Hiển thị im lặng trong phiên trị liệu tâm lý

Thường im lặng kéo dài xuất hiện đột ngột giữa một cuộc chuyện trò đang hồi rôm rả chắc không mấy khi khiến người trong cuộc cảm thấy thoải mái; có lẽ vì khó chịu đựng những lúc âm thanh ngưng bặt ấy nên thiên hạ hay chóng tránh né và lấp nhanh nhất khoảng trống bằng việc thích thú buôn dưa bán tám đủ thứ.

Trạng thái im lặng ít nhiều lúng túng kiểu thế cũng thấy xuất hiện trong khi làm việc, trao đổi ở các phiên trị liệu/ tham vấn tâm lý. Thân chủ có thể tự hỏi tại sao nhà trị liệu là chuyên gia quan hệ và vốn thuần thục kỹ năng giao tiếp lại tạo ra một lỗi mặc định như thế. Kỳ thực, ngoài dấu chỉ tê liệt thì im lặng được nhìn nhận dưới nhiều nghĩa khác nhau với nhà trị liệu, và trong phiên làm việc, nhiều ‘quy tắc’ thông dụng về trò chuyện được nhà trị liệu cho khởi lên nhằm đem lại lợi lại cho chính thân chủ.

Tiếc thay, chất lượng trao đổi, nhất là việc lắng nghe thật tốt, vẫn tiếp tục là điều khá hiếm hoi trong đời sống hàng ngày. Lắng nghe ai đó chia sẻ trong một nhóm nhỏ thôi đã đủ khiến mình mệt mỏi hoặc kiệt sức khi nảy sinh áp lực do các thành viên tranh nhau bày tỏ và mọi người đều thích quan tâm xem tha nhân đón nhận ý kiến của bản thân ta ra sao hơn là tập trung nghe xem ai đó đang biểu đạt điều gì…

Mong mỗi một thân chủ có cảm giác rõ ràng là họ được nghe đủ đầy và đậm đà phẩm chất tôn trọng khi tham gia tham vấn. Trong lúc một số thân chủ ưa thích nhà trị liệu có tố chất hay giữ im lặng và dừng lâu thì một số khác có thể cảm thấy không chịu nổi, thậm chí mất tự tin và dễ nổi giận… Với chuyện trò ngoài đời, người ta quen được nói vô tư đồng thời lắm lúc còn cảm thấy bị hối thúc bởi cả đống từ ngữ chực muốn tuôn trào nữa… Im lặng tựa các cơn thủy triều rút ra xa, chợt lắng xuống rồi để lại một khoảng vắng mênh mông. Một thân chủ dè dặt có thể chui êm vào sự rỗng không này, kẻ khác lại dễ nảy sinh bất mãn, đối tượng quen kiểu hùng hồn tuyên ngôn lại có thể đánh giá cao sự im lặng của nhà trị liệu.

Nhà trị liệu tâm lý biểu lộ sự im lặng không chỉ nhằm để tạo ấn tượng cho thân chủ rằng họ đang được lắng nghe mà còn đích thực muốn nắm bắt những gì thân chủ đang suy tư, cảm nhận vốn có thể là vấn đề đối với thân chủ. Đa phần nhà trị liệu tâm lý thích để thân chủ dẫn dắt cuộc trao đổi, kể cả tông giọng lẫn nội dung trong hầu hết thời gian làm việc cùng nhau.

Nhờ duy trì sự im lặng và tránh việc định hướng cuộc trao đổi, nhà trị liệu nhận thấy điều này giúp mình phát hiện ra cái gì là quan trọng với thân chủ và các chi tiết nào chẳng mấy liên quan sâu xa. Đôi khi, cuộc trò chuyện có thể hình dung như chuyến xe bus; một lộ trình dừng ở bốn bến chẳng hạn thì khá giống một cuộc trao đổi trong phiên làm việc với thân chủ chợt va đập khiến tạo nên một cú dừng đột ngột vậy. Nếu nhà trị liệu nói gì đó vào thời điểm đó thì e là sẽ bị mất đi cơ hội nìn thấy cách thức người lái xe (thân chủ của mình) đổi hướng, rẽ ngoặt, quay vòng; có thể thân chủ quay trái, quay phải, hoặc đi thẳng, thậm chí có thể thân chủ chỉ ngồi đực ngay đó thôi, chạy vòng vèo hoặc lái lung tung… Trải nghiệm có thể dạy cho nhà trị liệu biết rằng bất kể chiều hướng thân chủ nhắm đến ra sao, thường có điều gì đó đáng giá được phát hiện theo cùng hướng đích ấy.

