Vấn đề liên quan đến hình ảnh bản thân con người ta

Tất thảy chúng ta thường đều nghĩ chúng mình ổn và những người khác cũng xoắn khít. Tiếc rằng sự thật lại nằm ở đâu đó khoảng giữa. Thiên hạ có khiếm khuyết của thiên hạ, chúng ta có vấn đề của chúng ta.

Hình ảnh bản thân (self-image) là cách thức khái niệm hóa chúng ta thiết lập trong tâm trí về kiểu dạng mình là người như nào. Chúng ta đều vẽ bức tranh tâm thần về bản thân mình, và nó là bức tranh mang hơi hướng duy trì khá ổn định theo thời gian, trừ khi chúng ta cân nhắc các bước để thay đổi nó. Một số nhà nghiên cứu dùng thuật ngữ ‘sơ cấu bản ngã’ (self-schema), (với thuật ngữ ‘schema’ nhắm trỏ một khung, mẫu hoặc sự trình diễn một lý thuyết) khi nghiên cứu về hình ảnh bản thân và cách thức làm sao tạo lập nó.

Có bằng chứng hình ảnh chính mình chúng ta phát triển là dựa trên phần lớn sự đo lường của những gì chúng ta học hỏi được từ môi trường, như điều người khác bảo về bản thân ta và cách họ có vẻ đáp ứng lại với ta. Song, dĩ nhiên, hình ảnh bản thân cũng khởi lên do chính cách mình phản ứng, những diễn giải đặc thù của chúng ta về các sự kiện, và nhất là phương thức chúng ta đánh giá cả bản thân lẫn bản chất các tương tác với người khác. Rất nhiều bằng chứng khẳng định, cách chúng ta nhìn nhận bản thân mình mới đích thị là vấn đề. Hình ảnh bản thân quan trọng do đủ lý do song cơ bản, vì ở tầm mức nào đó nó tác động hết sức chính xác và nghiêm trọng tới tổng thể an lạc tâm lý và đặc trưng trong các quan hệ của chúng ta.

Hình ảnh bản thân của người ta có thể bị bóp méo, mất cân bằng hoặc chẳng hề lành mạnh với cả loạt lý do. Khi còn bé, chúng ta đặc biệt nhạy cảm với những đánh giá bởi bố mẹ mình, các nhân vật quyền thế, những ai có ảnh hướng tới chúng ta, và nhất là bạn bè cùng trang lứa. Nếu những đánh giá đó quá thường xuyên và/ hoặc rất tiêu cực, gây căng thẳng thì chúng ta dễ nội tâm hóa thành quan niệm về bản thân càng thêm phần tiêu cực. Song các tính cách nguyên sơ của chúng ta cũng giữ vai trò thiết yếu trong sự phát triển hình ảnh bản thân mình nữa. Một số người cực kỳ nhạy với sự phê bình và đẩy lên thái quá khi diễn giải về sự việc hoặc hành động gây tiêu cực cho họ. Một số khác lại có xu hướng đặt áp lực khủng khiếp lên bản thân để thành người ‘hoàn hảo’ khiến các sự việc bé tí và nhỏ nhặt mấy cũng minh chứng cho sự vô dụng và thất bại của chính họ. Thiết lập hình ảnh bản thân tiêu cực không chỉ là dạng vấn đề thuộc tự hiểu biết bản thân mà nó còn trở nên bị bóp méo thường xuyên gây trục trặc trong chiều hướng nhìn nhận. Trẻ em quen việc đón nhận được khen ngợi và chú ý quá lố đến tài năng, ngoại hình hoặc năng lực xã hội của chúng có thể đề cao cực đoan việc đánh giá tích cực và lòng tự trọng của chính bản thân chúng.

Căn cốt đối với một hình ảnh bản thân thật lành mạnh bao gồm cả việc cảm nhận, ý thức và sự cân nhắc, cân bằng đúng đắn.

Thường thì, vấn đề trong quan hệ không chỉ do đối tác mà còn phụ thuộc chính bản thân họ nữa. Mỗi người sẽ chỉ điểm người kia như tính cách gây phiền phức ghê gớm trong quan hệ trong khi mình đang tự biểu lộ bản thân như dạng khá ‘rối nhiễu’, đa phần phụ thuộc và rủi ro thành nạn nhân; mỗi người dường như gây rắc rối cho người khác đồng thời cũng gây rắc rối với chính bản thân mình.

Tại sao cách thức chúng ta nhìn nhận bản thân tạo thành vấn đề? Chủ yếu vì chúng ta thường biến làm sao tất thảy đem lại thoải mái cho chính mình. Hầu hết các kiểu dạng tính cách là “ego-syntonic” (hành vi, giá trị, cảm xúc hài hòa hoặc chấp nhận với các nhu cầu và mục tiêu của bản ngã, hoặc nhất quán với hình ảnh lý tưởng của bản thân); ví dụ, người ta tìm ra cách để nhìn nhận mọi thứ và mọi việc mình làm đều đáng tán thành và ưa thích. Tất cả chúng ta hay nghĩ rằng chúng ta ngon lành, người khác mới rắc rối, và điều này là sự thật với các tính cách quấy động… và, nếu chúng ta sắp nhấn mạnh thật đúng đắn và chính xác lỗi lầm ở người khác, như người khôn ngoan từng nói, chúng ta phải trước tiên gỡ bỏ, cất khỏi những bóp méo trong tri nhận của bản thân đang như đám mây mù che mờ đánh giá của chính mình đã…

Dưới đây là vài ba câu hỏi có thể giúp người ta phản ánh cách họ nhìn nhận về chính bản thân mình:

  • Mình thấy gì khi soi mình trước gương?
  • Mình có thấy điều người khác thấy?
  • Mình có bị khống chế bởi điều đó?
  • Mình có thể chấp nhận sự phê bình mà không đưa ra lời phát biểu (ví dụ, ‘hết sức xây dựng’ đối lập ‘rất phá hoại’)?
  • Mình có thể sống với ý tưởng luôn có cơ hội cải thiện bản thân để thành loại người mình mong muốn trở thành?
  • Mình ít khi nghĩ ngợi cho chính bản thân đến độ mình nên cảm thấy may mắn là bất kỳ ai rồi cũng sẽ thích mình?
  • Mình nghĩ mình là người hoàn hảo và người khác nên học tập?
  • Mình biết tỏng tòng tong rằng mình chẳng là gì song thích bóp méo để gây ấn tượng với người khác thay vì tự mình lo cải thiện hình ảnh bản thân?

Cách thức chúng ta nhìn bản thân mình không chỉ nói rất nhiều về sự thích ứng tâm lý mà còn phản ánh sâu rộng về các mối quan hệ mình có. Và dĩ nhiên, khi đề cập hình ảnh bản thân, nhiệm vụ suốt một đời là làm cho nó trở nên thật đúng đắn.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top