Điện thoại: thiền định, khó phân biệt giọng nói, kiểu nhạc chuông, nỗi ám ảnh máy rung và việc cải thiện quan hệ

Có rất nhiều người, khi nghe điện thoại thường hay bắt đầu bằng lối xưng danh hoành tráng với phong thái cực kỳ tự tin: “Alô, tôi (XYZ) nghe đây!“.

Cơ chừng thật dễ mến và gây ấn tượng tốt đẹp khi thể hiện vậy; may mắn nhất, họ không hề bị rơi vào trạng thái nhạy cảm quá mức nhằm thỏa mãn nhu cầu như những đối tượng thấy vô cùng khó khăn– nếu chẳng muốn nói là thiếu hẳn khả năng– để nhận ra người khác qua giọng nói, dù cho người nghe có thể hiểu được câu chữ trao đổi  (phonagnosia).

Lâu nay, triệu chứng này vốn chỉ xuất hiện ở những ai đang buộc phải chịu đựng vì não bị tổn hại.

Tuy nhiên, cứ liệu của một nhóm nghiên cứu do cô Lúcia Garrido và cộng sự tiến hành tại Viện Khoa học Thần kinh Nhận thức (London, Anh quốc), đã chứng thực trường hợp đầu tiên mà họ tin là mô tả hiện tượng tiến triển phonagnosia ở một phụ nữ hoàn toàn không bị tổn thương não.

KH, một phụ nữ 60 tuổi vào thời điểm trắc nghiệm, bảo với các nhà nghiên cứu là bà luôn gặp khó khăn ghê gớm trong việc nhận ra ai đó qua giọng nói của họ. Nhóm của cô Garrido khẳng định điều này trong hàng loạt bài thí nghiệm toàn diện.

KH không kể ra nổi các giọng nổi tiếng như của danh thủ David Beckham, từ những ai tuyệt bình thường và không có khả năng học hỏi nhằm liên kết các giọng mới mẻ với tên người sở hữu chúng. Ngược lại, bà KH thừa sức xác định các âm thanh ở môi trường xung quanh, nhận ra âm nhạc thân quen và phỏng đoán các cảm xúc từ các phát ngôn và âm thanh không lời.

Dường như phonagnosia nối kết một danh sách dài các khuyết thiếu đặc thù do bị tổn thương não hoặc khởi vào lúc sinh hay giai đoạn đầu đời. Những thứ khác gồm prosopagnosia (không có khả năng nhận ra khuôn mặt; gần đây, người ta cho rằng trạng thái này chỉ phát do tổn thương), dyscalculia (trục trặc với các con số), dyslexia (khó đọc), amusia (mù nhạc) và khiếm khuyết ngôn ngữ đặc trưng.

Các nhà nghiên cứu tuyên bố, sự tồn tại hiện tượng phonoagnosia hỗ trợ hiểu biết về khối kết cấu liên quan tới xử lý giọng, rằng đây là ý tưởng các khía cạnh khác biệt của giọng nói– như cảm xúc và nét tính cách định dạng– thường được xử lý hoàn toàn độc lập trong não bộ.

*********

Hic, thiệt tình là ở góc độ nào đó, chúng mình giông giống con chó của Pavlov lắm rứa– chuông reng và con chó tiết nước bọt. Kiến thức chương trình nhà trường phổ thông; đây là phản ứng ‘điều kiện hóa cổ điển’.

Ý tưởng này biến hóa ra sao nếu cốt chữa lành các mối quan hệ?

Thực tế, các cặp quan hệ trục trặc thì thường truyền thông hỗn loạn và trao đổi xà bần tùm lum qua hình thức điện thoại hoặc nhắn tin. Những cuộc dùng máy cãi cọ như thế dễ bất chợt diễn ra mỗi ngày, thi thoảng kéo đôi ba tháng liền hoặc dây dưa cả năm (?).

Một khi càng khởi đầu điện thoại nặng nề, và tiếng chuông cực kỳ độc đáo, riêng biệt thì càng dễ trải nghiệm tiêu cực– chuông điện thoại reo và người co rúm lại.

Nghiên cứu chỉ ra, trong các mối quan hệ lành mạnh chứa tỉ lệ 5: 1 giữa mức độ xuất hiện trải nghiệm tích cực và trải nghiệm tiêu cực.

Để giúp các cặp giải quyết xung đột, một trong các mục tiêu trị liệu chính yếu là đem lại nhiều trải nghiệm tích cực hơn. Các cặp dần học hỏi phương thức làm sao truyền thông theo những cách không mang tính xung đột và biết nhận ra, đồng thời chấp nhận mời chào người kia nhập cuộc với sự chú tâm tích cực. Họ cũng học cách lãng mạn hóa trở lại quan hệ.