Cũng không phải là điều gì quá kỳ cục hoặc xa lạ khi nhận ra rằng những gì quan trọng với thân chủ chẳng phải luôn luôn là điều nhà trị liệu nghĩ tương thích nhất; khi nhà trị liệu nắm bắt nó như sự chệch hướng thì đôi điều quả đúng là sự thật thôi… Do vậy, trước tiên nhà trị liệu có thể cần thích ứng mô hình bản thân những gì thân chủ coi trọng và biết các giá trị ấy là yếu tính căn cốt đặng thấu hiểu thân chủ; thứ đến, có thể là thân chủ đích thực bỏ rơi điều gì đó quan trọng mà nhà trị liệu cần giúp thân chủ chú ý tới chuyện ấy.

Đây cũng là dịp trải nghiệm để nhận ra lời khuyên nhủ cứ luôn bày sẵn đó đây. Ví dụ dễ cảm nhận là lắng nghe các chương trình trên sóng phát thanh, khi các chuyên gia biểu tỏ sự quan tâm và khôn ngoan chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn đã có thể đưa ra ngay được lời khuyên nhủ đáp ứng với một câu hỏi cụ thể nào đó. Loại nói chuyện kiểu ấy có thể mang tính giải trí, dù thỏa mãn nhất định nhu cầu của người gọi và bạn nghe đài chứ khó phản ánh đúng đắn bản chất mối liên hệ giữa nhà trị liệu với thân chủ ở trong văn phòng tham vấn.

Lần nữa, đừng quên rằng trước khi gặp nhà trị liệu thì thân chủ đã tích lũy, hỏi han rồi nhận được không ít lời khuyên nhủ, bày vẽ nọ kia từ bạn bè, người nhà, và cả kiếm tìm trên mạng lưới điểm toàn cầu rồi. Nếu điều ấy thích hợp thì chắc chẳng cần đến tham vấn làm gì nữa; ngoài ra, nếu trị liệu hầu như là chuyện cho lời khuyên thì nó không đáng giá đến thế, nhất là khi lời khuyên có thể tìm thấy ở các nguồn rẻ hơn rất nhiều.

Và tựa như mọi chuyện ở đời, nói thì dễ hơn làm. Các giải pháp sẵn có (trong dạng thức vội vàng trao tay ngay) dễ thành vô dụng vì cả loạt lý do; một trong những trở ngại lớn nhất đó là sự khác biệt cá nhân. Một tính cách riêng biệt hoặc nảy sinh bởi hoàn cảnh đặc thù có thể làm cho một kế hoạch tốt đẹp của nhà trị liệu rối tinh rối mù và thậm chí thất bại thảm hại.

Làm việc với một thân chủ tầm một tiếng đồng hồ mỗi tuần trong một năm, vị chi nhà trị liệu có thể gặp gỡ thân chủ của mình 52 giờ tất cả; trong khi đó thân chủ sống đời mình hàng ngàn ngày rất riêng tư. Nhà trị liệu có thể nghĩ về thân chủ của mình như một chuyên gia của chính đời họ, và điều ấy nhắc nhở nhà trị liệu lùi lại rồi nhìn ngắm những gì thân chủ nói về vấn đề của chính họ, cách họ nghĩ về chúng, những gì họ đã cố gắng và rồi bị thất bại trong nỗ lực thành tựu mong ước,… trước khi nhà trị liệu đưa ra các ý tưởng tiếp nạp với vai trò người trợ giúp chuyên nghiệp.

Bằng thực tiễn tác nghiệp hành nghề, nhà trị liệu còn phát hiện thấy quá chừng quan trọng việc ngắt bẻ cái mô hình thân chủ mình nhìn nhận việc tham vấn như ‘talk show’, hoặc thậm chí tồi tệ hơn, nghĩ nhà trị liệu như ‘bậc thầy am tường’ để háo hức tới gặp và xin lời khuyên, giải pháp siêu tuyệt. Cho dẫu nhà trị liệu có sẵn các giải pháp song anh ta nên thoát ra khỏi các mô hình, lý thuyết và tiến trình mang tính gây sốc toàn tập để tạo nên sự thay đổi. Sự phụ thuộc của thân chủ dễ trở thành gánh nặng trong trị liệu bởi vì  tiềm năng làm sao thỏa mãn các nhu cầu của thân chủ cần được quan tâm và vai trò quan trọng của nhà trị liệu. Khi nhà trị liệu càng thích thú làm việc với thân chủ của mình một cách đúng đạo đức hành nghề, anh ta phải giúp đỡ thân chủ mình tiến dần đến sự độc lập nhiều hơn, đó là nơi mà các dịch vụ tham vấn/ trị liệu tâm lý không còn cần thiết kéo dài nữa.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top