Hôm qua, lại thấy báo chí nhắc tới nhân vật Osma bin Laden khiến tôi nhìn kỹ chi tiết Mỹ sửa lại một số thông tin liên quan về vụ tiêu diệt ông trùm này.
Chuyện nọ xọ chuyện kia, tôi nhớ tin đưa ban đầu về vụ Cù Huy Hà Vũ có tang vật cực kỳ ấn tượng “2 bao cao su đã qua sử dụng“; về sau, việc họp báo và khởi tố thực sự đã chuyển sang hướng luận tội khác hẳn.
Như thế, cách đưa tin ở cả hai vụ việc trên đều có chỉnh sửa so với phiên bản ban đầu.
Ở đây, không bàn tại sao xảy ra sự chỉnh sửa ấy cũng như tính chất của một chiến lược truyền thông có cân nhắc.
Tất cả những gì muốn nêu lúc này là nghiên cứu cho thấy rằng, ngay cả khi tin tức đã được chỉnh sửa (theo hướng chính xác, phù hợp hơn) và thậm chí chúng ta đã nhận thức về sự chỉnh sửa đó thì niềm tin của chúng ta chủ yếu dựa trên phiên bản sai lệch ban đầu của câu chuyện.
Nhận định trên sẽ càng đúng khi chúng ta có động cơ xác nhận tin ban đầu.
Cần biết, tác giả nghiên cứu vừa dẫn không những có nhiều năm theo đuổi đề tài và dựa trên các cứ liệu trắc nghiệm mà còn tìm hiểu các báo cáo chỉnh sửa thông qua tình hình thực tiễn của chính cuộc chiến tranh Iraq nữa.
Nhiều nghiên cứu gần đây ủng hộ cho quyền lực ghê gớm của thứ tin tức gây sốc được tung ra lúc ban đầu.
Tác động xúc cảm của phiên bản thứ nhất ấy gây ảnh hưởng nhỏ xíu tới khả năng thuyết phục sau khi chỉnh sửa, và thông tin lầm lạc, sai lệch tiếp tục ảnh hưởng ngay cả khi nó được hồi nhớ hết sức nghèo nàn hơn bản chỉnh sửa nhiều.
Giới chuyên môn còn khuyến cáo dư luận rằng họ có thể bị lạc lối và dối lừa mà không xua tan nổi tác động rơi rớt lại của thông tin sai lệch sau khi nó đã được chỉnh sửa.