Không bao giờ mất đi người mình yêu quý

Có lần, vị thiền sư tên Foyin đã cứu sống một phụ nữ định quyên sinh nơi dòng sông, rồi hỏi nàng tại sao nàng muốn chết, nhất lại là nàng đang còn rất trẻ.

Người đàn bà đáp, lấy chồng mới ba năm, song khi con trai mất, chồng đâm bỏ bê, không thèm ngó ngàng gì vợ. Do đó, cô cảm thấy đời sống hiện tại chẳng có gì ý nghĩa nữa. Vị thiền sư hỏi tiếp, thế đời sống của cô trước hôn nhân như nào. Hồi tưởng, người phụ nữ thấy đấy là thời thật vô lo và mọi thứ như ý. Vị thiền sư lưu ý rằng, ngay hiện tại lúc này, cô chỉ việc quay về với giai đoạn ba năm trước; lúc đó, cô đâu có chồng con, giờ cô cũng không có họ. Một cách căn bản, xét toàn thể, cô không hề có sự mất mát đích thực nào. “Công án” vị thiền sư nêu ra: nếu cô ấy có thể vô lo ba năm trước, tại sao cô ấy lại quá sầu muộn ba năm sau?

Chúng ta trả lời câu hỏi này như thế nào đây? Sự thật, chúng ta đau đớn khổ sở chỉ khi mình chăm chắm vào tình huống bất hạnh hiện tại khiến mình cảm thấy ghét bỏ không cần thiết. Kỳ thực, gọi là điều xui rủi này khi so sánh với một trạng thái từng diễn ra rồi, vốn nó tương đối may mắn, đâu nhất thiết khiến mình phải gắn bó cùng. Vì thế, những ai đau khổ nhất thường có xu hướng trước tiên đau khổ kéo dài; khi đời sống của họ được cải thiện thì lại dễ cảm thấy mất mát khủng khiếp về sau.

Bởi vì cảm nhận mất mát đến từ sự so sánh, xuất hiện nỗi tiếc thương và bao lời ai oán. Nếu nhìn vào bức tranh rộng lớn phủ trùm một giai đoạn rộng lớn hơn, gồm cả nỗi buồn lẫn niềm vui bây giờ, sẽ thấy đấy chỉ là sự xoắn bện quá độ và chỉ ra bánh xe nghiệp bất hạnh/ may mắn mà thôi. Do đó, đều ảo ảnh, hoang tưởng việc để bản thân bị quấy nhiễu, đảo lộn bởi cả điều may mắn lẫn sự xui rủi.

Vị thiền sư đã hích nhẹ giúp cho người phụ nữ trẻ siêu việt trên các trạng thái nọ kia một cách nhị nguyên mà cô đang trải qua, để buộc cô quay về với những gì rốt ráo là mình trước đây: biểu hiện trạng thái nguyên thủy của Phật tính.

Nhất là trong những thời điểm bấn loạn, chúng ta nên quay lại trạng thái tâm linh nội tại căn bản quen thuộc này, phóng thích khỏi rối rắm do gắn bó với vận may tốt đẹp và ghét bỏ, đẩy đuổi sự xui rủi, bất hạnh.

Tại sao chúng ta quá phấn khích hoặc trầm uất ghê gớm? Đơn giản nhờ mang con tim và tâm trí tỉnh thức với Phật tính sẵn có, thay cho chuyện dính bám vào các điều kiện ngoại giới vốn phù du thoáng chốc; nhất định sẽ khởi lên tâm trí duy trì trạng thái yên an.

Vấn đề thuộc các điều kiện trong hiện tại do vậy, nên được xem xét tựa như trái quả tựu thành đang dần trôi qua bởi các nguyên nhân và điều kiện tích lũy, thậm chí, trước cả khi khởi sự…

Điều này không phải là trạng thái vô cảm hoặc thiếu quan tâm nghiêm cẩn; vì các biểu tỏ bình thản thực sự luôn hậu thuẫn lòng từ bi trải đều cho tất cả mà chẳng hề xốn xang, nhốn nháo với bất cứ ai hoặc bất kỳ điều gì. Lành thay.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top