Cùng một lúc tăng sức khỏe lên và làm giảm thiểu stress

Khi bị căng thẳng tinh thần (stress), chúng ta có một mức hóa chất cao hơn (cortisol) đến độ nó có thể phá hoại hệ thống. Giống như một cái chàng nhỏ cứ đục mãi vào nội tại lành mạnh trong mình.

(Xem đồ hình để học hỏi cách thức stress tác động lên cơ thể nhờ nhấp chuột vào các điểm sáng).

Vấn đề nằm ở chỗ, không phải tất cả mọi người đều hiểu đúng đắn cách sự không lành mạnh này ảnh hưởng tới sức khỏe thể lý. Do bởi thế, nhiều người ít biết để sử dụng các chiến lược quản lý stress nhằm tăng cường sức khỏe bản thân.

Thấy gì qua những phát hiện mới đây từ cuộc điều tra của APA về stress?

Cuộc khảo sát nhấn mạnh tác động tiêu cực của stres lên sức khỏe thể lý, đồng thời nó còn chỉ ra rằng, không phải tất cả đối tượng tham gia điều tra đều nhận thức được về mối liên kết này.

Theo đó,

Dù đa phần người lớn hiểu stress có tác động mạnh mẽ tới sức khỏe, song một thiểu số đáng kể vẫn còn nghĩ rằng stress chỉ tác động sơ sơ hoặc không ảnh hưởng gì đến sức khỏe thể lý (31%) và sức khỏe tâm thần (36%) của họ cả.

Lưu ý về sức khỏe tâm thần. Trầm cảm cũng cần được nhắc. Nghiên cứu cho thấy, trầm cảm và stress có liên quan với nhau tuy không theo hướng hai chiều qua lại. Nghĩa là, trầm cảm càng nặng thì bạn càng dễ dấn sâu vào các thói quen ăn uống và hoạt động thể lực không lành mạnh; và càng tham gia các hành vi này nhiều thì mình càng dễ trở nên trầm cảm hơn. Một vòng tròn luẩn quẩn rất khó bẻ gãy.

Nhiều thông tin nữa từ điều tra về stress của APA

Béo phì và trầm cảm thường làm trầm trọng thêm bởi stress. Những ai phải chịu đựng các trạng thái này thường bảo rằng họ không đủ khả năng tạo ra các bước cần thiết để làm thuyên giảm stress hoặc cải thiện sức khỏe của họ, và do đó, họ dấn sâu thêm vào các hành vi đối phó không tốt.

  • Người mắc trầm cảm (27%) hoặc béo phì (24%) thường dễ cảm thấy bất mãn với cuộc sống và hiếm khi (76% dân số chung so với 69% những người mắc trầm cảm hoặc béo phì) cho thấy sự thoải mái trong các quan hệ gia đình.
  • Người mắc trầm cảm (33%) hoặc béo phì (28%) thường thể hiện mức độ đầy ý nghĩa so với cộng đồng nói chung (21%) khi nói là họ không nghĩ mình đang làm mọi điều đủ để quản lý được stress.
  • Khi so sánh với cộng đồng chung (11%), có nhiều hơn người mắc béo phì (34%) hoặc trầm cảm (22%) thổ lộ rằng sự khiếm khuyết hoặc các vấn đề sức khỏe ngăn họ không tạo ra nổi các thay đổi tích cực (ví dụ, giảm thiểm stress và nâng cao sức khỏe).

Tin vui là nghiên cứu chứng tỏ, trầm cảm, béo phì và stress cùng chia sẻ cách điều trị hiệu quả. Mỗi một thứ đều có thể cải thiện được (ví dụ, tăng cường tâm trạng tích cực, giảm cân, và hạ mức stress xuống) nhờ tiến hành các phương pháp khác nhau, bao gồm thành phần nhận thức (cách ta suy nghĩ) và hành vi (cách ta làm).

Dưới đây là hai kỹ thuật trợ giúp mình khởi đi trên con đường hướng tới một đời sống hạnh phúc, lành mạnh và thanh thản hơn.

Đánh giá tâm trạng mình trước và sau một hoạt động. Sau đó, lượng định xem các cảm nhận về sự hoàn thành trước và sau họat động này. Bắt đầu nhận ra  các cảm nhận này cải thiện tâm trạng ra sao (không phải ngay lúc đó mà lui về sau) rồi làm cho mình cảm nhận tốt hơn về chính bản thân.

Mình có thể nhận thấy rằng một số hoạt động ưa thích dễ kiến tạo nên những khoảnh khắc vui sướng,  song làm giảm sự tự tin trong việc tiến hành các lựa chọn mang tính tích cực hoặc làm sút giảm sức khỏe thể lý để rồi góp phần khiến tăng thêm stress và các cảm nhận trầm uất.

Vận động nhiều hơn và ngồi ít đi. Nghiên cứu chỉ ra mối liên kết giữa chỉ số BMI cao hơn (cho biết cân nặng quá mức) với tỷ lệ ngồi trước màn hình nhiều (dành thời gian xem TV, chơi game, điện thoại di động, máy tính, v.v…).

Tạo nên mục tiêu đơn giản thôi, chẳng hạn điều gì đó kiểu “Mình sẽ làm xong một vài việc này trước khi thả mình trên ghế sofa và xem TV”. Với trẻ nhỏ, điều này e là nên càng đơn giản càng tốt để buộc chúng dọn dẹp đồ dùng cá nhân và tham gia vào một họat động năng sản, thể lý trước khi ngồi xem TV hoặc chơi game.

Nhờ khởi sự với hai việc nhỏ như thế, mình có thể nhận thấy bản thân đang định hình các hoạt động khiến mình cảm thấy ít stress hơn, giúp mình thấy khỏe mạnh hơn, và cải thiện sự tương tác với những người khác.

Mình đang đặt xuống cái chàng đục stress, nhờ thế mà nâng cao cả sức khỏe thể lý lẫn sức khỏe tâm thần.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top