Tư duy tiêu đề: thất thố, thê thảm

Thành thật thì thấy tiêu đề quá dễ gây phản ứng tiêu cực, đọc vào bài càng khiến nhiều phần… thiệt hại.

Sinh viên phải đào tạo lại một phần là do rất nhiều sinh viên không có phương pháp tự học, không quan tâm đến học hành. Cái này được lý giải bắt nguồn từ cơ chế xin – cho, cơ chế bổ nhiệm… Người có thực học chưa chắc đã có vị trí tốt trong xã hội.
 
Tâm lý “một người làm quan cả họ được nhờ”, “con vua thì lại làm vua”… ăn sâu trong nếp nghĩ. Sinh viên là “con cháu các cụ” thì nghĩ chả cần phải học, kiểu gì ra trường chẳng có việc. Sinh viên “dân đen” thì nghĩ, có học thì mình cũng chẳng thể nào bằng những đứa có ô có dù được. Vì thế mà ngay trong từ ý thức của mỗi người, nhiều em đã không tự xác định cho mình con đường đúng đắn.

Kiểu tư duy tiêu đề như thế quả là tai họa khó lường hết nổi. Vì chí ít, nó ngăn trở người đọc khỏi phải động não suy nghĩ gì thêm; thời gian cứ tiếp tục nghiến ngấu, kết nối với xã hội vốn bùng nhùng đến độ người ta sẽ càng quen thói dùng những gì ai đó đã phát ngôn bấy lâu nay, rồi nhai lại điều được nghe…

Thực tế, xu hướng tự nhiên của con người vẫn hay suy nghĩ tiêu đề: đánh đồng hành động của một loại người nào đó với hành động của một ‘nhãn mác’ đặc trưng; ở đây là ‘con cháu các cụ (cả)’– 4C (5C).

Tin trong nước đưa công khai, chỉ không nói thẳng ra là con gái thủ tướng đương nhiệm.

Tham khảo báo nước ngoài mà chạnh lòng buồn hơn, bởi họ khuyến cáo trường đại học nên dạy các phẩm tính trí thức cho sinh viên: tình yêu sự thật, trung thực, can đảm, công bằng và hiểu biết.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top