Một chương trình đào tạo giáo viên để dạy cho đối tượng trẻ mắc Tự kỷ

Đây là báo cáo tóm lược một nghiên cứu sơ bộ thực hiện ở Đức có mục tiêu xem xét tính hiệu quả của một chương trình đào tạo giáo viên để dạy cho đối tượng trẻ mắc hội chứng phổ Tự kỷ (Autism Spectrum Disorders (ASDs).

Nghiên cứu tiến hành với 10 trẻ (7 bé trai; tuổi trung bình là 10) nhận các dịch vụ từ 10 giáo viên (8 nữ). Mỗi giáo viên dạy cho 1 cháu mắc ASDs trong lớp học giáo dục đặc biệt dành cho trẻ em bị chậm phát triển tâm thần (Mental Retardation (MR).

Dựa trên thang đo Childhood Autism Rating Scale (CARS) biết, sáu trong 10 trẻ tham gia đã mắc tự kỷ nặng, ba trung bình và một thì nhẹ. Chương trình đào tạo giáo viên nhằm cung cấp hiểu biết mô hình lý thuyết cơ bản về ASD và học hỏi một số các kỹ năng căn cứ vào thực chứng (evidence-based skills) hướng tới những nhu cầu của trẻ mắc Tự kỷ.

Chương trình cũng dạy các phương pháp thiết thực và các kỹ năng giáo dục trong đời sống hàng ngày tại lớp học thông qua việc chú tâm tới “các can thiệp làm lâu nay” (Bregman và cs. 2005) và các phương pháp thuộc dạng “dạy học theo cấu trúc” (Mesibov và cs. 2006), cũng như các kỹ thuật “hỗ trợ bằng hình ảnh” (Prizant và cs. 2006).

Phương pháp “dạy học theo cấu trúc” (“structured teaching”) gồm 5 vùng nội dung: (1) không gian và (2) cấu trúc thời gian trong môi trường học đường và xã hội của trẻ, (3) sự thực hiện hệ thống học hỏi thông qua làm việc, (4) thiết kế theo cấu trúc các nhiệm vụ, và (5) sự thực hiện các hỗ trợ truyền thông bằng hình ảnh.

Chương trình đào tạo với 3 buổi (session) dành cho 2 nhóm (5 giáo viên/nhóm). Các giáo viên ghi nhận hành vi của trẻ trước khi đào tạo và 9 tháng sau buổi huấn luyện đầu tiên.

Các công cụ lượng giá gồm Bảng hỏi các triệu chứng hành vi của trẻ tại lớp học (Classroom Child Behavioral Symptoms Questionnaire (CCBSQ) và Bảng hỏi về những phản ứng stress của giáo viên lúc lên lớp (Classroom Teacher’s Stress Reactions Questionnaire (CTSRQ).

Kết quả cho thấy là có một sự giảm thiểu đầy ý nghĩa về các trục trặc của hành vi khi đo CCBSQ, và một sự giảm thiểu đáng giá về biểu hiện stress ở giáo viên qua dùng CTSRQ sau giai đoạn 9 tháng nói trên.

Nghiên cứu này cung cấp một số bằng chứng ban đầu, sơ bộ về tính hiệu quả của chương trình đào tạo giáo viên vừa nêu.

Tuy thế, khi lượng giá các báo cáo nghiên cứu sơ bộ tương tự, độc giả nên nhận ra các giới hạn chấp nhận được thuộc phương pháp luận đặc thù này.

Thứ nhất, nghiên cứu được thực hiện với sự tình nguyện tham gia mà toàn bộ ứng viên đều theo phương pháp luận thực nghiệm (đào tạo giáo viên). Vì thế, khó biết rõ sự tiến bộ là do chương trình đào tạo hay đơn giản nhờ các đặc thù của đối tượng trẻ em liên quan; tỷ dụ, có khả năng là các cháu này thể hiện cùng mức tiến bộ như thế trong các lớp học khác với các giáo viên không tham gia chương trình huấn luyện. Hơn nữa, kết quả được định đọat bởi cùng các giáo viên không biết tới thực nghiệm.

Thành thử ra, khả năng là các báo cáo của họ về những cải thiện, tiến bộ chịu ảnh hưởng bởi tính hiệu quả do chủ quan tri nhận (tương tự hiệu ứng giả dược placebo) mà hoặc có hoặc không được phản ánh trong những thay đổi hành vi thực tế.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top