Liêm chính– người trẻ nước Nam suy nghĩ, ứng xử, tỏ thái độ về tham nhũng và nhu cầu cần thiết của hành vi hối lộ trong đời sống nhân loại

Vòng quanh thế giới mãi rồi cũng phải quay về xứ mình. Đọc tin tức ghi nhận và xem kết quả khảo sát liêm chính trong thanh niên Việt Nam, đồng thời so sánh bên ngoài xong, ai quan tâm tất không khỏi chột dạ bời bời lo lắng cho tương lai dân tộc.

Bởi nhìn đâu xa xôi, mời tham khảo đúc kết ‘thành tựu’ của thủ tướng; đánh giá chất lượng ý kiến thái độ làm việc trên nghị trường của các đại biểu (‘cố gắng lấy lại quần đảo Hoàng Sa‘ trong nhiệm kỳ này là biểu hiện rõ ràng của sự duy ý chí); nhãn tiền, dư luận đặt câu hỏi trước chân dung của nữ đại biểu giàu nhất quốc hội Việt Nam…

Kết quả khảo sát mới công bố cho thấy, 40% số thanh niên được hỏi không tố cáo hành vi tham nhũng; thậm chí, 25% thanh niên có trình độ cao quan niệm rằng lừa dối và vi phạm pháp luật sẽ dễ giàu, thành đạt hơn liêm chính.

Khi đưa tin ngắn gọn, những con số đã làm bộc lộ tình hình sát sạt

Theo báo cáo, có tới 95% thanh niên cho rằng trung thực quan trọng hơn giàu có; 83 – 86% cho rằng thiếu liêm chính (trong đó có tham nhũng) gây tổn hại nghiêm trọng đến thế hệ của họ, sự phát triển kinh tế của đất nước. Mặc dù vậy, có tới 35% thanh niên sẵn sàng nới lỏng định nghĩa của mình về tính liêm chính nếu điều đó đem lại cho họ lợi ích.

Có tới 38% thanh niên sẵn sàng hối lộ để được vào một trường tốt hoặc làm việc tại công ty tốt. Về đấu tranh phòng chống tham nhũng, 86% thanh niên cho rằng họ có thể tham gia và khoảng 60% cho rằng sẽ tố cáo. Tuy nhiên, trong các con số này thì chỉ có 4% từng tố cáo. Lý do chính của việc họ không đứng ra tố cáo là vì cho rằng không phải việc của họ (41%) hoặc tố cáo cũng không giải quyết được gì (41%).

Hoặc khi diễn giải, bình luận thêm vào càng khiến vấn nạn hết sức đáng quan ngại

Tỉ lệ này khá phù hợp với câu hỏi về nhận thức trước tác hại của sự thiếu liêm chính, khi có tới 86% tin rằng tham nhũng rất có hại cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, điều thú vị là chỉ 78% thanh niên cho rằng tham nhũng sẽ tác động trực tiếp đến gia đình, bạn bè họ. Điều đó cho thấy thanh niên vẫn còn nhận thức hời hợt, trừu tượng về liêm chính nói chung, bao gồm tham nhũng và tác hại của tham nhũng.

Nhờ báo chí, độc giả biết lối suy nghĩ của thanh niên như vậy thì trách nhiệm thuộc về xã hội, thuộc về các cơ chế tạo ra sự giả dối; nguồn thông tin họ dựa vào để hình thành quan điểm trung thực chủ yếu từ đài, TV chính thống (89%), tiếp theo là gia đình (80%), và bạn bè, đồng nghiệp (76%), chỉ có 39% người được hỏi cho biết internet là nguồn hình thành nên quan điểm của họ về liêm chính.

Kết quả khảo sát liêm chính trong thanh niên Việt Nam phản ánh thực trạng hối lộ, tham nhũng đã trở thành hiện tượng bình thường trong xã hội (nổi bật nhất khi vào bệnh viện, gặp cảnh sát giao thông, đi xin việc và giao dịch kinh doanh), ở cả thành thị lẫn nông thôn, bất chấp trình độ học vấn và lứa tuổi.

Tham nhũng lan tràn khắp toàn cầu. Dưới cái nhìn của các nhà sinh học tiến hóa, tham nhũng cơ chừng giữ vai trò gìn giữ xã hội.

Dĩ nhiên, nói như vậy không hề có nghĩa tham nhũng là điều tốt, hay các mức độ hiện thời về nó ở đâu đó liên quan khá gần gũi với mức độ tham nhũng thấp mà thiên hạ cho là chấp nhận được.

Dẫu thế, dường như một lượng tham nhũng nhất định là cần thiết để vận hành xã hội– một trong những sự thật căn bản không khiến hài lòng, vui tai tí nào.

Thực tế, câu chuyện xử lý không nằm nơi các chính quyền trong sạch (clean governments) bởi không phải bao giờ chúng cũng là những mô hình thực hiện hiệu quả; đúng hơn, mấu chốt là tính minh bạch (transparency). Công khai những định chế, giao ước sẽ giúp cho các công dân, nhóm giám sát (watchdog groups), ngay cả các công ty cạnh tranh xem xét tiền dân đóng thuế đang được sử dụng ra sao…

Đây là một thí dụ sống động tại nước Nga trong nỗ lực chống tham nhũng qua mạng lưới điểm internet.

Còn để chỉnh đốn một quốc gia mắc dịch tham nhũng tràn lan, tồi tệ như Ấn Độ, nhóm kinh tế gia hàng đầu của chính phủ đã đề xuất phương thức cực đoan: việc đưa hối lộ có thể là hợp pháp.

Dù biến tấu và biện bạch thế nào đi chăng nữa, hối lộ vẫn cứ là hối lộ với những hậu quả cùng tác hại ghê gớm, khó lường– khởi đi từ chút quà nhỏ nhặt, gọi là… kèm đủ lý do luôn luôn có sẵn và luôn luôn đúng.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top