“Theo em bước xuống cơn đau”

Mượn ca từ trong bài hát Vũng lầy của chúng tađể nhắc tới sự kiện Ngày Thế giới Nhận thức về sự Tự làm hại Bản thân (self-harm) hôm nay.

Trước khi tìm thấy trạng thái lành mạnh về mặt cảm xúc, các đối tượng đấu tranh với việc gây đau cho chính bản thân mình.

Đây là hành vi cân nhắc, không hàm ý tự sát nhằm cố ý gây tổn thương lên thân thể ngõ hầu làm thuyên giảm nỗi xúc cảm căng thẳng; tự  gây đau (self-injury) như thế tạo nên hiệu ứng đầy nghịch lý.

Điều quan trọng cần ghi nhớ, tự gây đau không mang dự tính ý thức về chuyện muốn quyên sinh– thuật ngữ vì vậy, gọi hành vi này là tự gây đau không muốn chết (Non-Suicidal Self- Injury), bao gồm hàng lọat dấu hiệu như cắt, đốt, đóng dấu, cào cấu, cắn xé bản thân…

Dưới hình thức đơn giản nhất, NSSI có thể hiểu là giải pháp vật lý đối với tổn thương cảm xúc.

Về mặt biểu tượng mà nói, việc cá nhân cố ý gây đau cho bản thân có thể được nhìn nhận như một phương pháp để truyền thông những gì không thể nói ra thành lời.

Với sự tự làm hại chính mình, làn da chính là tấm vải và việc cắt, đốt hoặc làm thâm tím mình mẩy là chuyện vẽ minh họa cho bức tranh. Hầu hết đối tượng tự gây đau không ngừng chống cự với sự biểu đạt về mặt cảm xúc.

Kinh nghiệm lâm sàng cho trải nghiệm này thường hay được nhắc tới là  Alexithymia – trạng thái mất khả năng nhận ra các cảm xúc cũng như những biểu hiện tinh tế, hiểu hoặc mô tả về các cảm nhận, suy tư…

Rất nhiều đối tượng tự gây đau khác không ngừng vật vã với những xung đột nội tâm, có thể mắc các cơn sợ hãi, trầm uất, bị lạm dụng thể xác hoặc tình dục, hoặc phải đương đầu với các mối quan tâm tâm lý nghiêm trọng khác.

… Khuya rồi, nên tạm dừng ở đây. Blog Tâm Ngã sẽ trở lại chủ đề nóng bỏng này ngay khi thuận tiện.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top