềm đớn đau ẩn hiện, họ có thể sử dụng chiến lược cách ly hoặc ngủ rũ về mặt cảm xúc.
Có người thì thường xuyên cảm thấy nhu cầu thôi thúc bản thân về nỗi đớn đau này bằng cách tưởng tượng mình trong một tình huống khốn cùng (ví dụ, một cuộc chia tay buốt xé, lời tâm sự thốt lên trước lúc chết, v.v…). Khó ‘thỏa mãn’ bình thường cho đến khi khóc lóc chẳng kiểm soát được, với cơn nhói đau nơi ngực rồi ngủ thiếp đi; chỉ thấy đỡ hơn hẳn sau khi thức dậy…
Khá nhiều lý thuyết tâm lý học liên quan với vấn đề nêu trên. Nhà trị liệu theo cách tiếp cận phân tâm hoặc động năng tâm lý sẽ lý thuyết hóa rằng các xung đột nội tâm lý giải nhu cầu trải nghiệm nỗi đau cảm xúc. Từ viễn tượng tâm lý ấy, khi nhận ra chính mình dấn thân vào các hành vi mang tính phá hoại bản ngã và cơ chừng vô mục đích nghĩa là chúng ta đang muốn dứt khỏi ký ức hoặc một trạng thái cảm xúc.
Nói khác, ước ao cảm thấy đau đớn cảm xúc có thể phản ánh vô thức mình nỗ lực tạo nên sự ‘chuộc tội’ về mặt tâm lý cho các hành động, xung năng hoặc tình cảm vốn khó khăn để thấy ra hoặc chấp nhận trên bình diện ý thức. Cơ chế phòng vệ này gọi là ‘phá hủy, tháo khoán’ (undoing) hướng tới hành động trong những cách đối lập với hướng mình cảm nhận ở bình diện vô thức thẳm sâu. Có lẽ phần nào cảm thấy tội lỗi, tỷ như việc muốn sống đời vui vẻ, đến độ mình thực ‘hủy xóa’ ước ao hạnh phúc này thông qua chuyện thay thế bằng các trạng thái cảm xúc khổ sở. Nghĩa là, mình dễ tự trừng phạt chính mình một cách vô thức nhằm ngăn ngừa các cảm xúc hạnh phúc ‘không thể chấp nhận nổi’ khởi lên bề mặt.
Nhà trị liệu dùng khung tham chiếu nhận thức- hành vi sẽ giải thích não trạng và các hành động khác hẳn. Lối tiếp cận này cho rằng các nguyên nhân gốc rễ của nhiều rối loạn hành vi và cảm xúc vốn bắt nguồn từ niềm tin về bản thân chúng ta, về thế giới, và về tương lai. Bên dưới hành vi, chẳng hạn, có thể là niềm tin căn cốt ‘Tôi tồi tệ và tôi đáng bị trừng phạt’.
Một nhà trị liệu nhận thức sẽ trợ giúp trong việc định dạng, và thay đổi hệ thống niềm tin góp phần hình thành nhu cầu đớn đau về mặt cảm xúc. Nhà trị liệu có thể giúp thân chủ nhận ra các nỗi sợ liên quan tới hành vi hủy hoại bản thân. Nếu các niềm tin nằm bên dưới là nguyên nhân khiến mình ngại ngần rời bỏ niềm vui và hạnh phúc chẳng hạn, nhà trị liệu sẽ giúp khớp khít với các nỗi sợ, khám phá nguồn gốc của chúng, rồi tái cấu trúc những niềm tin và suy tư liên quan đến nỗi sợ làm mình bị tắc ứ.
Một nhà trị liệu cần làm việc sát hợp với thân chủ nhằm xác quyết các gốc rễ trong nhu cầu đớn đau về mặt cảm xúc. Trước hết, nhà trị liệu sẽ muốn hiểu điều gì đem lại khoái sướng nhờ lui tới với các trạng thái đớn đau về mặt cảm xúc. Liệu tự thân trạng thái đớn đau cảm xúc đem lại niềm vui hoặc đúng ra là sự phóng thích về mặt tâm lý nhờ khóc lóc? Cảm thấy lo lắng khi tiếp nhận tâm trạng đớn đau về mặt cảm xúc, hay ngược hẳn lại, cảm thấy lo lắng nếu mình bị ngăn chặn không tiếp cận được các tâm trạng nêu trên? Một nhà trị liệu từng trải chắc sẽ dành thời gian đánh giá thân chủ và tình huống của thân chủ nhằm tích lũy thêm hiểu biết sáng rõ khía cạnh tâm lý của thân chủ. Nhờ làm thế, nhà trị liệu sẽ thêm khả năng trị liệu thân chủ và vấn đề như thân chủ mô tả. Tìm kiếm nhà trị liệu phù hợp và thoải mái giúp mình cảm thấy nhiều kết nối hơn về mặt cảm xúc và phóng thích tối đa các gánh nặng tâm lý.
