Nặn chữ

Làm kẻ viết thì nhiệm vụ cơ bản luôn đòi hỏi kiên định và nhẫn nại chưa bao giờ đủ là gõ xuống đều đặn các con chữ. Logic, nặn chữ liên quan tới những gì sẽ xảy đến tiếp theo. Đó có thể là lý do giải thích cặn kẽ tại sao nói qua điện thoại thì ít thoả mãn hơn so với lúc mặt đối mặt. Các nhà nghiên cứu cho rằng, tương tác qua điện thoại làm giảm nhận thức về các hành vi xác định nhân dạng; tức nói khác, có xu hướng không phù hợp hơn trong cách người ta cảm nhận bản thân họ so với cách đối tác cảm nhận họ qua tương tác bằng điện thoại. Độ chính xác của việc nhận thức hành vi xác định cao hơn khi tương tác trực tiếp, aka ‘in person’. Dẫu dễ tìm thấy niềm vui và phát hiện nhiều tưởng thưởng hơn hẳn khi tương tác trực tiếp so với tương tác điều hướng bởi điện thoại thì cũng thử thủ thỉ chút xíu rằng chắc vẫn có kẻ muốn núp bóng sau màn hình lẫn bàn phím vì họ e cũng sở hữu bao điều thoả mãn chẳng kém. Tình hình thời sự thế giới họp hành căng thẳng tiếp tục gợi ý rằng đâu ít chính trị gia, nhà khoa học, các vị làm giáo dục và bố mẹ phụ huynh tin rằng thất bại là giáo viên tốt nhất. Lần nữa,  chịu khó nhớ giúp là từ lâu các khoa học gia thừa biết bộ não có hai cách học hỏi; một thuộc kiểu ‘học hỏi né tránh’ là trải nghiệm mang tính tiêu cực và trừng phạt, và một thuộc kiểu ‘học hỏi dựa vào tưởng thưởng’ thì là trải nghiệm tích cực và mang tính củng cố khiến não cảm nhận muốn chạm tới câu giả nhời đúng. Tiến trình này tương tự những gì não bộ trải nghiệm khi cảm thấy nuối tiếc: tỷ dụ, mình tiếc nuối nếu hành xử điều chi sai trái rồi tương lai mình có thể chuyển đổi hành vi. Khả năng không thấp là mai vẫn còn cơ hội gõ tiếp.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top