Bố mẹ dễ ly dị khi con mắc Tự kỷ?

Thực tế, hầu hết bố mẹ có con mắc rối loạn phổ tự kỷ (TK) đều ý thức sâu sắc về những vấn đề kéo theo sau chẩn đoán cũng như mức độ căng thẳng tinh thần (stress) ảnh hưởng tới cuộc sống hôn nhân- gia đình; thậm chí, nhiều cặp vợ chồng cơm không lành, canh không ngọt trước đó rồi thì TK càng dễ khiến họ lo ngại đây là yếu tố dễ gây căng thẳng thêm và làm đổ sụp mọi thứ, v.v…

Cho dẫu chẩn đoán con cái mắc TK thể hiện biến cố đời sống lớn lao như bất kỳ chuyện gì khác xảy đến thì việc con cái mắc TK là sự kiện không ngừng thách thức bố mẹ trẻ cũng như toàn thể gia đình. Nên chi, nếu một cuộc hôn nhân mà vững bền thì cặp vợ chồng cùng nhau vượt qua cơn bão tố và làm cho gia đình thêm củng cố. Song với các cặp đã gặp trục trặc sẵn rồi thì TK là tác nhân gây stress đủ có thể trở thành điều làm oặt ẹo, gãy đổ; và với các cặp này, TK là lý do khác để ly dị.

Không ít người trong cuộc nhận ra rằng ly dị có thể tạo nên hệ quả tích cực cho con cái, tức điều ấy có tác dụng tích cực với bố mẹ. Nếu bố mẹ hạnh phúc thì có thể họ càng giỏi giang hơn trong việc tập trung vào các chiến lược và cách can thiệp giúp con cái mắc TK. Nghiên cứu cho thấy, không có sự tăng lên tỷ lệ ly dị: 64% trẻ mắc TK sống với bố mẹ kết hôn hoặc bố mẹ nhận con nuôi so với tỷ lệ 65% trẻ không bị chẩn đoán mắc TK.

Một số bài học có thể rút ra từ trường hợp bố mẹ đã ly dị có con mắc TK.

– Chẩn đoán con mắc TK gây nên stress trong nhiều cách khác nhau mà không phải luôn rõ ràng, và stress có thể là nghiêm trọng. Ngoài ra, con mắc TK thường làm thay đổi toàn bộ sinh hoạt gia đình chứ không chỉ liên quan đến mỗi cuộc sống hôn nhân mà thôi; bởi nó có thể thay đổi quan hệ với bạn bè, gia đình nội ngoại hai bên và cả đồng nghiệp nữa. Chuyện này diễn ra nhiều tháng, đôi cả cả năm trời rồi người ta mới chấp nhận được cũng như dần họ mới thích nghi với mức độ stress mới thường đi kèm với chẩn đoán TK.

– Nếu mình biết stress do chẩn đoán TK đem lại có thể khiến chuyện ly dị xảy ra thì có lẽ mình cần học cách để điều chỉnh và làm dịu bớt stress và tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao các sức mạnh của cuộc sống hôn nhân. Nếu mình biết cách stress tác động đến người kia và bằng những cách nào thì mình có thể đoán trước và làm giảm nhẹ tác động của stress.

– Tiếp xúc với các tổ chức hỗ trợ gia đình có con mắc TK và nói chuyện với bố mẹ cùng hoàn cảnh để tâm sự rồi lắng nghe cách họ đương đầu với stress.

– Chẩn đoán con mắc TK không đồng nghĩa rằng cuộc hôn nhân sẽ thất bại, đổ vỡ nhưng stress đích thị là yếu tố với nhiều cặp vợ chồng. Trong mỗi cuộc hôn nhân đều tồn tại những nền tảng cho ly di; mẹo ở đây là tìm ra, và tiếp tục tìm ra, nền tảng cho hôn nhân bền vững.

Nhìn chung, có thể nhận thấy rằng TK là vấn đề của gia đình, và rất nhiều khi đây là câu chuyện của ranh giới, giá trị hôn nhân- gia đình cũng như tình yêu thương của bố mẹ với con cái.

Mặt khác, nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa gia đình giàu có và tỷ lệ con cái mắc TK đáng quan tâm thực sự bởi chí ít các hàm ý mà nó chỉ ra: tỷ lệ trẻ con nhà nghèo không được chẩn đoán cũng như mức độ áp lực trong đời thường mà bố mẹ chúng phải chống chọi.

Áp lực khởi tạo nên nhiều khía cạnh hết sức khác biệt. Mỗi một gia đình rồi sẽ tìm ra cách thức phù hợp để giải quyết vấn nạn. Như những gì mà các cặp vợ chồng đã ly dị cũng như bố mẹ có con mắc TK bên trên chỉ ra, tiến hành các bước đi thích hợp để làm thuyên giảm sự tác động của stress là chìa khóa căn bản, đồng thời có thể nó còn cho hôn nhân một cơ hội tốt hơn để thành tựu như ý hoặc đảm bảo mình có thể tiếp tục chịu đựng tiếp tục được.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top