Trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ khi trải nghiệm sang chấn

Trẻ con— với sự thiếu vắng kinh nghiệm sống trên đời– có những phản ứng, trả lời và cảm nhận không giống hoàn toàn chút nào so với người lớn khi trải qua một sự kiện tương tự.

Trẻ em trải nghiệm sự kiện sang chấn rất khác biệt so với người trưởng thành

Là người lớn, ta có những trải nghiệm quá khứ để so sánh các sự kiện. Do vốn trải nghiệm ngày đầu tiên đi học hoặc trở thành nhân viên sở làm, chuyển đến chỗ ở mới, mất một người bạn, con vật cưng qua đời, hoặc nỗi đau chia tay rồi… nên ta có thể hiểu các hậu quả và khả năng ảnh hưởng về sau dễ dàng hơn.

Mình biết tầm quan trọng của việc vượt qua chuyện khó khăn, hay đơn giản cho rằng rồi điều đó rốt cục sẽ qua thôi, và ta có thể tốt hơn nhiều nhờ sự trải nghiệm.

Trẻ em vật lộn khốn khổ với tất cả những việc ấy.

Tỷ dụ, thử xem xét tầm quan trọng của sinh nhật. Với trẻ em, đó thường là sự vụ lớn lao và một ngày đặc biệt. Song, người lớn chúng ta hầu như không cảm nhận giống thế. Đích thị, có những sự kiện khác trong đời sống trưởng thành thu hút ta sâu sắc và tạo nên xúc cảm mãnh liệt, chẳng hạn, ngày kết hôn, sinh em bé, cái chết của người thân yêu,… hơn hẳn.

Dẫu là người lớn, mình vẫn có xu hướng nhìn thế giới với quan điểm khác biệt nhau, dựa vào tất cả những gì từng trải nghiệm qua tháng năm. Điều này khác hẳn so với cách thức ta từng nhìn các sự việc khi còn nhỏ tuổi.

Trẻ em trải nghiệm tác động của sang chấn khác hẳn so với người lớn

Như người lớn, trẻ con sẽ trải nghiệm các cảm xúc bình thường của sự sợ hãi, buồn bã, tức giận, vô vọng và thậm chí, tội lỗi.

Tuy vậy, hành vi của chúng sẽ khác so với ta và cũng thay đổi từ đứa trẻ này qua đứa trẻ khác, dựa trên những chi tiết về sự kiện sang chấn.

Ở đây, tồn tại một dãy các hành vi. Một đứa trẻ có thể bắt đầu với các cơn ác mộng hoặc giấc ngủ nhọc nhằn; chúng dần trở nên dính ám vào người, hoặc thu mình lại và buồn bã. Chúng có thể khởi sự tè ướt giường, hay ngậm mút ngón tay– hành vi chúng đã từ bỏ trước đó.

Có thể còn nhiều điều ta không nhìn thấy, chẳng hạn, trẻ nghĩ ngợi về sự kiện đó rất nhiều, tự hỏi liệu nó sẽ xảy đến lần nữa hay cảm thấy tội nợ vì một vài lý do mà chúng cho là do lỗi của bản thân mình.

Làm thế nào trợ giúp trẻ từng kinh qua sang chấn

Vượt qua những thời điểm khó khăn trong đời là một phần của phận làm người.

Và trong khi người lớn chẳng hề nghĩ nhiều về những điều tựa như vô số sự vụ lớn lao đối với trẻ em thì chính trạng thái thiếu vắng trải nghiệm của chúng khiến cho những điều ấy trở thành CÁC CÂU CHUYỆN HẾT SỨC ĐÁNG QUAN TÂM.

Tin tốt lành là trẻ em vẫn có thể học hỏi cách thức thoát ra khỏi các sự kiện sang chấn  và càng chóng thích nghi tốt hơn.

  • Khởi đầu bằng câu từ êm dịu, theo lệ thường và ôm giữ chúng gần gũi để vỗ về, an ủi chu đáo.
  • Lắng nghe những gì trẻ kể lể, làm sao để mình được thừa nhận là có khả năng tốt nhất để trợ giúp cho trẻ xử lý những nỗi niềm lo lắng, sợ hãi nảy sinh trong chúng. Đừng trả lời kiểu tắc trách, dễ dãi “Ổn mà, tất cả rồi sẽ tốt đẹp thôi con ạ”. Bảo với trẻ bằng cách nào mọi thứ sẽ tốt hơn. Hãy để trẻ biết rằng chuyện đã xảy ra chẳng ổn chút nào và nó cũng khiến ngay chính mình kinh hoảng.
  • Nói với con cái mình. Và khi nói với chúng, đảm bảo chắc chắn mình đang nói làm sao để trẻ có thể hiểu được tại sao hoặc bằng cách nào điều đó xảy ra và những gì mình đang làm để bảo vệ, giữ gìn chúng an toàn. Hãy hỏi chúng đang nghĩ gì và điều chúng đang lo lắng, bận tâm. Đảm bảo mình nghe chúng và trao đổi về những điều chúng đang lo lắng, sợ hãi đó.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top