Tại sao chúng ta lại phản ứng theo kiểu như thế?

Đâu là điểm khác biệt về một sự kiện gây căng thẳng khiến ai đó cảm thấy tức giận trong khi nó lại khiến người khác buồn bã?

Giống như một câu trả lời khi ta cảm nhận rằng, nhiều trường phái tư duy trong tâm lý học dựa trên quan điểm cơ bản này: một ý tưởng gây phản ứng khác biệt nhau do sự khác biệt ở mỗi cá nhân.

Nói khác đi, một sự kiện vốn không cố hữu là căng thẳng hay buồn bã; các phản ứng đâu tuyệt dành riêng cho mỗi sự kiện.

Văn hóa, trải nghiệm cá nhân, và những niềm tin, suy nghĩ và tâm trạng của cá nhân là vài ba khía cạnh thuộc bản sắc mỗi người có thể định hình các phản ứng.

Nền tảng văn hóa dễ tác động tới cách thức ai đó phản ứng với những trải nghiệm. Chẳng hạn, các nhà tâm lý học đã nghiên cứu thấy phương thức văn hóa không giống nhau tạo nên những phản ứng hết sức khác biệt đối với các sự kiện hàng ngày, tình huống xã hội, cái chết và thảm họa.

Các mẫu hình văn hóa hợp trội trong những biểu đạt cảm xúc và phản ứng của trẻ ở Hoa Kỳ, Brahman và Tamang khi chúng phải đương đầu trong những tương tác khó khăn. Một phát hiện khẳng định, trẻ em Tamang thường hay phản ứng với những tình huống khó khăn bằng sự xấu hổ; đối lập với trẻ ở Hoa Kỳ hoặc Brahman phản ứng bằng sự tức giận.

Dù chúng ta không thể thay đổi văn hóa khi chúng ta chào đời, song điều hữu ích là dần nhận ra phương thức kế thừa di sản truyền lại những tri nhận hoặc tình cảm của chúng ta. Những gì được học hỏi từ người khác và từ trải nghiệm riêng tư cũng góp phần định hình cách người ta đáp ứng.

Ví dụ, ai đó có bố mẹ hay biểu hiện giận dữ như kiểu phản ứng đặc trưng thì người ấy rất dễ lựa chọn sự tức giận như đáp ứng đầu tiên. Tuy thế, nếu kẻ khác là chứng nhân thấy bố mẹ mình trở nên căng thẳng hoặc than khóc khi đương đầu với các yếu tố làm tinh thần phiền muộn thì phản ứng của anh ta có thể khác hẳn.

Khi tích lũy kinh nghiệm ở đời, chúng ta dùng những gì thu lượm được với cả hai khía cạnh ‘kiến thức’ thuộc trí năng và cảm xúc để rồi áp dụng nó.

Các nhà lý thuyết theo cách tiếp cận cấu trúc và nhận thức- hành vi thường nghiên cứu cả hai lĩnh vực của tâm lý học mà ý tưởng cốt yếu họ chú mục vào là điều người ta mang tới một tình huống quyết định phản ứng của anh/ chị ta.

Các lý thuyết gia cấu trúc luận quan tâm cách thức con người ‘cấu trúc’ thực tại của anh/ chị ta, hoặc cách thức con người tạo nên ý nghĩa từ những trải nghiệm hàng ngày trong đời sống.

Lý thuyết cấu trúc cá nhân nhìn mỗi người như dạng một khoa học gia không ngừng cố gắng tổ chức và thấu hiểu, hoặc tạo nên ý nghĩa về những sự kiện diễn ra. Nên chi, theo lý thuyết này, ai đó nổi lên từ trải nghiệm sang chấn thời thơ ấu với hàng loạt những kỳ vọng cũng như cách đáp ứng cảm xúc và hành vi thì ứng xử khác biệt so với kẻ không trải nghiệm tương tự. Điều này cơ chừng tác động tới cách đối tượng sống còn từ sang chấn tương tác bên trong các mối quan hệ của anh/ chị ta.

Trị liệu nhận thức-hành vi là kiểu hay dùng cho các rối loạn như lo hãi và trầm cảm, dựa trên nguyên lý rằng, những niềm tin và suy tư của người ta định hình cảm nhận của anh/ chị ta về sự kiện.

Tỷ dụ như hai người đều được đối xử tồi tệ cùng một cách bởi đối tượng mà họ thích thú đầy chất lãng mạn.  Nếu một người tin rằng cô ta bị chối bỏ chủ yếu vì kẻ chối bỏ kia là người thô lỗ thì đa phần cô ta rất dễ biểu lộ bằng sự tức giận hoặc cáu gắt. Trái lại, giả sử như người thứ hai tin là anh ta bị chối bỏ do bởi sự kiện rằng anh ta vụng về hoặc thậm chí chẳng dễ thương tí nào. Phản ứng chính của anh ta có thể nghiêng theo hướng buồn bã hoặc tuyệt vọng (bởi sự thiếu hoàn thiện của bản thân). Đây chỉ là ví dụ về cách thức hệ thống niềm tin của chúng ta được định hình bởi kinh nghiệm, có thể tạo tác những cảm nhận này nọ.

Và giờ là lúc quay lại câu hỏi nguyên khởi, rằng hãy nhìn vào bên trong mình thay vì trông ra ngoài khi ta xem xét, cân nhắc các phản ứng trước sự kiện xảy đến trong đời. Mượn lời nôm na, chúng ta không thấy mọi thứ như chúng đang là mà chúng ta thấy chúng như chúng ta đang là…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top