Sự tỏ tường và độ tin cậy bỏ qua định hướng mơ hồ, vô cớ

Trên trang tìm kiếm google.com đang minh họa hình vẽ quen thuộc của test Rorschach, nhấp chuột vào đường dẫn ‘chia sẻ điều trông thấy’ thì hiện lên dòng chữ thông báo hôm nay là sinh nhật lần thứ 129 của Hermann Rorschach.

Vậy, tự hỏi mình mong đợi gì đây lúc này? Dường như tất cả chúng ta sẽ có một số ước muốn khá căn bản, và sẽ phức tạp ít nhiều khi mình mong đợi một số thứ không giống những người khác. Chưa hết, đôi điều đâu có chịu diễn ra theo ý định; vì thế, có thể chúng ta đi vào giai đoạn khủng hoảng, tùy kịch bản mà thậm chí đưa đối tượng đến cả sự lựa chọn gặp nhà tham vấn và trị liệu tâm lý… Điều gì xảy đến nếu chúng ta hành động nhờ thử vượt thoát ra ngoài một số kỳ vọng và chuẩn tắc bị đè nén bấy lâu trong đời?

… Quay lại với nỗi kính sợ, kinh hoàng một thời test Rorschach có thể vén lộ. Cấu trúc độc đáo của test khiến nó tiếp tục gây tranh cãi đa phần bởi tính biểu tượng hóa. Là một trong số trắc nghiệm hiếm hoi còn duy trì được khởi thảo từ truyền thống phân tâm và cuộc đấu khẩu chủ yếu về độ hiệu lực của các ý tưởng mang hơi hướng Freud.

Ảnh hưởng của các ý tưởng này có thể được phản ánh rõ nhất qua cách thức sử dụng nó. Một kiểu dạng test ‘phóng chiếu’ mà người làm test nhìn các tấm ảnh rồi cho biết ấn tượng. Nhà tâm lý viết xuống những gì đối tượng nói về mỗi bức ảnh rồi diễn giải điều đối tượng nói và thể hiện. Các diễn giải ấy được cho là đem lại bức tranh về nhân cách người, được định khung trong các khái niệm theo trường phái phân tâm học Freud.

Nguyên bản test Rorschach thì khá buồn cười, song vượt thời gian nó được tâm lý gia John Exner phát triển với ‘hệ thống nhận hiểu’ đủ cho phép nhà lâm sàng độc lập đi tới các kết luận tương tự khi xử lý cùng các đáp ứng. Thậm chí, độ tin cậy của test gây tranh cãi và bị xem là thổi phồng quá mức, thậm chí, ngay cả khi tin cậy chăng nữa, cơ chừng nó không tương quan tốt lắm với các công cụ đo lường tâm trí khác và mang xu hướng đặc thù trong ‘chẩn đoán’ các động thái mang tính tâm thần phân liệt ở người hoàn toàn bình thường.

Hầu hết test tâm lý đều dựa trên nguyên tắc là người làm test không hề biết trước gì hết về chất liệu tạo ra test; thuật ngữ chuyên môn gọi là sự an toàn thông qua trạng thái mơ hồ và khó hiểu nhằm đảm bảo độ hiệu lực. Các công ty chuyên cung cấp test ngày nay chỉ bán cho người hành nghề có bằng cấp với giá cao và đảm bảo bản quyền. Song mô hình này quá dễ đổ sụp trong thời đại internet vì nó có thể góp phần vi phạm hợp đồng để đưa test ra công khai.

Các nhà tâm lý do đó, cần khởi sự thiết kết test sao cho chất liệu test không gây nên tác động lớn lao đối với sự trình bày, mà điều này đòi hỏi một sự chuyển đổi ý nghĩa trong cách suy tư và lượng nghiên cứu ghê gớm hiện tại nhằm đem lại độ hiệu lực của các test.

