Nhìn người đổ lệ trong các phiên tham vấn/ trị liệu tâm lý quả là hiện tương gợi thương cảm song thường thấy, thậm chí, mặc định ngầm ẩn rằng tốt thôi: một cơ hội chứng tỏ thân chủ tin tưởng chia sẻ, được thấu hiểu và nhờ thế họ cảm thấy vơi đi nỗi sầu đau.
Một bài báo trên trang BBC dẫn nghiên cứu tại San Diego, California (Hoa Kỳ) cho thấy ba phần tư nhà trị liệu bật khóc khi tác nghiệp và 30% trong số đó, đã đổ lệ tầm bốn tuần lễ gần nhất.
Một nhà trị liệu lo lắng hiệu ứng của việc mình khóc tác động đến thân chủ. “Tôi lo nhất mình đã gây hại cho cô ấy, hoặc cô ấy sẽ nghĩ người này có thể xử lý những gì mình đang chia sẻ không đây? Rồi tôi còn lo mình đã tỏ ra không chuyên nghiệp”.
Một thân chủ được phỏng vấn đã phát biểu. “Nếu nhà trị liệu của tôi khóc, tôi không bao giờ đến tham vấn nữa. Tôi cần một nhà trị liệu biết kiểm soát cảm xúc… lúc khởi sự, tôi nhất định phải cảm thấy nhà trị liệu là siêu nhân có thể hàn gắn đổ vỡ giúp tôi nên chi, nhìn thấy bất kỳ dao động nào sẽ phá hủy niềm tin của tôi vào họ. Tôi khiếp hãi mớ cảm xúc của bản thân, tôi nghĩ mình sẽ cảm thấy tội lỗi kinh khủng là mình đã khiến họ đau buồn.”
Liệu nhà tham vấn/ tâm lý trị liệu có nên khóc cùng thân chủ không?
Là người trong cuộc, tôi có thể nhìn thấy cả hai mặt của lập luận gây tranh cãi này. Tôi có thể hiểu những thời điểm dễ rơi lệ cùng thân chủ và cũng hiểu tại sao một số đồng nghiệp tin rằng điều ấy không thích hợp. Không ít nhà trị liệu xem nó thiếu chuyên nghiệp và là một dấu hiệu bất ổn về mặt cảm xúc nếu bộc lộ nó ra; một số khác thì nhìn đấy là biểu tỏ của sự thấu cảm. Tự hỏi phải chăng khác biệt về giới khiến đàn ông quen được dạy rằng khóc là dấu hiệu yếu đuối, còn đàn bà thì nằm lòng đấy là cử chỉ quan tâm, chăm sóc.
Bản thân, tôi khó nói mình chưa từng đổ lệ; không thể bảo mình không khóc bao giờ. Song tôi không nhìn nhận đấy như một tiêu chuẩn. Tôi rất muốn tìm biết thấu đáo lý do nào khiến mình bật khóc. Vì quan tâm đến quyền lợi của thân chủ? Các lý do cá nhân nào khiến tôi cho phép bản thân làm điều này? Để cho họ thấy mình là một người từ bi? Để đáp ứng với con người đang là của họ? Ảnh hưởng như nào đến họ khi tôi bắt đầu khóc? Liệu họ sẽ thôi bộc lộ cảm xúc để làm tôi thoải mái? Họ sẽ chấm dứt việc gặp để khỏi làm tôi “tổn thương”‘?
Nếu 3/4 nhà trị liệu khóc với thân chủ và 30% trong số đó đã khóc tầm một tháng trở lại thì tôi rất muốn biết họ đang suy nghĩ gì; mức độ như thế cao với tôi và gây lo lắng. Thấu cảm không đòi hỏi tôi cảm thấy đồng cùng mà chỉ là tôi hiểu và có lòng từ bi với cách thức bạn đang cảm nhận.
Đây là câu hỏi suy ngẫm: “Nếu ai đó đang chết đuối, mình làm gì để cứu họ?” Không nên nhảy ùm xuống nước với họ, vì trong cơn hoảng sợ họ có thể túm níu và kéo bạn cùng chết chìm. Để cứu một người chết đuối, mình cần thật vững vàng chỗ đứng trên bờ rồi kéo họ lên trên bờ.
Đó là đặc thù lối nhìn của bản thân. Tôi muốn cảm thấy các thân chủ hiện như nào và thấu cảm với những gì đang xảy ra trong họ, song tôi không lãng quên công việc: điều chỉnh, hòa điệu cùng và nhận thức về họ, không về chính mình… Điều ấy không có nghĩa mình chưa từng bao giờ nhận ra sự sai trái khi khóc với thân chủ, song tôi thấy cho dẫu thế điều ấy cũng thích đáng và buộc tự hỏi việc khóc là vì thân chủ hay cho chính nhà trị liệu?
Lời cuối. Cần xác quyết rằng nhà trị liệu không phải siêu nhân hàn gắn mọi đổ vỡ của con người. Chúng tôi không miễn nhiễm với rối loạn tâm thần, sự nghiện ngập, hoặc trục trặc chức năng. Thực tế, nhiều người lựa chọn ngành rồi hành nghề tâm lý học nhằm hiểu biết sâu sắc hơn những trục trặc xảy đến với gia đình gốc hoặc với chính bản thân họ. Nếu may mắn, bạn sẽ tìm thấy nhà trị liệu giúp bạn thay đổi đời mình, song đừng mù quáng mặc định rằng họ sẽ hết sức lớn lao. Làm ơn hỏi han, thắc mắc với một nhà trị liệu mình định muốn nhờ trợ giúp, làm việc cùng.
Cho cháu hỏi chút ạ, nếu thân chủ là nữ dưới 18 tuổi nói yêu nhà tham vấn và đe doạ nnhà tham vấn không đáp lại tình cảm thì sẽ tự tử, trong tình huống trên thì nhà tham vấn sẽ pahỉ làm gì ạ?