Thật, giả nụ cười– làm sao phân biệt?

Một nụ cười chân thật, thiệt tình e là dễ tạo ra sự nhẹ nhõm, thư thái; nó hình như cũng có khả năng lây lan nhất định sang người đối diện đang tiếp xúc nữa.

Nói vậy, vì khi xem các bức ảnh chụp học sinh PTTH Việt Đức (Hà Nội) nhân dịp tựu trườngkhai giảng năm học mới, tôi thấy hơi chút lãng đãng.

Thế nụ cười chân thành khác nụ cười giả tạo ở chỗ nào?

Theo thăm dò sơ bộ, trong 17 phiếu bầu chỉ có 2 lựa chọn cho khuôn mặt bên phải; đa phần (13 phiếu) tin rằng khuôn mặt bên trái mới biểu lộ nụ cười chân thành, thiệt tình.

Vâng, số đông đã đúng!

Nụ cười chân thành, thiệt tình còn gọi là “nụ cười Duchenne” là sự co lại cố ý và không chủ đích của cả hai cơ: xương gò má (kéo mép miệng lên) và vòng mi mắt (nhấc cao má và tạo ra vết nhăn chân chim quanh mắt).

Nụ cười giả tạo– thường hay dùng khi mình miễn cưỡng phải chụp ảnh– chỉ co mỗi cơ xương gò má thôi (không dễ điều khiển cơ để da xung quanh miệng và quanh mắt cùng di chuyển).

Vậy khi xem các cuốn tập lưu giữ ảnh và hình trên tạp chí, muốn biết ai thực sự  hạnh phúc thì hãy nhìn người có nếp nhăn gấp quanh đôi mắt họ, chứ  không phải vào những kẻ chỉ gắng kéo mỗi căng môi, ngọac mồm ra thôi.

Những gì xảy đến trong bộ não để làm nên sự khác biệt giữa hai nụ cười? Các khoa học gia phát hiện thấy, kiểu dạng hai nụ cười này thực chất được điều khiển bởi hai phần khác nhau thuộc não bộ. Khi vùng vỏ vận động của bán cầu não trái góp phần gây cười của một bệnh nhân bị hư hại sẽ làm cho nụ cười trở nên bất đối xứng,  với phía bên phải của nụ cười không di chuyển như lẽ ra nó phải thế.

Tuy nhiên, khi chính bệnh nhân này nở nụ cười hết sức thoải mái thì nụ cười lại bình thường, không mất cân đối. Nụ cười giả tạo bị kiểm soát bởi vỏ vận động trong khi các chuyển động liên quan tới cảm xúc, như nụ cười Duchenne lại do hệ viền rìa (limbic system: trung tâm cảm xúc của não bộ) điều khiển.

thông tin cho hay, trẻ nhỏ cười 300-400 lần/ngày, tuổi mới lớn tầm 17 lần còn người lớn thì còn ít hơn nữa.

Tại sao các bé cười? Những nụ cười chào đời đầu tiên của em bé không nghiêng theo hướng biểu đạt cảm xúc nội tâm mà “những nụ cười này dạy các bé mối liên kết tích cực gắn với một nụ cười mà người trưởng thành chúng ta từng biết tới rồi“. Giáo sư tâm lý trường Miami Daniel Messinger cho rằng, học hỏi việc cười và học hỏi ý nghĩa của một nụ cười là tiến trình, tựa như học cách để đi bộ vậy.

‘Tôi cho cười là dấu hiệu mang tính xã hội,’ GS. Messinger nói. ‘Tôi thực sự nghĩ rằng các em bé đang học hỏi điều gì là niềm vui khi chia sẻ nó với người khác.’ Diễn đạt khác đi, cười không hoàn toàn là sự bày tỏ một trạng thái tồn tại sẵn trước như một con lộ chúng ta hướng theo để đạt tới trạng thái đó.

Wow, bây giờ thì mời độc giả thử mỉm cười thật chân thành, thiệt tình và cho chúng tôi biết quý vị cảm thấy phấn chấn như thế nào nhé!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top