… Một đời sống không đối diện với nguy cơ thất bại không phải là cuộc đời sống tràn đầy. Đặt để các mục tiêu trong những cách đo lường khả thể. Dù chỉ có vẻ là các bước vi tế, nhỏ bé thì chúng là tiến bộ. Trước khi mình biết đến niềm vui ấy, các tiếng vọng của thất bại sẽ mờ dần. Cả hai suy tư khó thể tồn tại trong cùng khoảnh khắc và mỗi khoảnh khắc là điều duy nhất mình có quyền năng dùng để thay đổi.

Nhiều người nghĩ rằng mình có thể chỉ việc ngừng ngắt ngay suy tư về sự thất bại. Song bất khả tiến hành điều đó. Mình nên thay thay thế suy tư tiêu cực bằng suy tư tích cực. Thái độ, suy tư và hành động sẽ tống đẩy mọi thứ xấu xa, tồi tệ đó văng khỏi cối xay nghiền nát. Mỗi khoảnh khắc mình thành công, đó là khoảnh khắc mình ít nuối tiếc hơn.

Do đó, cố gắng thất bại thì sẽ đúng thế thật; nếu gắng thử thành công, mình có thể hoặc không thể thất bại. Là câu chuyện 50/50, chẳng quá chênh lệch tỷ lệ. Và mình sẽ dám đặt cược, đánh cá. Tương tự, bài báo trên New York Times thật thú vị, nó chứa đựng một mức độ cân bằng giữa chuyện hay ho, chuyện xấu tệ, và chuyện ngớ ngẩn. Và lần nữa, câu chuyện nói chung còn nhắc nhở các vị cài đặt tâm trí chuyên việc cung cấp dịch vụ test thu tiền, bất chấp tính củ chuối của test.

Năng lực suy tư về các nguyên nhân và các mối liên quan là điều hết sức thiết yếu, và luôn luôn được thừa hưởng tiến hóa từ tổ tiên; tỷ như, chúng ta cần biết một loại hạt nào làm mình ốm, hoặc kiểu đám mây ra sao dự báo thời tiết xấu… Vì vậy không đáng ngạc nhiên chúng ta tự động tạo ra đánh giá theo dạng này. Chúng ta có các trực giác mạnh mẽ về những thứ nào đi cùng nhau, trực giác đó ùa tự nhiên tới tâm trí, thường sau rất ít ỏi trải nghiệm. Điều ấy tốt cho việc ra các quyết định trong một thế giới mình thường không đủ thời gian để suy nghĩ trước khi hành động, song với các tác dụng phụ chứa một số lỗi có thể đoán biết được.

Một lỗi thế gọi là “tương quan ảo ảnh“, một hiện tượng hai vật dường như được xem là có liên quan nhau song kỳ thực thì không. Trong một thực nghiệm cổ điển, người tham gia được đề nghị xem xét các điển cứu giả của nhà tâm thần học về các bệnh nhân đáp ứng với test giọt mực Rorschach. Một số báo cáo ghi nhận bệnh nhân là đồng tính, và một số thấy họ nhìn qua test những điều như áo quần phụ nữ hoặc các hạt cúc áo. Báo cáo được chuẩn bị đảm bảo không có liên quan chắc chắn nào giữa ghi nhận của bệnh nhân và đáp ứng hình test, song những người tham gia thực nghiệm– dù được huấn luyện hay tay mơ trong tâm thần học– đã báo cáo hết sức mạnh mẽ (song sai lầm) mối liên kết giữa các dấu hiệu trong test Rorschach và bệnh nhân đồng tính.

… Câu hỏi vẫn còn đây: cuộc sống quá ngắn ngủi? Bất luận thế nào, mình không vội vã. Quá ngắn với nỗi buồn bã của ta? Nào hoàn toàn thế. Chúng ta không thể đợi chờ vì hạnh phúc. Vậy khi nào thì đời sống ngắn ngủi? Nó chỉ quá ngắn ngủi khi đầy ắp các nuối tiếc vàng vọt, tơi tả. Song nếu mình có thể giữ các giấc mơ sống còn, quá khứ sẽ rớt lại và mình có thể tung cánh hướng tới một tương lai ấm áp ánh mặt trời hơn.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top