Kháng cự lại sự thay đổi: ẩn dưới những nhiễu nhương, rối rắm

Trạng thái stress làm tăng lên ước muốn được tưởng thưởng chứ không phải niềm khoái sướng, nghiên cứu cho biết thế.

Thay đổi hiếm khi là tiến trình dễ dàng hoặc đơn giản; nó giúp chúng ta hiểu hơn các lý do chống kháng lại, và tôn trọng những khó khăn, phiền muộn dính dáng, liên quan.

Bố và mẹ đưa con gái 14 tuổi tới trị liệu bởi vì cô bé không hoàn thành bài tập ở trường, và họ đặc biệt khó chịu do phòng riêng của cô gái bày biện ‘thật bê bối’. Vấn đề mới xảy ra tạo nên khủng hoảng từ cuộc cãi vã giữa mẹ và con gái khiến cô bé ném đồ đạc rồi đe dọa tự sát. Người bố đang đi làm nhận điện thoại quay về nhà đưa con vào cấp cứu ở bệnh viện. Sau đó, họ thăm khám một bác sĩ tâm thần và được chẩn đoán khả năng cao mắc rối loạn lưỡng cực type 2, cộng khả năng bị ADHD nữa (dù cô gái có thể tiêu hàng giờ đọc truyện), rồi chỉ định 2 loại thuốc. Cô gái từng uống thuốc vì bệnh hen khá nặng, và bố mẹ đòi được trị liệu vì họ muốn tránh uống thuốc thêm.

Các sự kiện tiếp diễn liên miên xoay quanh chuyện cô gái không hoàn thành bài vở ở trường và khi về nhà dễ là biểu hiện bà mẹ cứ muốn làm con gái ngộ ra các lợi ích của việc chu toàn học hành. Phản ứng từ phía cô gái sẽ cho là mình không có khả năng tập trung đủ để hoàn thành bài vở, và rằng bố mẹ cô không hiểu con gái. Trong nhiều trường hợp tương tự với vụ ai đó phải đi cấp cứu, tương tác này sẽ leo thang tới điểm ông bố có thể buộc phải can thiệp rồi làm sao cho mọi sự lắng xuống. Đây là lần đầu mà sự tương tác căng thẳng đến độ cô gái biểu đạt dự tính tự sát.

Nhà trị liệu đề xuất cách hướng dẫn bố mẹ hiệu quả dựa trên thực chứng. Ông xác định vấn đề là kết quả của việc cô gái tự nhận thấy bản thân mình thiếu khả năng và do đó, không đáp ứng được. Bố mẹ đồng ý đây là quan điểm tự đánh giá mình chẳng hay ho gì. Nhà trị liệu hỏi người mẹ rằng bà đã thắng trong cuộc tranh cãi nào với cô con gái 14 tuổi của mình chưa. Bà mẹ thừa nhận chưa bao giờ thuyết phục được con gái thay đổi. Đó là khuyến cáo bố mẹ cần đặt để thời hạn cho việc học hành ở trường hoặc dọn dẹp phòng ốc ngăn nắp. Nếu không đáp ứng thời hạn, bà mẹ nên có mặt ở phòng con gái mà không để cho con gái có các đồ chơi điện tử ưa thích cho đến khi công việc hoàn tất. Nhà trị liệu giải thích điều này sẽ truyền thông với cô gái là cô có khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Bà mẹ đồng ý thử cách tiếp cận này xem sao. Ông bố, quá mệt vì phải can thiệp, nhất trí song e ngại sự leo thang của con gái sẽ đòi hỏi mình lại can thiệp.

Vào lần gặp sau đó, bà mẹ nói mình đã thử bảo con gái có trách nhiệm đưa bà vào phòng. Đứa con gái la hét, khóc ầm lên hơn cả tiếng đồng hồ, dọa sẽ chết, và rằng mình không hoàn thành công việc được. Cuối cùng, bà mẹ rời khỏi phòng với lời hứa họ sẽ làm bài tập với nhau khi cô gái bình tĩnh đã. Việc này xảy ra ba ngày trước cuộc hẹn và bài tập vẫn để đó…

Một số nhà trị liệu có thể quen đáp ứng bằng việc nói với bố mẹ là họ đang làm hư con gái do không bắt cô bé phải có trách nhiệm xử lý, hoặc đưa ra một số chỉ trích khác về hành vi của bố mẹ chống kháng đề xuất đã nêu. Tuy thế, nhà trị liệu ở đây không hề ngạc nhiên với việc bố mẹ thể hiện như thế. Ông hiểu là khi người ta khư khư với các mẫu hình hành vi, họ thường bộc lộ thế vì các nhu cầu quan trọng được thỏa mãn. Trong tình huống đang bàn, cho thấy bà mẹ ghi nhận việc con gái mình càng dễ xuất hiện cơn suyễn và mức độ trầm trọng hơn khi stress. Phó bản của nỗi sợ ẩn bên dưới này là họ kiềm chế không thể hiện quyền uy chính đáng của người làm cha làm mẹ. Nếu nhà trị liệu tỏ ra hữu ích với bố mẹ và con gái mới lớn, ông phải tìm được cách để thúc đẩy thay đổi trong khi xem xét các nỗi sợ của họ.

