Một cô gái trẻ sau khi tốt nghiệp đại học, đã đi làm được một thời gian rồi chợt than vãn về đời sống không rõ nên diễn biến như nào, rằng cô ấy chỉ không thấy hài lòng với những gì đang hiện diện, hỏi cô ấy muốn gì thì nhận được lời tự thú thiệt tình là không biết.
Tôi nghĩ đến nỗi trầm buồn hiện sinh. Stress cấp tính đòi hỏi đáp ứng thích nghi hết sức cao độ, song theo thời gian, nó trở nên mãn tính rồi một lúc nhất định, đòi buộc chúng ta phải suy nghĩ lại lối sống của bản thân. Stress là cái đinh chi mà thiên hạ cuống cuồng hoặc thầm lặng chịu đựng thật đớn đau cả thân lẫn tâm đến vậy?
Đời sống khả năng cao là luôn làm ta căng thẳng tinh thần, gây stress quá dễ dàng. Nói chung là hoàn toàn đúng đắn stress bộc phát nhanh chóng, song loại cấp tính kiểu thế có thể chuyển thành thói quen thâm căn cố đế, và chúng ta cần suy nghĩ lại những cách thức làm mọi điều sao đủ vượt qua và chế ngự nó. Stress mãn tính tạo nhiều hiệu ứng khắc nghiệt lên sức khỏe và trạng thái an lạc của chúng ta. Stress làm tăng thêm các hoạt động sinh lý cao độ và khiến mình thường xuyên thao thức, khó chợp mắt. Tác động đến hệ thần kinh, cơ thể phóng thích các hormones gây stress dưới nhiều dạng thức. Đáp sứng stress căn bản là đáp ứng mang tính thích ứng về mặt cơ thể, song stress cấp tính để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng lên thân xác.
Quá nhiều sự kiện trong đời là tác nhân của bức bối, áp lực, căng thẳng, mệt mỏi…; các stressors này đặt để nguy cơ phát triển stress, nhất là nếu chúng ta không có các nguồn lực tâm lý đảm bảo xử lý chúng. Thực tế, một số người có khả năng chịu đựng stress cao hơn kẻ khác. Người ta cũng khác nhau trong các cách hiểu về stressors.
Nghiên cứu cho thấy, người gặp stress khuyến khích não trạng trải nghiệm thì có các mức độ hormone stress thấp hơn người nhìn nhận stress một cách quá tiêu cực.
Lý thuyết kích hoạt nhận thức về stress giúp giải thích đáp ứng stress; theo đó, chúng ta cảm thấy stress bất kỳ lúc nào có sự thiếu nhất quán giữa giá trị mình đặt để và giá trị đích thực của bản thân. Ví dụ, chúng ta bị stress nếu đụng hạn cuối cùng phải hoàn thành công việc mà mình lại không đủ khả năng đáp ứng đúng đắn. Chúng ta bị thúc đẩy làm giảm thiểu, hạ xuống sự thiếu nhất quán giữa các giá trị đặt để và các giá trị thực của bản thân.
Từ ví dụ nêu trên, chúng ta có thể thực hiện bằng việc tăng cường mức tải làm việc đến độ đảm bảo mọi thứ hoàn thành đúng thời hạn, song điều này dễ cảm nhận là không phải giải pháp vững bền. Chúng ta thường thành công trong ngắn hạn, còn với đường trường dài lâu thì e khá hiếm hoi, do chúng ta khốn khổ bởi stress cấp tính. …
Đáp ứng stress có thể được điều hướng bởi khả năng phục hồi tâm lý; khả năng này chịu đựng các stressors môi trường, và nó thông qua các chiến lược đối phó, đương đầu hữu hiệu mà nhờ thế mình xây dựng được khả năng phục hồi. Nếu các chiến lược đối phó không thích ứng và không hiệu quả, mình sẽ làm tăng thêm nguy cơ phát triển stress. Mình có thể cố sức để thích ứng chiến lược đối phó với tình huống cụ thể đủ đương đầu hiệu quả nhất. Khi bị stress tấn công, mình có thể khởi sự cảm thấy mất tập trung, và chẳng có điều chi mình có thể tiến hành ngõ hầu tránh né hoặc cải thiện được tình hình: dạng thức vô vọng.
Chúng ta không có các nguồn lực vô tận để giải quyết các tác nhân gây stress; chỉ có thể làm tốt nhất để thích ứng với môi trường gây căng thẳng mà thôi. Nếu có quá nhiều giá trị đặt để xa vời, phi thực tế, bất kể vì tạo ra chúng cho bản thân hoặc vì tình huống công việc đòi hỏi, chúng ta nên cân nhắc tác động chúng gây nên thân- tâm chúng ta. Mong đợi quá mức vào chính mình, hoặc mức tải việc khủng khiếp? Bằng cách nào nó tác động tới tâm trí và thân xác chúng ta? Nên nhận rõ điều này. Gần đây nhất bạn cảm thấy stress? Bạn đối phó với nó như thế nào?