Làm sao trợ giúp bạn mình đang mắc Trầm cảm?

Thật khó khăn khi phải trông chừng ai đó mình quan tâm đang trải qua giai đoạn nặng nề vì mắc trầm cảm, thậm chí nảy sinh dự tính tự sát, trong khi mình có thể là người duy nhất được tin tưởng.

Có thể nảy sinh cảm giác dính dáng sâu xa như thể mình là người còn lại bên đời, hoặc mình phải có trách nhiệm với bạn. Dẫu khá hay ho là bạn còn tiếp tục muốn trò chuyện, song mình lại càng cảm thấy bất lực với cơn trầm cảm đặc hiệu và ước muốn chết đi.

Dễ căng thẳng ghê gớm để giữ vai trò chăm nom cho ai đó đang trải qua các trục trặc về thể xác hoặc tinh thần. Nhằm ngăn ngừa sự kiệt sức hoặc tâm trạng phẫn uất, mình nên tìm thấy các cơ hội nghỉ dưỡng, tạo niềm vui vẻ và giao lưu cùng nhiều người đỡ đần phần nào cho mình.

Trầm cảm có thể là dạng rối loạn gây tác động không chỉ cho người đang kinh qua mà cả những ai chăm sóc họ nữa. Thường khi người yêu, bạn thân hoặc thành viên gia đình chống chọi với trầm cảm thì dễ khiến chúng ta cảm thấy trách nhiệm cần giúp họ bất kỳ cách nào khả dĩ. Một trong những điều mình có thể quên là tự chăm sóc chính bản thân mình; tuy thế, quan trọng là nhớ mình không thể chăm sóc tốt cho ai nếu trước hết mình chẳng biết lo cho mình đã… Tốt lành, thực tế, tự chăm sóc là thành phần sinh động của việc trợ giúp người khác; theo cách xa lạ, mình dễ tạo nên nhiều cố chấp, gay go nếu mình thuộc dạng khá ích kỷ.

Dưới đây là vài nguyên tắc cơ bản trong việc trợ giúp:

Chia sẻ điều lành mạnh

Nghĩa là đừng dừng các việc mình đang tiến hành cần thiết vốn đảm bảo vui vẻ và sức khỏe. Duy trì sinh hoạt thường ngày, ăn uống ngủ nghỉ, tập thể dục và tuân thủ thời khóa biểu. Một cách giúp bạn là rủ đi cùng mình lúc thích hợp, với vài vận động ngoài trời. Điều gì tốt cho mình có thể cũng tốt cho bạn: ngồi ăn cùng nhau, tập thể hình một chỗ, làm điều bản thân thích thú.

Biết giới hạn của chính mình

Giúp đỡ và hàn gắn là hai chuyện khác nhau lắm. Biết rằng mình không thể hàn gắn cô ấy; hiểu là cô ấy, và chỉ cô ấy thôi, đích thị mới kiển soát thành tựu liên quan đến tình huống cô ấy đang trải qua. Mình không thể ngăn cô ấy không cảm thấy trầm uất, cũng không thể dừng việc cô ấy tự gây hại cho bản thân. Nếu cô ấy dần ước muốn chết hoặc làm thân thể đau đớn thì mình có thể giúp bằng cách tiếp xúc với những ai cần nắm biết chuyện này: bố mẹ, thầy cô giáo, cảnh sát, hoặc người có thể tìm ra phương thức điều trị cô ấy cần; điều đó cũng hàm ý, biết khi nào vượt quá khả năng của mình.

Trợ giúp và nâng đỡ là điều tốt nhất chúng ta có thể làm. Thường mình dễ khởi sinh cảm giác tội lỗi và muốn bản thân chịu trách nhiệm cho các hành động của người khác. Cẩn thận đừng để bị rơi vào cái bẫy của những niềm tin phi lý.

San bớt gánh nặng

Bất cứ ai ở vị trí đang trợ giúp một người bạn cần đặt để thật rõ ràng các giới hạn với bạn bè (và thậm chí với bản thân) về những gì mình có thể và không thể làm… Thường hữu ích cho người mắc trầm cảm khi mình tìm ra các nguồn lực cần thiết khác: các nhóm trợ giúp, nhà trị liệu tâm lý, bác sĩ tâm thần, tu sĩ, nói chuyện với gia đình bạn và bằng hữu về việc chia sẻ gánh nặng. Người mắc trầm cảm cần nhiều hơn một hoặc hai người có thể cung cấp. Đó không phải là sự thất bại trong chăm sóc về phần mình, chỉ là tình huống đòi hỏi thế.

Nhớ rằng khi chăm sóc người khác thì tạo nên sự thư giãn, chậm rãi, biết mình không làm được gì, và đừng cho phép tội lỗi dẫn dắt trong điều mình làm vì bạn; bởi tội lỗi dễ gây kiệt sức để rồi mình chẳng còn thể giúp ai được, ngay cả bản thân.

Cuối cùng, tiếp tục là bạn tốt: cho bạn thấy hiệu lực của bản thân, thấu cảm và nâng đỡ, lắng nghe, khuyến kích tham gia tích cực và tiến bộ trong trị liệu, và không ngừng động viên họ dấn thân vào các hoạt động. Sẽ chẳng hữu ích gì để cố gắng nói với bạn về các cảm giác của cô ấy hoặc bảo cô ấy ‘bợ đỡ’ hay ‘khắc phục’ các triệu chứng trầm cảm. Cảm giác tốt hơn khi mắc trầm cảm không hề đơn giản vậy; trầm cảm chẳng phải là điều đơn giản là ‘dừng ngay’ hay ‘vượt qua’ được liền…

Với sự trợ giúp từ giới chuyên môn và mối quan tâm, chăm sóc từ những ai nâng đỡ giống như mình, người mắc trầm cảm có thể vượt qua nỗi niềm khốn khổ, đớn đau để rồi khôi phục lại đời sống trước đây.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top