Hạnh phúc và năm tháng: càng lớn tuổi càng nắm rõ hay

Khi cửa vào vườn hoa trong khuôn viên Văn Miếu- Quốc Tử Giám dành cho người tập thể dục và đi dạo mỗi buổi sáng mở khá muộn giờ so với thường lệ, tôi nhìn thấy thật tập trung nhiều khuôn mặt lớn tuổi bình thản.

Hạnh phúc là thứ phẩm tính được tìm kiếm không ngừng, bất luận việc thành tựu nó chẳng dễ dàng chút nào.

Căng thẳng tinh thần, lo lắng, muộn phiền, tức giận và vui thú là những thước đo chủ quan về sự đủ đầy của sức khỏe, hạnh phúc (well-being) vốn được nhìn nhận từ bởi tính cách cũng như các biến văn hóa và trải nghiệm đời sống.

Tuy thế, nghiên cứu mới đây chứng tỏ lời giải đáp cho hạnh phúc có thể dễ dàng xác quyết: tuổi tác; theo đó, hạnh phúc thường kiên định hơn khi người ta ngoài 50.

Tìm hiểu trên 340.000 dân Mỹ các yếu tố chủ quan về hạnh phúc, chất lượng sống và nhân khẩu học cơ bản cho thấy, người từ giữa đến cuối tuổi 50 hay trình bày họ hạnh phúc hơn và ít trải qua stress hoặc lo lắng so với hồi họ mới đôi mươi– bất kể trạng thái hôn nhân, chỗ đứng nghề nghiệp, số lượng con cái đang ở trong nhà.

Nghiên cứu xem xét cả hạnh phúc tổng thể (global well-being) và các cảm xúc thường nhật (hedonic well-being). Hạnh phúc tổng thể thì mang tính toàn bộ, phản ánh thế giới quan trong khi hạnh phúc đời thường lại khá tức thời.

Kết quả trên tán đồng với phát hiện của nghiên cứu trước đây rằng sự đo lường lượng định hạnh phúc khác biệt cùng với tuổi tác. Stress và nỗi bực tức giảm đều đặn từ khi còn trẻ trung đến lúc có tuổi. Lo lắng thường trực, song tới tuổi 50 thì dừng. Buồn đau tăng lên lúc chớm 40 rồi giảm dần vào tầm giữa 50.

Thỏa mãn tổng quát về đời sống tỏ lộ đường cong định dạng hình chữ U, giảm từ mới đôi mươi tới 50 rồi lại tăng lên suốt tuổi già. Nhìn chung, cả đàn ông lẫn đàn bà đều cùng mẫu thức hạnh phúc gắn với tuổi tác, dù phụ nữ thường trải nhiều stress, lo lắng và buồn đau suốt tháng năm họ sống.

Nhiều yếu tố ảnh hưởng tới niềm hạnh phúc và chất lượng sống, đặc biệt người già. Các mối quan hệ gia đình tạo nên sự trợ giúp và tiếp xúc tối cần thiết song nó cũng gây ra đau thương khi một người thân qua đời hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.

Niềm tin văn hóa trong việc thiết lập hạnh phúc như thu nhập, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân hoặc các biến nhân khẩu khác, cũng ảnh hưởng tới hạnh phúc chủ thể. Niềm tin tôn giáo và loại niềm tin vào mỗi một thực tại duy nhất này thôi cũng tác động tới hạnh phúc trong cộng đồng người lớn tuổi.

Đường cong hạnh phúc hình chữ U trong nghiên cứu vừa nhắc từng được trình bày trước đây. Một mẫu lớn gồm 500.000 đối tượng từ Hoa Kỳ và Tây Âu chỉ ra, hạnh phúc chạm mức tối thiểu nhất của nó ở độ tuổi trung niên, rồi được cải thiện tăng tiến dần qua phần đời còn lại ở cả hai giới đàn ông và phụ nữ.

Có bằng chứng cho thấy, đường cong hạnh phúc hình chữ U ở Đông Âu, Mỹ Latin và châu Á chứng tỏ các biến số văn hóa không khác biệt quá lớn như người ta lầm tưởng. Lưu ý, các quốc gia đang phát triển không được bàn tới trong những phát hiện vừa nêu.

Tại sao hạnh phúc lại sánh đôi cùng với sự khôn ngoan người ta có khi lớn tuổi? Không ai biết rõ lắm đâu.

Cơ chừng, người lớn tuổi biết kiểm soát tốt hơn cảm xúc bản thân, làm thuyên giảm hẳn cảm xúc tức giận hoặc căng thẳng tinh thần.

Hoặc nỗi niềm hoài cổ khi nhớ về những ký ức tích cực xa xưa đối lập, trái ngược với kỷ niệm đau buồn có thể khiến người ta hài lòng hơn. Người có tuổi thường không chú tâm những gì họ chẳng thành tựu được mà chỉ tìm cách hưởng thụ quãng thời gian còn lại trên đời.

Hoặc, người già tìm thấy hạnh phúc khi họ hoàn thành việc nuôi dạy con cái và được công nhận về mặt nghề nghiệp.

Tuổi già sức khỏe lành mạnh và hạnh phúc là câu chuyện đa chiều kích, và không hề có một định nghĩa thực sự về hạnh phúc hoặc cách thức làm thế nào để đạt được nó.

Độc giả blog Tâm Ngã đa phần đang còn trẻ; nói vui, khi biết chắc chắn mình hạnh phúc, bèo lắm bạn phải qua tuổi 50 nhỉ.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top