Khi Tâm lý học Tiến hóa thử bàn về Tự kỷ

Bài báo trên tờ ScienceDailyTự kỷ xem chừng đã có ích lợi trong việc săn bắn – hái lượm vào thời xa xưa– nhà nghiên cứu tin thế‘ quả là cực kỳ đáng chú ý.

Rối loạn phổ tự kỷ không được trình bày như thứ bệnh tật mà là cách thức đời sống thời cổ đại của một thiểu số tổ tiên loài người, Jared Reser– nhà nghiên cứu khoa học não bộ và nghiên cứu sinh tiến sĩ thuộc phân khoa Tâm lý USC nói.

Một số genes liên quan tới tự kỷ có thể vốn được chọn lọc và gìn giữ rồi, bởi vì chúng tạo ra những hành vi hữu ích trong một môi trường cô độc, rốt cuộc làm cho tự kỷ tăng lên- Reser phát biểu.

Bố mẹ trẻ mắc tự kỷ chắc sẽ vô cùng thắc mắc về điều này.

Người nào hiểu biết vững vàng rất dễ phản hồi–thể hiện qua cách dùng thì hiện tại– đại khái kiểu như ‘Nhưng một dấu hiệu của người mắc tự kỷ/ Asperger là sự chú ý hết sức trọng tâm lại không hề mang lại những kỹ năng sống còn thiết yếu, và rằng chúng không hề nhận thức về môi trường xung quanh mà.’

Theo tác giả, bài báo tìm hiểu ưu điểm của tự kỷ giữ vai trò như thế nào trong tiến hóa. Các cá nhân thuộc phổ tự kỷ có thể đã dùng các công cụ tâm thần để tìm ra được cách tự  nuôi sống mình trong những môi trường mà sự tiếp xúc xã hội bị hạn chế. Thiên hướng của những họat động mang tính ám ảnh, lặp đi lặp lại vốn chú mục tập trung vào sự đói khát tất sẽ dẫn tới sự học hỏi và sành sõi các kỹ năng săn bắn, hái lượm.

Trong khi chẳng ai tranh cãi riêng về khả năng của đối tượng mắc tự kỷ cứ hay có hành vi lặp lại, nhiều người sẽ ngờ vực kết quả mất đi năng lực thích nghi đối với một môi trường hay thay đổi liệu có thể đủ là một tiến bộ thường không.

Hiện không ai biết chính xác nguyên nhân của Tự kỷ/ Asperger; dựa vào đó, đặt để vấn đề về việc tại sao rốt ráo nó không phát sinh nhu cầu trong cộng đồng dân số ủng hộ sự hữu dụng.

Một số cá nhân, nhất là người có thiên hướng phát triển lý luận, thường làm tốt hơn hẳn bởi vì tiềm năng tập trung của người mắc Asperger, song tính hữu dụng phụ thuộc ở việc đạt tới được một đối tượng có ích để tập trung vào.

Ngày nay, trẻ mắc tự kỷ được nuôi dưỡng bởi những ông bố bà mẹ không quá bận tâm và hoạt động vì đói nữa. Do có thể giành kiếm được thức ăn mà khỏi phải nỗ lực gì cả nên mối bận tâm của chúng gián tiếp hướng tới các họat động phi xã hội như là xếp chồng các hình khối, khẽ bật các công tắc điện và sưu tập các nút chai– Reser nói .

Phải thừa nhận, Reser đã hết sức có lý khi đề cập tới cái gọi là các họat động ‘không hữu ích’ vì phần ‘phi xã hội’ đúng là một khía cạnh mô tả về tự kỷ.

Tự hỏi chẳng lẽ, bố mẹ thời tiền sử không nuôi nấng con cái họ à? Không thật rõ ràng là các thực thể phi xã hội lại chưa từng tiến bộ rất nhiều để thành con người– vốn được xem là sinh thể mang tính xã hội nhất trong các loài– bất kể vì điều tốt nhất hoặc tồi tệ nhất hay sao?

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top