Những cơn sóng chữa lành

Đến hẹn lại lên, Viện Goethe khởi đầu mùa Giáng sinh trong giai điệu hòa tấu quen thuộc và hơi ấm nóng thơm lừng của rượu vang pha hồi quế.

Và giờ thì hôm nay, 11.12.2013, trở thành ngày của trăm năm.

Luôn thế, tồn tại khoảng giữa con số 12 và 14; cái tập tục sâu thẳm mãi còn vương vấn trong tâm trí nhân loại rồi liên kết chặt chẽ với vô vàn điều không thể lý giải rạch ròi tắp lự.

Chẳng đơn thuần gán nhãn ngay liền là mê tín hoặc vội vã phủ nhận tất tật như thói quen của một người nghĩ mình được giáo dục chu đáo, thử quan sát ở góc cạnh sát gần và kỹ càng hơn về cái phần vẫn ẩn hiện mờ tỏ ấy trong mình.

Con số ngày tháng năm gợi nhớ ngọn đèn biển tọa lạc ở mỏm ngoài cùng của bán đảo. Thức nhận của du khách khi nhìn thấy qua mỗi một cuộc thám hiểm, khởi hành nên tựa việc tích lũy vốn hiểu biết sâu xa về con người; một trạng thái thấu tình đạt lý ghi nhận chuyến lên đường mới như cơ hội cải thiện các quan hệ toàn cầu, mở rộng lòng thiện chí, và góp nhặt thêm về nỗi niềm thuộc chính thân phận mình. Thấm đẫm ta vào các nền văn hóa ngoại quốc là dịp khơi lên tâm trí dưới dạng thức tồn còn tươi tắn; bản chất tò mò cố hữu có thể giúp mình điều hướng những tinh tế trong xác lập một nền văn hóa…

Và giống như chúng ta, biển hằng hằng thay đổi. Và tựa ta thế, những đại dương rộng khắp trên trái đất hiện diện ở một khoảng cách mang tính kiên định, vững bền và tương tự. Song bên dưới mặt nạ của sự chắc cứng mà chúng ta và biển cả khoác vào, có nhiều vô kể những điều khó dự đoán, mức độ nhạy cảm tinh tế và quyền lực khôn cùng. Nhiều thứ có thể học hỏi từ biển, nó hiện hữu như những thắng cảnh, biểu tượng đời sống nội tâm của mỗi chúng ta. Âm thanh vang rền của sóng biển là sự làm bằng phẳng hết sức tâm linh, và vị muối mặn kết khối làm tinh tuyền các bản ngã thể lý… Biển cả, tồn tại trong các tâm trí thức nhận được ra, đặt để những hình ảnh chúng ta thấy và mô tả những gì chúng ta đọc. Bất kể thế nào, chúng ta dễ tiếp cận hình ảnh tâm trí đó và dùng nó như điểm khởi đầu đặng trợ giúp việc chữa lành các cảm xúc khi mình trầm ngâm suy tưởng bên bờ biển vắng.

Những con số đẹp đẽ và những cơn sóng trị liệu cứ mãi luôn ở đó bên cạnh và trong cả lòng ta.

0 thoughts on “Những cơn sóng chữa lành”

  1. Chú Ngô Toàn ơi,
    Cháu không tìm lại được email của chú 🙂 nên cháu sẽ trao đổi với chú ở blog này.
    Cháu muốn trao đổi với chú về một câu hỏi khiến cháu đang tò mò. Nếu chú thấy quan tâm thì cháu sẽ rất vui nếu được trao đổi với chú về vấn đề này:
    Theo chú, tin một người là gì ạ?
    Theo định nghĩa của cháu thì tin là gán giá trị đúng cho một mệnh đề (việc gán giá trị này có thể không có cơ sở).
    VD:
    Sự kiện X đã xảy ra. -> Đúng
    X là có thật. -> Đúng
    A nói thật. -> Đúng
    Như thế, đối tượng của niềm tin phải là một mệnh đề.
    Con người nói riêng là một đối tượng, không phải mệnh đề. Vậy thì tin một người là tin cái gì?
    Cháu tạm thời quy về việc gán giá trị đúng cho những mệnh đề sau:
    Người X trung thực.
    Người X là người tốt.
    Người X sẽ làm việc a, việc b…
    Cháu cảm ơn chú

    1. Nếu y cứ những gì thổ lộ thành câu chữ rõ ràng bên trên thì có thể đoán rằng với cô Phương, niềm tin (beliefs) có vẻ là thứ gì đó được sắp xếp, mang tính thiên hướng (‘gán giá trị đúng cho một mệnh đề’). Thực tế, dường như niềm tin đúng là vậy thiệt; và ngoài nó ra, đời sống còn có niềm tin là thứ gì đó tựa sự kiện xảy đến, chuyện nảy nở chợt lóe lên chẳng hạn.

      Không khó phân biệt giữa hai loại niềm tin vừa nêu ra. Cái đầu thì cơ chừng là kiểu niềm tin chứa thành phần khá dai dẳng, kiên cố kéo dài theo thời gian và các tình huống này khác; loại sau lại mang chứa trạng thái đương đại, tức thời.

      Còn có thể nhìn niềm tin dưới khía cạnh hàm ẩn hoặc hiển ngôn rờ rỡ; tùy thuộc sự diễn bày của tâm trí người ấy ra sao.

