Ước muốn thành công, lòng tự tin và sự tôn trọng bản thân

Thật ngộ nghĩnh, vì rất nhiều khi chúng ta khao khát thành công ghê gớm song lại không chịu đựng nổi cảm giác thất bại, hụt hẫng lúc chẳng đạt điều mong ước.

Vẫn biết, các chìa khóa tuyệt hảo nên có là quá trình chuẩn bị, thể hiện và lượng giá.

Tỷ như, thiên hạ khuyến cáo nên tập tành thử đến ít nhất ba lần với các bài trình bày quan trọng, mà phải nói to lên thành lời cơ; chưa kể, cần phải kèm theo trong sự chuẩn bị này cả hai đến ba mục tiêu cá nhân mình muốn đạt được, mong mỏi trải nghiệm khi trình bày nữa (các mục tiêu ấy khác biệt hoàn toàn với nội dung thông điệp muốn truyền tải qua bài trình bày).

Và nếu sự chuẩn bị đúng đắn thì hệ quả kéo theo sẽ là việc thể hiện ổn thỏa, đảm bảo tự tin xuyên suốt lúc đứng trình bày; nếu không thế, sự tự tin quá dễ lung lay và sớm biến mất (những công cụ nhắc nhở như tờ ghi chú, sổ tay, PDAs, v.v… giúp tạo cảm giác tập trung và trạng thái tiếp đất vững vàng khi trình bày).

Kết thúc rồi, hãy tự cho mình điểm theo thang bậc 1-10 về các mục tiêu riêng tư và các bài học rút ra được. Cần thiết có nhật ký ghi lại tiến trình thay đổi, tiến bộ và học hỏi liên quan đến công việc này.

… Cho dẫu không có gì sai trái khi kiếm tìm thành công thì những ai trình bày ngon lành hơn hẳn bao người cũng có thể kiếm tìm thành công với những lý do lầm lạc. Ngoài khởi tạo kế hoạch và mục tiêu để thành công, người giỏi giang cơ chừng còn phải hiểu biết tại sao họ mưu cầu thành công. Người tự ý thức hiểu động cơ tại sao họ hành động thế; nếu không hiểu động cơ thành công, khá dễ dẫn đến hỏng hóc, đổ vỡ sau khi ta đạt được nó.

Mình cảm thấy thế nào khi thành công và thất bại?

Lý do tồi tệ nhất để thành công là cảm thấy mình đáng giá như một con người. Nếu mình phải đạt được thành công nhằm cảm thấy tốt về bản thân, sự tự tôn (self-esteem) sẽ luôn luôn gắn chặt với các sự kiện bên ngoài. Một cách để xem liệu mình có rơi vào loại này không là kiểm tra phương thức mình cảm nhận sau khi thể hiện, nói chuyện hoặc gặp gỡ bất thành, không như ý. Vẫn ổn khi thất vọng, xét xem liệu mình thể hiện tốt hơn chăng và cảm thấy chút ít ủ dột. Song nếu mình phát hiện bản thân bàng hoàng, tức giận hoặc trầm uất cả một quãng thời gian theo sau bất mãn thì giá trị bản thân bị phụ thuộc vào thành công; đó là chuyện nguy hiểm và rất không lành mạnh chút nào.

Cũng cần để tâm xem mình có sử dụng thành công như sự đền bù?

Rất nhiều người thành đạt lèo lái mình bởi một nhu cầu đền bù cho cảm giác tri nhận họ là kẻ yếu kém. Họ có thể lớn lên trong hoàn cảnh bần hàn, đói nghèo và quyết định họ sẽ không bao giờ thiếu thốn tiền bạc lúc đi làm, khởi nghiệp. Họ có thể học tập cực nhọc ở trường và bị cho là ngu dốt, kém thông minh; kết quả, họ thề sẽ kiếm nhiều tiền gấp bội những ‘kẻ thông minh’ kia, bất chấp cách thức họ đạt tới sự thịnh vượng. Một số cảm thấy họ không mấy hấp dẫn, quyến rũ và nhất thiết ước ao cảm thấy đang thèm muốn việc trở thành nhân vật quyền lực, giàu có. Một số khác lại không hề thoải mái với hình ảnh cơ thể và rơi vào các rối loạn ăn uống khi dấn bước trên con đường tới vinh quang. Một danh sách dài các điều bất an thôi thúc không ít người thành đạt.

