Tăng động và bị điếc: hiệu ứng đáng suy tư của những sự thiếu thích nghi ở trẻ

Tiếp xúc với một trẻ bị điếc chưa đến tuổi đi học tại nhà, cùng với bố mẹ của cậu bé; thấy chị gái cháu, sinh cách 10 năm, lấp ló đứng trên gác hỏi vọng xuống…

Người bố béo tròn, cố bám níu hy vọng da diết vào vài ba chi tiết để cố tin rằng rồi vào một hôm đẹp trời con trai sẽ bật lên thành tiếng hẳn hoi, cho dẫu họ đã thăm khám chuyên khoa đàng hoàng và có kết luận chính thức; người mẹ thì nhẫn nhịn, khuôn mặt không ẩn giấu hay che hết nỗi đau bên trong được, chia sẻ chắc chắn bên chồng về một nỗi niềm lo lắng tràn bờ ở tư thế ngồi bồn chồn, vọng động.

Có lẽ, toàn thể gia đình gồm cả bà ngoại là người trông cháu từ sáng đến tối khi bố mẹ đi làm, sẽ học ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp qua lại với cậu út.

Và cho dẫu (các) cô giáo tình nguyện đến dạy ngôn ngữ ký hiệu cho bé sẽ tiếp tục chịu đựng một quãng thời gian nữa, chứng kiến nọ kia ngoài ý muốn dấu hiệu, biểu hiện lăng xăng, chẳng ngồi yên đủ lâu và khó tập trung vào bài nếu cháu không được cầm lấy điện thoại, v.v…  thì cũng chưa đủ chứng cớ xác thực chẩn đoán với cái nhãn ‘tăng động’ (bài báo cập nhật lên tiếng về sự lạm dụng thang đo chẩn đoán và điều trị bằng thuốc rối loạn ADHD) mà một trung tâm nghiên cứu giáo dục đặc biệt đánh giá. Điều cơ chừng cần ưu tiên tìm hiểu và trợ giúp cải thiện tình hình hơn là trạng thái giao tiếp, quan hệ của môi trường bao quanh trẻ. Một sự chú tâm quá mức duy mỗi đứa bé cho việc học ngôn ngữ cử chỉ hay khởi đầu tiến trình ‘viết chữ, làm toán’ quen thuộc lâu nay e chưa thiết thực, khẩn thiết cho bằng công việc luyện tập giao tiếp không lời, tương tác sao cho trẻ dần nắm bắt được cảm xúc người khác và tự tin biểu đạt cảm xúc bản thân, nhất là khám phá chuyển biến khuôn mặt và khẩu hình người phát ngôn.

… Khả năng đọc khẩu hình khi đang chuyện trò là một sự tiến triển quá siêu tuyệt, song có dự án muốn đặt câu hỏi người bị điếc liệu có giỏi giang hơn hẳn cả trong việc giám sát an ninh nói chung.

Hình như chưa có nghiên cứu nào so sánh người nghe được và người bị điếc trong chuyện thực hiện giám sát những việc chuyên biệt, song có bằng chứng khẳng định người bị điếc thừa hưởng nhiều lợi thế từ bình diện chú ý khía cạnh thị giác. Đây không phải như chuyện nhìn thấy phổ quát kiểu năng lực cảm thụ sắc sảo về thị giác, mà có bằng chứng rõ ràng rằng người bị điếc giỏi hơn trong chuyện lưu ý đến những thứ bên rìa ngoài của sự nhìn thấy và cũng giỏi ở việc phát hiện sự chuyển động. Tiềm năng độc đáo này khiến người bị điếc đáp ứng hoàn hảo công việc và có vẻ giỏi hơn các đồng nghiệp có khả năng nghe được. Vậy nên, dự án không chỉ gợi ra cụ thể con đường hướng đích tuyển dụng ‘người khuyết tật’ vào làm việc mà còn phát hiện đối tượng nào có khả năng ‘siêu phàm’ nữa; góp phần làm đảo lộn toàn bộ ý tưởng về sự khiếm khuyết, tàn tật.

