Bí mật không gian trong lòng

Thế là không còn giống trước nữa rồi, khi mắt nhắm nghiền đã mở ra một cõi bờ rộng khắp khác hẳn.

Trở về từ một đợt đồng tu hành thiền kéo dài gần 12 ngày, tôi thấy mình ngồi xe bus ít ngó nghiêng đến cảnh vật, con người xung quanh; các cảm xúc trở nên dịu dàng, ý nghĩa thuần khiết, từ dùng êm ái, và sự lặng im sâu thẳm hơn lên. Đấy không chắc là dấu chỉ trỏ duy mỗi trạng thái tiến bộ trên con lộ tâm linh; cơ bản đáng nhấn mạnh đúng tầm về chứng nghiệm thêm chút cụ thể, rõ ràng liên quan đến gì là khổ đau, gì là vô thường, và gì là vô ngã.

Vả, khi lời hồi đáp chân thành khiến người đàn ông tự thổ lộ mình từng đi ăn xin ấy rơi lệ (vào buổi cuối cùng mà sự im lặng thánh thiện được cất đi rồi mọi người quay lại thói quen nói năng, mở miệng) thì tôi hoàn toàn tin tưởng vững vàng về những hiệu ứng dài lâu của thiền định (meditation).

Bài viết này cần thu hút chú ý bập vào ngay nhờ mấy dòng bắt mắt trên âu cũng chỉ cốt nhằm trình bày vài ba nghiên cứu cho thấy cơn đau nhức (pain) chẳng thành vấn đề gì với một tâm trí đang hành thiền cả.

Cái ý nghĩ vốn quen thuộc ở cả Đông lẫn Tây rằng ‘tâm trí ta quyết định tất thảy’ (mind over matter) giờ đây đã được kiểm tra nghiêm ngặt qua phương tiện danh xưng là ‘thiền định tỉnh thức’ (mindfulness meditation); việc ấy thành tựu nhờ hiệu ứng tạo ra bởi vun bồi một cảm giác bình thản thông qua quan sát khách quan các tiến trình nội tại của cơ thể. Vượt qua mấy thập kỷ liền, khoa học thiền định tỉnh thức phơi tỏ một dãy các lợi lạc cảm xúc và ý thức cho những ai tu tập, thực hành bao gồm nâng cao sự chú ý, làm giảm thiểu độ nhạy cảm với cơn đau nhức, rút xuống tính phản ứng mang đậm cảm xúc. Bằng chứng cho các lợi lạc như thế cũng được hỗ trợ bởi nhiều nghiên cứu về chụp cắt hình ảnh não bộ ở những người hành thiền duy trì thời gian dài và chỉ ra thay đổi ở mức độ thể lý.

Nghiên cứu bên dưới khám phá tác dụng của thiền định tỉnh thức lên cơn đau nhức chỉ sau vài ngày tham gia thực hành.

Một nhóm 15 người khỏe mạnh tự nguyện tham gia các phiên luyện tập tỉnh thức 20 phút/ lần; họ được hướng dẫn để duy trì ý thức vào hơi thở khi nhận biết và cởi bỏ sự quấy nhiễu của tâm trí.

Nghiên cứu lượng giá hiệu quả của thiền định tỉnh thức ở hai chiều kích: 1) cách người tham gia tỏ lộ về mức độ đau nhức và sự khó chịu; và 2) cách các mẫu hình não bộ kích hoạt thay đổi được đo bởi kỹ thuật chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng fMRI. Để đánh giá đáp ứng với cơn đau của người tham gia, một thiết bị sưởi nhiệt nhỏ được cài ở 120 độ F (#48,9 độ C) đặt gần bắp chân.

So sánh các đáp ứng với bộ tản nhiệt trước và sau khi tập luyện thiền định tỉnh thức, những người tham gia thực nghiệm cho biết một sự giảm độ đau nhức 40% và một sự giảm 57% với trạng thái khó chịu do kích thích của nhiệt lượng. Hình ảnh chụp fMRI chỉ ra một sự kích hoạt giảm thiểu ở các vùng liên quan đáp ứng cảm xúc với tri giác cơn đau.

Thú vị nhất, quan sát được một sự tách gỡ ra của hai khu vực não bộ, vỏ trước thùy trán lưng bên và vỏ bó liên hợp khứu- hải mã. Vỏ trước thùy trán được xem là kiểm soát sự chú ý và các chức năng chấp hành khác, trong khi vỏ bó liên hợp khứu- hải mã thì dính với độ rõ nét cảm xúc của một kích thích. Các tác giả khẳng định, các tác động hữu ích của thiền định có thể được nhìn nhận ở chỗ là tạo ra một sự phân ly của ý thức về cơn đau nhức với lượng giá cảm xúc về cơn đau kèm theo nó. Nghĩa là, người hành thiền cảm biết được cơn đau song lại không đánh giá hay chú mục vào sự quấy nhiễu thông thường liên quan với cơn đau.

Nghiên cứu này cho thấy trải nghiệm lợi lạc cho sức khỏe. Khả thể rằng hành thiền tập trung, sâu sắc dễ tạo nên các phần thưởng phụ trội, tuy nghiên cứu bên trên chỉ ra ngay cả luyện tập thiền định một khoảng thời gian ngắn cũng làm giảm ý nghĩa các sự khốn khổ hay liên quan với cơn đau nhức hàng ngày, thông thường.

Mượn lời của Dalai Lama, rằng cơn đau nhức thì hiển nhiên song đau khổ là một sự tùy chọn.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top