Ngoài sự tưởng nghĩ, chúng ta đều ngạc nhiên chân thành khi người ta tạo ra thay đổi cốt lõi trong lối sống của họ, bất kể đó là việc giảm cân, thay đổi cách làm việc như điên dại để dành thời gian nhiều hơn cho gia đình, hoặc chấm dứt chuyện ghen tuông khủng khiếp. Tất cả chúng ta biết mình nên tạo ra sự thay đổi, có lẽ cảm thấy ngu ngốc rằng mình sao không đổi thay, song gì gì thì cuối cùng mọi chuyện vẫn cứ như cũ. Thay đổi thì khó khăn đối với bất kỳ ai. Thực tế, nếu thay đổi dễ dàng thì người ta sẽ ít nhờ các nhà trị liệu trợ giúp. Điều khiến thay đổi quá khó nhọc là vì giống gia đình trên, tất cả chúng ta nhận được các nhu cầu thỏa mãn nhờ các mẫu hình hành vi mình tạo ra, và chúng ta sợ hãi (thường vô thức) mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ, hoặc chí ít không còn thoải mái như trước, nếu chúng ta tiền hành mọi thứ khác hẳn đi.

Các nhà trị liệu giỏi giang chẳng ngạc nhiên với sự kháng cự thay đổi, bởi vì họ tôn trọng và thấu hiểu người ta đang nhìn thấy các lý do cho hành vi hiện tại; chưa nói, họ hiểu cách thức người ta ngoài lúc trị liệu đôi khi vượt qua khuynh hướng giữ nguyên trạng, thói quen vi tế đến thế nào.

… Trong phiên làm việc thứ hai, nhà trị liệu trước tiên lấy làm hối tiếc vì đã không lường hết nhiệm vụ khó khăn mà bố mẹ phải đương đầu để giúp đỡ con mình. Ông đề nghị họ đưa con gái đến bác sĩ chuyên khoa điều trị bệnh hen suyễn rồi thảo luận về các nguy cơ do stress tăng lên thêm như kết quả của trị liệu. Rồi họ đi đến chọn lựa nghiêm túc về chuyện tiếp tục trị liệu.

Vào phiên thứ ba, bố mẹ báo tin là bác sĩ bày vẽ cho họ xử lý trạng thái tăng thêm các cơn hen suyễn nhờ sử dụng các dụng cụ y tế thích hợp. Bác sĩ bảo họ rằng cơn hen suyễn không nên được dùng như là cái cớ tránh né trách nhiệm. Cả hai bố mẹ tuyên bố mình đã quyết lựa chọn trị liệu tiếp bất chấp gánh nặng chi phí. Nhà trị liệu khuyến cáo họ là trẻ vị thành niên đầu tiên nên được thử thách hạn chế thôi, và sự thay đổi chỉ diễn ra khi cô gái nhận thấy bố mẹ mình đã giải quyết kỳ vọng của chính họ bằng sự tôn trọng cô đích thực. Nhà trị liệu nói thêm là các đề nghị ban đầu có thể đã làm sự việc vận động quá nhanh và việc chuyển dịch hướng tới thay đổi chậm hơn sẽ khiến mọi người chịu đựng được, ngay cả nếu thời gian kéo dài ra. Rồi ông đề nghị bố mẹ dùng thời gian phạt ‘time-out’ trong phòng với việc đầu tiên chơi điện tử chỉ mỗi 30 phút thôi, rồi tuần tự tăng thời gian phạt nếu vi phạm.

Gia đình trở lại trị liệu hai tuần sau với thổ lộ là đã có tiến bộ đáng kể. Hai ngày sau chế độ phạt 30 phút, họ quyết định muốn cải thiện nhanh hơn lên và đã giữ con gái trong phòng hết cả buổi chiều bởi vì cô gái không làm xong bài tập. Mặc cho cô gái đập cửa thình thịch khoảng hai giờ đồng hồ, họ cũng không xiêu lòng. Họ quan tâm chút ít khi cô gái im tiếng, đã kiểm tra và thấy cô gái ngủ với hơi thở không quá nặng nhọc. Đêm kế tiếp họ dọa phạt cô gái tương tự, và bài tập đã được làm đầy đủ trong một tiếng đồng hồ.

… Một số độc giả có thể thắc mắc sao nhà trị liệu ban đầu nói chuyện rất ít với cô gái nhỏ. Điều ấy là cố ý. Nhà trị liệu quan niệm trẻ vị thành niên đang có quá nhiều quyền lực, và do đó, không muốn đưa cô bé vào trong các quyết định cho đến bố mẹ cô thiết lập uy quyền. Với một số tiến bộ tạo ra, nhà trị liệu tập trung quan tâm nhiều hơn vào cô gái. Ông hỏi cô gái mô tả về điều tự do mới mẻ nào cô ưa thích, khi cô gái cho thấy mình đang ngày càng tỏ ra có trách nhiệm.

Tóm lại, kháng cự là phản ứng tự nhiên và dễ đoán định trước đổi thay. Vượt qua sự kháng cự thay đổi đòi hỏi trình tự tìm ra các cách thức mới nhằm đạt được các nhu cầu căn cốt, trong khi lảng tránh các vấn đề tồn đọng. Sự tôn trọng của nhà trị liệu với tiến trình này là một hợp phần hết sức thiết yếu.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top