Tuy vậy, tiếng chuông điện thoại quen thuộc ấy có thể ném phứt tiến trình thiện chí vừa nêu. Vì điều kiện hóa, kiểu âm thanh trở nên liên kết với trải nghiệm gây đớn đau, kinh sợ. Do thế, bất chấp dự tính tốt đẹp đến mấy, mới nghe chuông reo thôi và trước khi đầu kia kịp mở lời là mình đã thấy dạ dày co thắt, sẵn sàng tinh thần đấu khẩu tiếp tục rồi.

Gợi ý cực kỳ rõ ràng: thay kiểu nhạc chuông đi, nếu muốn sửa chữa lỗi lầm và đã quá chán những cuộc văng miếng khủng khiếp!

*********

Tôi tin, chí ít với những ai sử dụng điện thoại di động, không dưới một lần chúng ta từng nhầm tưởng chuông reo và/ hoặc máy rung lên trong túi; hay ai đó chợt giật mình thảng thốt nhìn quanh khi tiếng chuông đâu đó chợt vang lên…

Đích thị, hiện tượng ám sợ tiếng chuông điện thoại (‘ringxiety‘= ringer + anxiety).

Theo tác giả thuật ngữ, TS. David Laramie, người ta phụ thuộc khá nhanh về mặt cảm xúc với điện thoại di động, vì sự tự nhận thấy giá trị của bản thân (self-worth) hoặc do nhu cầu cần kết nối. Dẫu thế, các chuyên gia âm thanh tin rằng, nghe tiếng nhạc chuông quen thuộc dễ gửi tín hiệu mong đợi hành động tới bộ não; dưới góc độ tâm lý học, người ta gọi đó là đáp ứng kích thích có điều kiện.

Lý giải nguồn cơn thế nào chăng nữa, nghiên cứu (pp. 81-203) chứng tỏ, ringxiety hình như vẫn hiển hiện ở đây, chốn này.

Xin thoải mái chia sẻ trải nghiệm, nếu nỗi ám sợ máy rung, chuông kêu khiến bạn cảm thấy phấn khích đủ nhiệt tình kể lại cho nhau nghe.

*********

Vâng, đáp ứng được điều kiện hóa tương tự theo hướng tích cực sẽ xảy ra khi một âm thanh gắn với một trải nghiệm thú vị, vui vẻ.

Và tốt hơn nữa, nên nhớ giữ mình thư thái và tập thói quen mỉm cười khi chuông reo– một dạng thiền điện thoại.

Lần tới, khi điện thoại reo, chúng ta hãy ngồi yên tại chỗ và ý thức về hơi thở của mình: ‘Thở vào, tôi an tịnh toàn thân. Thở ra, tôi mỉm cười.’ Khi điện thoại reo lần thứ hai, ta cũng thở như thế. Điện thoại reo lần thứ ba, ta cũng tiếp tục thực tập hơi thở, sau đó ta mới nhấc điện thoại lên. Hãy luôn nhớ rằng, ta có thể làm chủ chính mình, an trú trong chánh niệm và đi như Bụt đi. Khi nhấc điện thoại lên, chúng ta mỉm cười, mỉm cười không chỉ cho riêng ta mà còn cho cả người kia nữa. Nếu chúng ta cáu kỉnh hoặc nổi giận, thì người kia sẽ nhận được nguồn năng lượng tiêu cực đó. Nhưng nếu chúng ta mỉm cười thì người kia sẽ may mắn nhận được nguồn năng lượng tươi mát của ta.

Trước khi gọi điện cho ai, hãy thở vào, thở ra hai lần và đọc thầm bài thi kệ:

Tiếng đi ngoài ngàn dặm
Xây dựng niềm tin yêu
Mỗi lời là châu ngọc
Mỗi lời là gấm thêu.

 Rồi nhấc điện thoại lên và bấm số. Khi chuông điện thoại reo, có thể người bạn của ta cũng đang thở, mỉm cười và sẽ không nhấc điện thoại lên ngay cho đến tiếng chuông thứ ba. Hãy tiếp tục thực tập: ‘Thở vào, tôi an tịnh toàn thân. Thở ra, tôi mỉm cười.’ Cả hai, mình và người bạn bên kia đầu dây đều đang thở và mỉm cười. Thật đẹp! Mình không cần phải đi vào thiền đường mới thực tập điều mầu nhiệm này. Nó có sẵn trong nhà hay trong văn phòng của ta. Thực tập thiền điện thoại có thể giúp ta trung hòa những căng thẳng hay trầm cảm trong ta và ta có thể mang Bụt vào đời sống hàng ngày của mình.

Vì quả tim khỏe mạnh, máu huyết thông suốt nhẹ nhàng và thân tâm bình yên cùng mong mỏi củng cố mối quan hệ hòa hợp, mong độc giả thử một lần thực tập xem sao nhé!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top