Nhân đây, giới thiệu thêm một số nghiên cứu chưng cất các trải nghiệm khác nhau về chuyện “nghe các giọng nói” ở người bị điếc; chẳng hạn, ở đây cho thấy các trường hợp bị điếc trước khi học được ngôn ngữ và bộc lộ việc nghe các giọng nói như dấu hiệu của việc bị mắc bệnh tâm thần.

Dù giả định thường gặp là người bị điếc có thể mang các dấu hiệu mắc ảo giác song nghiên cứu vừa nêu trên lại rất cẩn thận xem xét người bị điếc quan tâm vấn đề ra sao và dường như họ tuyên bố rõ ràng là mình ‘nghe’ các giọng nói.

Các bệnh nhân chỉ được đánh giá là mắc các ảo thanh nếu họ tỏ rõ là mình nghe các giọng hơn là nhận được thông tin bằng con đường khác, và vài cá nhân đưa dấu hiệu nhờ nói, đặt câu hỏi về cách họ có khả năng nghe, trong trạng thái điếc, vốn không am hiểu được. Đa phần bệnh nhân thì chỉ nhún vai hồi đáp kiểu “không rõ’, hoặc biểu thị rằng họ không hiểu câu hỏi.

Những bệnh nhân khác nỗ lực giải thích giả tạo, dễ dãi hoặc nọ kia không thỏa mãn kiểu ‘có thể đang nói trong não bộ’, hoặc ‘đôi khi tôi bị điếc, đôi khi tôi nghe thấy’. Một bệnh nhân khẳng định mình có thể nghe nhạc nếu anh ta vặn nó to lên (khả năng cao là biểu đạt tri giác về sự dao động), và hàm ý tương tự sự thật về chuyện phát ngôn. Những người khác vẫn tuyên bố không thật hoặc hoang tưởng rằng họ có thể nghe hoặc từng có khả năng nghe thấy.

Một nghiên cứu khác cố tránh các cạm bẫy khi nghiên cứu hiện tượng ảo thanh ở người có hạn chế hoặc không nghe được.

Bởi thực tế, một số nghiên cứu trước đó về người bị điếc nghe các giọng nói bị chỉ trích khi giả định rằng một người bị điếc mô tả một ‘giọng nói’ nghĩa tương đương là họ đang có một trải nghiệm tương tự với người nghe được. Tỷ dụ, khi một người bị điếc mô tả trải nghiệm như ‘tiếng ồn’ thì họ chỉ hàm ý nó đặc trưng bị tống bừa vậy thôi, chứ nó không mang các thuộc tính âm thanh riêng biệt.

Nghiên cứu thượng dẫn dùng phương pháp phân loại, gồm tập hợp các tuyên bố về trải nghiệm mà người điếc thể hiện và họ được đề nghị chọn các câu nào mô tả tốt nhất trải nghiệm của bản thân. Dữ liệu được xử lý qua phương pháp phân tích nhân tố (factor analysis) nhóm thành 5 nhóm người/ ‘nhân tố’ trải nghiệm tương tự nhau.

Lời cuối. Bi hài thay, có nhiều chiều kích căn bản khiến chúng ta tức cười. Tất cả mọi người cười vui, và kẻ cười đùa í luôn luôn kèm theo một mẫu hình giông giống nhau của các âm thanh ồn ào vui nhộn. Người bị điếc không bao giờ nghe được một âm thanh vẫn  còn khiến người ta cười phá lên; tiếng ồn ào vỡ òa í tạo tác bởi những con người chia sẻ nhiều thuộc tính thanh âm của ngôn ngữ, hơn là thuần túy bằng chứng cho việc tấn công chớp choáng não bộ và trạng thái cơ thể chúng ta dùng khi hít thở và nói năng.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top