Quay về cuộc đời bình thường, hay đương đầu với nghịch cảnh ?

Đọc thư một nữ học sinh trường phổ thông để càng ngậm ngùi thông cảm.

Con và cô ấy vẫn hạnh phúc. Trừ việc cả hai đang học 12; phải chọn giữa tương lai bình thường hay rẽ trái để đương đầu. Cô ấy là chị cả trong nhà, phải chăm sóc, báo hiếu đầy đủ. Đã chọn tương lai bình thường, chọn bố mẹ, chọn gia đình có người chồng và những đứa con trọn vẹn. Và chọn rời xa con.

Lời hứa về hạnh phúc sau này. Viễn cảnh 1 gia đình chỉ có con và cô ấy. Lịch trình đi làm rồi dành thời gian cho nhau. Danh sách nơi con và cô ấy cùng đi. Khoản tiền nhỏ cả 2 cùng dành dụm. Lời hứa. Hy vọng. Sức mạnh. Niềm tin. Hạnh phúc.

Vỡ nát hết rồi thầy ah. Biết làm sao được khi cả con và cô ấy không thể công khai chống lại định kiến xã hội hả thầy ?

Với cá nhân tôi, cái gọi là ‘chiến tranh văn hóa’ không bao giờ thuần là trò tuyền lý thuyết hoặc cấu trúc trừu tượng; kỳ thực, những cuộc đấu khẩu đầy xung đột ấy dễ khiến ta bị tổn thương và cảm thấy vô cùng đau đớn.

Tiếp tục là thành viên của một tổ chức, công ty tăng cường sự phân biệt đối xử kiểu với người đồng tính (hoặc với một tầng lớp người là phụ nữ, hoặc khác biệt sắc tộc) thì thực tế chính mình dễ bỏ qua, tha thứ cho một chính sách như thế. Sự thật rằng một số tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp tồi tệ có thể chỉ bị chuyển hóa hoặc đổi thay nhờ vào sự vận động nội tại.

Tuy vậy, để điều ấy xảy đến thì những người bên trong phải làm việc hết sức tích cực nhằm tạo nên sự thay đổi ấy. Họ không thể chỉ ngồi đó rồi phát biểu, “Tôi phản đối, tôi không đồng tình” trong lúc chẳng làm gì chi đặng biến chuyển điều sai trái thành đúng đắn. Như ai đó tuyên ngôn chí lý, điều duy nhất cần thiết để tội ác chiến thắng là những người tốt chẳng làm gì cả.

Có lẽ đây là thời điểm chúng ta dừng lo lắng về những tâm trí không thể biến cải, thay đổi và thay vào đó, chúng ta nên tập trung năng lượng lẫn thời gian vào các đối tượng mình có thể tiếp chạm. Chúng ta phải làm việc đặng thay đổi các thái độ của những kẻ chỉ thờ ơ đứng nhìn; cần thuyết phục họ rằng, chức năng của tự do là tự do của ai đó khác. Nếu chúng ta có thể làm tất thảy điều vừa nêu ra, nếu thay đổi thái độ và làm việc theo một chiều kích tích cực thì rồi chúng ta có thể thay đổi bộ mặt của các cuộc chiến tranh văn hóa. Hoàn toàn đáng mong đợi ngày đó, bởi vì phải đương đầu nó, cuộc chiến là phi đạo đức. Chúng ta có thể dùng mọi thứ đặng làm nên sự thay đổi.

… Thật đáng ngưỡng mộ cô gái trẻ trong nhiều nỗ lực thầm lặng nhằm tự chấp nhận bản thân. Trong khi tất cả chúng ta đương đầu đặng chấp nhận và yêu thương bản thân, lớn lên trong một môi trường tri nhận về các cảm xúc tiêu cực về giới tính của mình có thể làm cho tiến trình kiếm tìm hạnh phúc của cô gái trẻ thêm phần kéo dài và khó khăn hơn.

Nghiên cứu từ 2008 cho thấy, các chàng gay càng ‘lộ diện’ và cảm thấy thoải mái với bản thân thì càng tốt cho sức khỏe tinh thần và cảm xúc của họ. Một nghiên cứu trước đó nữa từng phát hiện điều xảy đến tương tự với các đồng tính nữ và chị em lưỡng giới.

Còn quá sớm song cô gái trên đang dò dẫm tiến hành các bước đi tích cực theo chiều kích này, và  mong là cô ấy muốn tiếp tục cuộc hành trình gian nan đó. Tự ý thức và nỗ lực sống một đời chân thành và cởi mở. Dẫu vậy, cô gái trẻ đã kịp dựng lên các ‘bức tường cảm xúc’; đấy như là cách bảo vệ cô gái trẻ khỏi các xúc cảm đau đớn đến từ việc nghe thấy các thông điệp tiêu cực mình là ai, và thoát khỏi sự căng thẳng của trạng thái sống đời đồng tính.

Khi ta rơi vào tình huống không an toàn biểu đạt mình là ai, không nhất thiết tỏ bày thiếu lành mạnh nhằm bảo vệ bản thân từ khía cạnh cảm xúc theo lối này; cần tìm các phương thức mới nhằm biểu đạt bản thân và tương tác với kẻ khác. Tiến trình ấy không hề nhanh chóng, nó cần thời gian, và cô gái trẻ có thể tiến hai bước rồi lùi một bước; cho dẫu có thể thế đi nữa thì điều đó hoàn toàn bình thường.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top