      … Điều cơ bản tôi muốn nhấn mạnh ở đây là niềm tin dù khó thay đổi hơn so với thái độ, song gì gì lắm khi cuộc đời đòi buộc mình phải học cách để chấp nhận khi nó/ chúng (niềm tin) bị đổ vỡ hoặc không chịu đựng nổi thử thách, va đập. Vượt trên cả sự phi lý hay hữu lý, những giá trị chúng ta cố gắng bảo bọc có thể thừa độ quan trọng (thậm chí nâng lên tầm đức tin chứa yếu tố tâm linh, tôn giáo) đủ khiến bản thân sống chết quyết gìn giữ, nên lắm khi mình chẳng nhìn thấy đang định kiến, sai lầm, mê muội (‘si’ là thấy điều không có và không thấy điều có mà nhỉ). Mí nữa, đừng quên lắm lúc người ta hành động thế lọ thế chai do khởi phát từ niềm tin này kia họ đang ôm ấp.

      Một tâm thế uyển chuyển, thấu suốt rằng sự đời không thể bắt buộc diễn ra như ý muốn chủ quan (khá dễ tan giấc mộng lành, bất toại nguyện trước vô vàn mong đợi, kỳ vọng) thì ta có thể thoải mái ngay từ việc đón mời phản hồi để rồi đổi thay và trưởng thành; vì thay đổi thì tất yếu còn lớn lên yêu cầu mình phải nỗ lực vượt qua.

      Đêm êm ấm cho Phương và tất cả mọi độc giả của blog Tâm Ngã.–

  2. Thật ra cháu chỉ đang rất tò mò về việc định nghĩa niềm tin thôi, nhưng chú đã trả lời còn nhiều hơn thế 🙂 Những chia sẻ đó cũng rất thú vị ạ.
    Nhưng cháu vẫn muốn trở về với mục đích ban đầu của cháu là định nghĩa niềm tin. Cháu rất muốn tìm hiểu và thử đưa ra định nghĩa cho một thứ trừu tượng như niềm tin.
    Cháu thấy có một định nghĩa khác, ngoài những điều mà cháu đã biết, niềm tin theo chú còn là: “thứ gì đó tựa sự kiện xảy đến, chuyện nảy nở chợt lóe lên chẳng hạn”. Điều này hoàn toàn mới lạ với cháu. Chú có thể cho cháu một số ví dụ được không ạ.
    Cháu cảm ơn chú ạ 😀

    1. Mong cảm thông, giờ mới hồi âm. Như Phương hiểu í, niềm tin là điều vốn chủ yếu được xem như sự thật đấy. Một niềm tin thì có thể hết sức chắc chắn (“Trái Đất tròn”) hoặc không đúng đắn (“Trái Đất là trung tâm của vũ trụ”). Ngoài ra, từng giới thiệu sơ lược rồi, các niềm tin thuộc dạng thiên hướng, ủ sẵn thường duy trì qua thời gian và tình huống này khác (“Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”) trong khi các niềm tin xếp vào loại xảy đến lại trỏ về một trạng thái tồn tại tạm thời (“Tôi tin cô ấy đang cảm thấy khó chịu”). Tham khảo thêm tiểu mục từ “Belief” trên Wiki để tạo lập nền tảng kiến thức vững vàng, sâu sắc.

      Vướng bận chút việc riêng nên dịp Lễ Giáng sinh qua rồi tôi mới hay. Là người ngoại đạo, thiển nghĩ, tựa mọi người thôi, đây là sự kiện phơi tỏ tính nước đôi trong niềm tin của chúng ta: tốt hơn cơ chừng là nên tin và được nhận quà thay chuyện cứ ngờ vực và bị quở trách; dĩ nhiên, mình tỏ tường rằng chẳng phải mọi quà tặng đều đến từ ông già Noel. Hãy để ý cách trẻ nhỏ hỏi liên hồi kỳ trận khi không khí Giáng sinh tràn tới, chúng đích thị rất mực quan tâm sự hiện diện thật không của vị lão khoác áo đỏ, râu bạc trắng, cưỡi xe do mấy con tuần lộc kéo kèm theo bao túi chật ứ đồ…; và dĩ nhiên lần nữa, người lớn cùng các bậc phụ huynh cần giỏi giang đặng tìm hiểu xem những gì các bé đã tin về nhân vật lẫy lừng ấy.

      Chúng ta thảy đều trải qua những thách thức cùng thay đổi trong các niềm tin bấy lâu mang chứa. Hồi nhóc tì, chúng ta tin vào sự huyền diệu, nhiệm màu và đủ thứ không ai biết; học hỏi về đức tin (faiths) thể hiện nỗi niềm hết sức khát khao đặng tin tưởng vào điều xa lạ (không có nghĩa mình giả tạo mà cơ bản chuyện chúng ta rất ước ao học hỏi sự huyền nhiệm của đức tin thì khá tự nhiên). Là những người trẻ trưởng thành đầy hữu lý và suy tư cân não, bi hài thay, người ta đánh rơi rớt mất nhiều đức tin: đòi hỏi cung cấp câu trả lời đúng, rằng nếu không chứng thực được thì đó nỏ phải điều đáng tin cậy (một phó sản của hệ thống giáo dục chăng?).

      … Bất luận khó lý giải tường tận đến đâu, dịp Giáng sinh và đón chào Năm Mới luôn cho chúng ta cơ hội suy ngẫm thêm về niềm tin/ đức tin; thiệt bồi hồi nhìn ngắm, hình dung đôi mắt xoe tròn trẻ nhỏ xốn xang trộn lẫn háo hức lúc mở gói hộp. Thậm chí, ngay cả với vô số kẻ tuyệt không hề có được chút gì, mùa lễ trọng nào khác chi bao ngày rồi cũng sẽ trôi qua thầm lặng trong xa xót đi nữa thì tinh thần của niềm tin khơi lên thật lớn lao: trạng thái vui sướng, hứng khởi của quà tặng mà cuộc sống trao ban cho kiếp làm người.

      Thật vậy; may sao còn đó niềm tin trên đời…–

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top