Đôi khi sự lo âu không như chúng ta tưởng nghĩ đâu

Phơn phớt với đời bao lần hẫng hụt, pha nhiệt tình hương sắc một lần không...
Phơn phớt với đời mấy trời hẫng hụt, pha nhiệt tình hương sắc một lần không…

Tôi giới thiệu chủ đề lo âu không chỉ vì đọc thấy rất nhiều người khỏe mạnh quá trẻ vẫn cứ lo lắng dây dưa mà còn bởi bản thân chưa thôi ngừng nghĩ tới bà giáo già JF can trường đã nghỉ hưu từ lâu đang sống yên an cùng bệnh tật ở Mỹ quốc xa xôi.

Wow, lo âu gây hụt hẫng đa phần do chúng ta không sử dụng như dự tính của chính nó. Thay vì dùng lo âu để thoát khỏi một con hổ vồ phóng hay cú đớp của gã cá sấu hung tợn thì mình lại vội vàng hoắng cả lên, cong mông co giò biến lập tức trước điều gì đó chả dính dáng chút chi với cảm giác hổ, báo đe dọa kinh hoàng.

Hãy thử tưởng tượng bản thân đang đứng trong phòng họp. Khi trình bày báo cáo, mình cảm thấy bụng co thắt lại, tim đập mạnh tưởng chừng như muốn vọt ra khỏi lồng ngực và tự thấy nghẹt thở. Cố dừng hành vi đôi bàn tay xoắn xuýt và đánh lập cập vào nhau, ‘tại sao điều này xảy đến vậy nhỉ?’

Lo âu là trải nghiệm thường gặp ở con người. Mỗi loài động vật nhất thiết tìm thấy phương thức đáp ứng với mối hiểm nguy, và con người cũng không ngoại lệ. Tuy thế, chúng ta bị điều kiện hóa để nhìn lo âu như một dạng rối loạn sức khỏe tâm thần, thay cho chuyện nghĩ nó là hệ thống hữu ích. Ý tưởng lo âu là lợi lạc có thể khó được chấp nhận khi ta gắng xem xét điều hữu ích của việc muốn chực bỏ chạy khỏi phòng giám đốc. Quả thiệt, nghiêm túc mà nói, lắm lúc, chef đích thị là hình ảnh ghê gớm, đáng khiếp thật.

Trong khi nhiều người phát hiện chính mình gọi những điều ấy là ‘nhạy cảm quá mức’, ‘nhiễu nhương’ hoặc vài ba nhãn mác tương tự khác, lo âu đích thị là phương thức giúp chúng ta sống sót. Nếu có thể chú tâm vào các triệu chứng lo âu và tầm quan trọng về mặt tiến hóa của chúng thì ta dễ chuyển đổi viễn tượng từ nhìn lo âu như một ‘rối loạn’ sang nghĩ nó như một công cụ sinh động cho sự tồn còn. Càng dễ dàng hơn chút nữa nếu chúng ta hiểu biết kỹ càng, đúng đắn hơn các triệu chứng thể lý của trạng thái lo âu.

Hầu hết chúng sinh quan niệm nọ kia về thuật ngữ ‘lo âu’ (anxiety). Dù các cá nhân trải nghiệm lo âu có thể dị biệt, song những cơ chế thể lý nói chung ẩn bên dưới là giông giống:

  • Nhịp tim càng đập liên hồi
  • Run lắc chân tay
  • Đau nhói cực độ
  • Thở gấp gáp hoặc thở quá nhanh
  • Thị lực giảm xuống
  • Ra mồ hôi
  • Nôn mửa, tiêu chảy
  • Các ý nghĩ đua nhau xuất hiện tới tấp

Rõ ràng, từ góc độ tiến hóa, các triệu chứng vừa nêu tuyệt đối thiết yếu cho sự sống còn. Những gì chúng thể hiện nhắm vào:

  • Tim đập liên hồi: thúc đẩy oxygene hóa máu tới những nơi cần để giúp mình chiến hoặc biến
  • Run lắc: hiệu ứng phụ của việc tuần hoàn máu, hoặc liên quan tới vụ đau nhói dây thần kinh (xem ý ngay dưới)
  • Đau nhói cực độ: máu phải được đẩy khỏi các chỗ cùng cực nhằm tránh mất máu đến cạn kiệt trong cuộc chiến, dẫn đến cảm giác rần rần như kiến bò quanh vậy
  • Thở gấp gáp: tăng cường nồng độ oxygene cho máu đặng chiến hoặc biến
  • Thị lực giảm: tập trung trực tiếp vào đối tượng thách thức
  • Ra mồ hôi: làm mềm mát, êm dịu cơ thể suốt cuộc chiến hoặc lúc đang cố bỏ chạy khỏi
  • Nôn mửa, tiêu chảy: thanh lọc lượng thức ăn dư thừa quá mức đủ để đảm bảo toàn bộ nguồn năng lực phục vụ cho việc bảo vệ bản thân, chứ không phải chuyển hóa thực phẩm trao đổi chất
  • Ý nghĩ nảy sinh loạn xạ: xác định tác nhân gây căng thẳng và chuẩn bị tinh thần trước mọi thứ khả thể xảy tới.

Minh họa nêu trên chắc chắn chưa lên hết đủ đầy danh sách các triệu chứng lo âu hay bắt gặp, song nó cho thấy rằng cơ thể không hoàn thành nhiệm vụ nào một cách vớ vẩn cả. Khi mình có thể sợ hãi mắc phải một cơn đau tim do các cơn đau tấn công, nhìn chung tự thân các triệu chứng không hề gây nguy hiểm. Mục tiêu đương đầu đầy bấn loạn với khả năng có thể lên cơn đau tim đã xóa sạch cảm giác thuở nào quá dễ chừng ngất luôn, chết lặng khi thấy mình sắp bị móng vuốt của con hổ vồ chụp ngay lấy.

Vì vậy choáng váng, căng thẳng với bài trình bày ư: cái điều khiển cầm tay bỏ túi nhỏ xíu kia không thể giết chết mình được.

Độc giả nghĩ gì, liệu nhìn nhận các triệu chứng lo âu như thứ hữu ích, lợi lạc tất giúp ta vứt bỏ một số đáp ứng đầy sợ hãi?

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top