Lại có thân chủ lớn lên với một người cha nghiện rượu, tuy không lạm dụng thể lý song lại hành hạ bằng lời nói; ngay từ bé, thân chủ đã ước mình bị hiếp: không phải để vui sướng mà có lẽ vì quá buồn đau. Quen nghĩ tới các kịch bản về một đời sống gia đình khốn khổ hơn, vì thân chủ cảm thấy mình không đủ xấu xa, và muốn một điều gì đó đáng để rơi lệ…
Thường chúng ta khá ngờ vực bất kỳ ai có ‘nhu cầu’ đau đớn về mặt cảm xúc, và với nhiều người, đó là nơi chốn thoải mái. Thiên hạ hay kiếm tìm các tình huống tương tự đời sống của họ, bất luận tính chất lành mạnh hay không. Điều này có vẻ là những gì đang diễn ra với thân chủ nhắc trên; nghe như người ấy đang cưỡi trên một cơn bão cảm xúc, hoặc có thể nghĩ, đang kiếm tìm các hỗn độn cảm xúc. Hỗn độn cảm xúc xảy đến khi có một rối loạn toàn diện và rối rắm trong mớ cảm xúc ứ tràn. Người trải nghiệm điều này không chắc về cách mình cảm nhận, khả năng vì có các xung đột cảm xúc và sự ghi nhận về việc mất kiểm soát. Với đống cảm xúc cuộn xoáy bao quanh, cơ thể họ dễ rơi vào trạng thái phấn khích cao độ về mặt sinh lý. Sau khi quen sống với trạng thái hỗn độn cảm xúc thế, nhiều người chạm tới điểm cảm thấy tốt lành. Họ khởi sự vui thú với kịch tính và dần tin rằng sống trong trạng thái bình lặng là quá kỳ cục và chán chường. Do vậy, bất chấp những điều tốt lành trong đời, họ kiếm tìm sự chao đảo để mong quay về trạng thái thoải mái.
Có rất nhiều cách dẫn tới việc người ta chao đảo về mặt cảm xúc, và chuyện sống với kẻ nghiện ngập, nhất là đối tượng lạm dụng, khá sát gần đỉnh điểm đang bàn. Nghiện rượu là thứ tật kinh khiếp do lắm lý do, chứ không đơn giản là những phá hoại và tổn thương nó gây ra cho các thành viên trong gia đình.
Trẻ em sống trạng thái căng thẳng quá mức đến độ chúng có thể cảm nhận nguy hiểm và chúng lựa chọn hoặc trốn tránh hoặc đánh lạc hướng. Trẻ thường xuyên cảm thấy tức giận với bố mẹ nghiện ngập của mình song bởi vì bộc lộ sự tức giận thì không an toàn nên chúng buộc phải che giấu các cảm xúc bản thân và làm bất cứ điều gì cần thiết để sống còn. Chưa nói, trong khi con cái các bố mẹ nghiện ngập thường yêu quý bố mẹ mình, chúng không biết làm cách nào để cân bằng cảm xúc đó với sự tức giận, đau buồn và sợ hãi. Kết cục, có nhiều cảm xúc xung đột, chúng quen sống trong trạng thái sinh lý tăng cao, và ít khả năng kiểm soát; nói ngắn, chúng sống trong sự chao đảo về mặt cảm xúc.
Khi thân chủ tự hỏi đang diễn ra điều gì sai trái, nhà trị liệu đoán rằng thân chủ muốn thay đổi. Điều này có thể thực hiện tốt, nhất là nếu mình có sự trợ giúp của người làm chuyên môn được đào tạo bài bản về nghiện ngập và các hệ thống gia đình. Nhà trị liệu hầu như sẽ giúp thân chủ học hỏi cách điều chỉnh tốt hơn các cảm xúc bản thân, đặt để các ranh giới liên nhân cách, và thiết lập cảm nhận kiểm soát đời mình. Khi lốc xoáy của cơn bão cảm xúc ngừng bặt, thân chủ có thể khám phá ra rằng trạng thái ‘buồn chán’ không nhất thiết là phương thức chung sống tồi tệ.