Vậy, đâu là sự khác biệt giữa lòng tự tin (self-confident) và sự tôn trọng bản thân? [Mong lượng thứ; tạm dừng ở đây, sẽ viết tiếp khi thuận tiện.]

@ Cập nhật, 21.11.2013: Vượt qua sự thất vọng, có một lối thoát. Mình không nhất thiết phải săn đón thành công để rồi chỉ để duy trì miên man cảm giác không thỏa mãn. Bí quyết thưởng thức thành công mà không bị nó thống trị là hiểu ra nền tảng khác biệt giữa sự tự tin và lòng tôn trọng bản thân.

Tự tin sẽ khác với những gì dựa trên thành công. Thật tự nhiên khi mang tâm trạng vui tươi hơn chút do thành công rồi (so với thất bại). Cũng ổn để cảm thấy chút xuống tinh thần sau một lần trình bày thất vọng. Song người thể hiện lành mạnh thì luôn sắp xếp ranh giới tự tin qua loa, vừa phải thôi; chẳng hạn, nếu tự tin được xếp theo thang đo 0-100 thì mình không nên là 20 sau thất vọng và 90 sau thành công.

Như đã nói, nếu mình cạnh tranh với mức độ đúng đắn, phù hợp với các năng lực của bản thân và mình chuẩn bị thật thích đáng thì tất mình có quyền cảm thấy tự tin– bất chấp thành quả ra sao. Mình không vui sướng với thất bại hay mất mát song nó không tàn phá sự tự tin ẩn bên dưới, cho dẫu mọi thứ chẳng hề diễn ra như kế hoạch dự tính.

Nếu đang trải nghiệm cả dãy dài rộng biến thể của sự tự tin dựa trên thành công hay thất bại, mình rất dễ cảm thấy bối rối và lẫn lộn ghê gớm giữa lòng tự tin và sự tôn trọng bản thân.

Tôn trọng bản thân dựa trên cách thức mình cảm thấy chính mình như một con người. Liệu mình là một người cha, người mẹ, người anh, người chị hay người bạn ra sao? Hành vi, ứng xử của mình được thúc đẩy bởi các giá trị và nguyên tắc đạo đức nào? Mình có tin vào điều gì đó lớn lao hơn chính bản thân mình?

Nếu cơ bản mình cảm thấy bản thân tốt đẹp thì sẽ không khác biệt gì lớn lắm, hay cần dựa vào thành tựu của một sự thể hiện nào đó. Nếu lòng tự tin của mình đích thị thay đổi, điều ấy hàm nghĩa mình cho sự thành tựu của bất kỳ sự thể hiện nào quyền lực để quyết định cách thức cảm thấy chính bản thân mình như một con người. Sự thành công của mình xác quyết sự tôn trọng bản thân; đấy là lý do giải thích tại sao lỗ hổng trong tâm hồn mãi chẳng bao giờ lấp đầy được. Càng thành công thì càng là cái thúc đẩy miên man để mình cảm thấy bản thân tốt đẹp hơn, mà điều ấy thì chẳng bao giờ đủ cả và thường khiến mình đuổi bắt bất kỳ phương tiện cần thiết nào.

Không có gì sai trái với ước ao cháy bỏng và việc theo đuổi, rượt bắt thành công. Sự nguy hiểm nằm ở chỗ là nhất thiết phải thành công nhằm cảm thấy bản thân tốt đẹp. Theo đuổi sự tuyệt hảo cho những lý do đúng đắn và rồi thành công sẽ đến thôi!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top